Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 3: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
VĂN BẢN 1: HỊCH TƯỚNG SĨ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Theo em, điều gì khiến quân Mông - Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều chịu thất bại?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
GV yêu cầu trao đổi và trả lời:
Nêu những hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn?
Nêu những hiểu biết của em về văn bản “Hịch tướng sĩ”. Trình bày những hiểu biết của em về thể loại của văn bản?
Sản phẩm dự kiến:
1. Tác giả
- T.Q.Tuấn (1231? – 1300 )
- Tước Hưng Đạo Vương, là một danh tướng đời Trần có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên 1285 và 1288.
2. Văn bản
- Hoàn cảnh sáng tác: Khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai
- Văn bản được viết bằng chữ Hán.
- Thể loại: hịch.
- Bố cục: 3 phần
3. Thể hịch
+ Hịch là thể văn chính luận trung đại. Do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh, phong trào dùng hịch để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
+ Mục đích của hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm của người nghe Hịch đòi hỏi phải có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn đanh thép.
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
Nhiệm vụ 1: Nêu gương sáng trong sách sử
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Tác giả biểu dương mấy tấm gương trung thần nghĩa sĩ xả thân vì nước nổi tiếng ở Trung Quốc? Việc liệt kê các tấm gương trung thần nghĩa sĩ đó có ý nghĩa gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Mở đầu, tác giả đã kể tên một loạt các tấm gương sáng trong sử sách trung quân.
Tướng: Kỷ Tín, Do Vũ, Cảo Khanh, Kính Đức, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang...
Quan nhỏ: Thân Khoái
Gia thần: Dự Nhượng
=> Bất kể thời đại nào, bất kể ai từ những viên quan nhỏ cho đến tướng lớn đều được kể tên. Lòng trung quân ái quốc như một luận cứ để làm cơ sở cho các lập luận phía sau.
Nhiệm vụ 2: Tình thế đất nước và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
“Thời loạn lạc” và “buổi gian nan” ở đây thuộc thời kì lịch sử nào của nước ta?
Hình ảnh kẻ thù được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua thái độ, hành động như thế nào? Để diễn tả nỗi căm thù ấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
Sản phẩm dự kiến:
* “Thời loạn lạc” và “buổi gian nan” ở đây thuộc thời Trần, quân Mông - Nguyên lăm le xâm lược nước ta.
* Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả bằng hành động thực tế: đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ. Tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho.
- NT: Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm.
- NT ẩn dụ. Giọng văn mỉa mai, châm biếm. -> Làm nổi bật sự bạo ngược tham lam của kẻ thù.
* Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:
- Qua hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn thắt tim thắt ruột.
- Qua thái độ: uất ức chưa xả thịt lột da….
+ Để diễn tả nỗi căm thù ấy tác giả đã:
- Sử dụng các động từ mạnh chỉ trạng thái tâm lí và hành động quên ăn, vỗ gối; xả thịt, lột da, nuốt, uống => Diễn tả niềm uất hận trào dâng trong lòng.
Nhiệm vụ 3: Phân tích đúng sai, phải trái
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Tác giả đã phân tích mối quan hệ chủ tướng như thế nào?
Tác giả phê phán những biểu hiện sai trái nào của tướng sĩ?
Từ đó, Trần Quốc Tuấn đã làm gì để thức tỉnh ý chí và quyết tâm chiến đấu của các tướng sĩ?
Sản phẩm dự kiến:
a. Mối quan hệ chủ tướng
- Tác giả đã đưa ra mối thân tình giữa chủ và tướng:
Các ngươi không có mặc – thì ta cho áo
Không có ăn – thì ta cho cơm
Quan nhỏ - thì ta thăng chức
Lương ít – thì ta cấp bổng
Đi thủy – thì ta cho thuyền
Đi bộ - thì ta cho ngựa
Cùng sống chết – cùng vui cười
=> Câu văn biền ngẫu nhiều ý, hai vế song hành điệp cấu trúc câu. Thể hiện cách đối xử chu đáo, tạo mối quan hệ khăng khít gắn bó. Nhắc nhở khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với Vua tình cốt nhục như huynh đệ.
Biểu hiện sai trái
- Bên cạnh đó tác giả còn phê phán những biểu hiện sau trái:
+ Tình cảnh đất nước thấy chủ nhục – mà không biết lo
+ Hầu quân giặc – mà không biết tức
+ Thấy nước nhục – mà không biết thẹn
+ Nghe nhạc – không