Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 1: Quang Trung đại phá quân Thanh (trích Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 1: Quang Trung đại phá quân Thanh (trích Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
VĂN BẢN 2: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV chia nhóm cho học sinh chơi trò giải ô chữ về nhân vật lịch sử. Ô chữ ở hàng ngang cuối cùng sẽ là tên nhân vật lịch sử trong bài học.
Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hoạt động 1. Tác giả
GV yêu cầu HS tìm hiểu trả lời câu hỏi: Hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái?
Sản phẩm dự kiến:
- Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội ngày nay. Đây
- Đây là một dòng họ lớn có truyền thống nghiên cứu và sáng tác văn chương với những tên tuổi tiêu biểu như: Ngô Thì Ức (1709 -736), Ngô Thì Sĩ (1726 -1780), Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), Ngô Thì Chí ( 1753 -1788), Ngô Thì Du (1772 -1840), Ngô Thì Hương (1774 -1821)….
Hoạt động 2. Tác phẩm
GV yêu cầu học sinh thảo luận:
Nêu đặc điểm của cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”?
Ý nghĩa của cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” là gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử, viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi gồm có 17 hồi.
- Dựa vào việc ghi chép lại những sự kiện lịch sử - xã hội có thực, nhân vật thực, địa điểm thực và tác phẩm đã phản ánh những biến động của lịch sử nước ta từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX trong đó tập trung phơi bày sự thối nát dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.
- Đồng thời nó góp phần ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo.
Hoạt động 3. Bối cảnh lịch sử diễn ra trận đánh
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Em hãy nêu ngắn gọn bối cảnh lịch sử diễn ra trận đánh quân Thanh do vua Quang Trung lãnh đạo?
Sản phẩm dự kiến:
Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788) Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc tuyển thêm quân.
Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc, đạo quân do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng vào Thăng Long. Ông đã chỉ huy quân lính đánh tan quân Thanh.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động 1. Bố cục và sự kiện lịch sử
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản?
Dựa vào văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh” em hãy nêu ngắn gọn những sự kiện lịch sử diễn ra từ ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân đến Đêm mùng 5 Tết?
Kết quả của trận đánh quân Thanh ra sao?
Sản phẩm dự kiến:
1.1. Bố cục: gồm có 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân 1788: Được tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi vua thân chinh đi dẹp giặc.
+ Phần 2: Tiếp theo đến tiến binh đến Thăng long rồi kéo vào thành: Chiến thắng thần tốc của quân Tây Sơn với tài thao lược của vua Quang Trung
+ Phần 3: Còn lại: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của Vua tôi Lê Chiêu Thống.
1.2. Sự kiện lịch sử
+ Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc tiêu diệt quân Thanh
+ Đêm 30 Tết bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi
+ Đêm mùng 5 Tết quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi
+ Quân Thanh thảm hại, Tôn Sĩ NGhị và Lê Chiếu Thống tháo chạy.
Hoạt động 2. Tìm hiểu Nhân vật Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh trao đổi trả lời:
Khi nghe tin quân Thanh xâm lược nước ta vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) có thái độ và hành động như thế nào? Qua thái độ và hành động đó cho thấy điều gì ở vị Vua này?
Người viết về nhân vật vua Quang Trung đã khắc họa lên vị Vua này là người như thế nào qua các phần của văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh”?
Thái độ của người viết khi nói về trí tuệ, chiến lược của vua Quang Trung như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
2.1. Khi nghe Tin quân Thanh xâm lược nước ta
+ Bắc Bình Vương giận lắm, cho họp tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay.
+ Lên ngôi hoàng đế tiến quân ra Bắc dẹp giặc.
+ Trưng cầu ý kiến của người hiền tài
+ Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, yên ủi quân lính vạch ra kế hoạch đánh giặc.
=> Thể hiện Quang Trung là một người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén; hành động mạnh mẽ dứt khoát, tự tin, điều khiển tướng tài tình, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo trong kế sách đánh giặc; có ý chí tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần quyết chiến quyết thắng.
2.2. Cảm hứng của người viết về nhân vật Vua Quang Trung
Ở phần đầu của văn bản, Vua Quang Trung hiện lên là một người chính trực, thẳng thắn hành động quyết đoán, sáng suốt nhạy bén.
Ở phần 2 Quang Trung hiện lên với vẻ đẹp của người anh hùng trong chiến trận, người có tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, có tài cầm quân, tiên đoán chính xác, dùng binh biến hóa, bất ngờ, đóng vai trò quyết định trong chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh.
Tác giả không giấu nổi giọng điệu ngợi ca khi nói về trí tuệ, chiến lược của Vua Quang Trung. Yêu nước, tự hào dân tộc – đó là nguồn cảm hứng mạnh mẽ của các tác giả khi xây dựng nhân vật người anh hùng kiệt xuất này. Mặc dù Ngô gia văn phái là những cựu thần chịu ơn sâu nặng của nhà Lê, nhưng là những tri thức có lương tâm họ đã nhìn lịch sử bằng cái nhìn khách quan, trung thực. Vì thế qua ngòi bút của tác giả, Ông Vua nhà Lê trở nên hết sức hèn hạ, nhu nhược, ngược lại, hoàng đế Quang Trung hiện ra với những phẩm chất của một anh hùng dân tộc.
Hoạt động 3. Tìm hiểu nhân vật Vua Lê Chiêu Thống
GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận:
Hành động của vua Lê Chiêu Thống khi vua Quang Trung dẫn quân tiến vào thành Thăng Long ra sao? Qua những hành động của vị vua Lê này em nhận xét ông là người như thế nào?
Tác giả có thái độ ra sao với nhân vật vua Lê Chiêu Thống?
Em hãy so sánh điểm khác biệt giữa hai nhân vật vua Lê Chiêu Thống với vua Quang Trung? Thái độ của tác giả với hai nhân vật ra sao? Qua đó em có nhận xét gì về hai nhân vật này?
Nhận xét về đội quân Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo?
Sản phẩm dự kiến:
3.1. Hành động của nhà vua
+ Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín đưa Thái Hậu ra ngoài.
+ Chạy bán sống bán chết
+ Cướp thuyền dân
+ Mấy ngày không ăn đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị.
+ Vua tôi nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.
=> Thể hiện sự hèn nhát, vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.
=> Hành động “rước voi giày mả tổ” khiến Lê Chiêu Thống mất tư cách của bậc quân vương. Qua đó tác giả tỏ thái độ phê phán một cách nghiêm khắc đối với nhân vật này.
3.2. Sự đối lập giữa Vua Quang Trung và Lê Chiêu Thống
+ Vua Quang Trung: oai phong mạnh mẽ, giàu tinh thần tự tôn dân tộc, xông pha trận mạc là nức lòng quân sĩ, tạo niềm tin quyết chiến quyết thắng.
+ Lê Chiêu Thống: kẻ hèn nhát, vì sự sống của bản thân mà sẵn sàng bán nước
+ Quân Tây Sơn dũng mãnh trên dưới một lòng, chiến đấu xả thân vì nghiệp lớn sức mạnh vô địch chiến thắng vang dội còn quân Thanh nhục nhã giẫm đạp lên nhau chạy trốn.
=> Thể hiện độ đậm nhấn mạnh chủ đề của đoạn trích. Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã ngợi ca người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh đồng thời phê phán tố cáo những kẻ bán và cướp nước.
III. TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN LỊCH SỬ
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Nêu bối cảnh của đoạn trích “Quang Trung đại phá quân Thanh”?
Nhân vật trong văn bản được miêu tả như thế nào?
Cốt truyện của đoạn trích “Quang Trung đại phá quân Thanh” có đặc điểm gì? Những sự kiện diễn ra trong văn bản được triển khai ra sao?
Đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng thông qua các tuyến nhân vật được miêu tả như thế nào?
Sản phẩm dự kiến:
- Bối cảnh: Đoạn trích đã tái hiện những sự kiện nhân vật có thật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể: đó là hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ với chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) đánh tan 29 vạn quân Thanh. Nhờ khả năng tưởng tượng hư cấu và miêu tả của nhà văn bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt người đọc
- Nhân vật: Thế giới nhân vật trong đoạn trích khá phong phú. Trong đó tác giả tập trung khắc họa các nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng các vị tướng cầm quân – những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng dân tộc trong đó, Quang Trung, Lê Chiêu Thống là những nhân vật tiêu biểu. Được khắc họa một cách sinh động rõ nét, hai nhân vật đó thể hiện khá đầy đủ cách nhìn nhận, lí giải về lịch sử của tác giả.
- Cốt truyện: Cốt truyện được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã từng xảy ra, tuy nhiên đã được tái tạo hư cấu sắp xếp dưới dạng dụng ý nghệ thuật để thể hiện chủ đề tư tưởng.
+ Xâu chuỗi các sự kiện ta sẽ hình dung rõ ràng cốt truyện của đoạn trích: Được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long => Nguyễn Huệ liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay => lên ngôi Hoàng đế đốc thúc đại binh ra Bắc dẹp giặc => Quân Thanh không chống nổi, bỏ chạy tán loạn giày xéo lên nhau mà chết => Vua tôi nhà Lê hết hồn hết vía tìm đường bỏ trốn.
+ Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của các nhân vật được miêu tả khá thành công phù hợp với đặc điểm của thời đại, vị thế xã hội và tích cách từng nhân vật.
IV. TỔNG KẾT
Hoạt động 1. Nội dung
GV đặt câu hỏi tổng kết phần nội dung: Em hãy nêu giá trị nội dung của tác phẩm “Quang Trung đại phá quân Thanh”?
Sản phẩm dự kiến:
+ Tác giả đã ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Hoạt động 2. Nghệ thuật
GV đặt câu hỏi tổng kết nghệ thuật: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Quang Trung đại phá quân Thanh”?
Sản phẩm dự kiến:
+ Cốt truyện được xây dựng trên các cơ sở các sự kiện đã xảy ra nhằm thể hiện chủ đề của tác phẩm.
+ Ngôn ngữ truyện kể và nhân vật phù hợp với thời đại được miêu tả.
+ Nghệ thuật kể chuyện: Lối văn trần thuật đặc sắc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: “Quang Trung đại phá quân Thanh” trích hồi thứ bao nhiêu của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”?
A. Hồi 12.
B. Hồi 13.
C. Hồi 14.
D. Hồi 15.
Câu 2: Vua Quang Trung mở tiệc khao quân nhằm mục đích gì?
A. Cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ.
B. Để quân sĩ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra trận.
C. Củ cố tinh thần quân sĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành?
A. Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung.
B. Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn.
C. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Nghệ thuật nổi bật của văn bản là gì?
A. Tả cảnh ngụ tình.
B. Lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.
C. Ước lệ tượng trưng.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 5: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.
A. Biện pháp tu từ nhân hóa khiến sự vật, sự việc trở nên gần gũi hơn với con người.
B. Biện pháp nói quá trong chi tiết “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối” nhằm nhấn mạnh tới sự thất bại thảm hại của quân giặc.
C. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh giúp giảm bớt sự đau thương.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích, qua đó nhận xét cảm hứng của tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này.
Câu 2: Chi tiết nào trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k /học kì - 500k /cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/ học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức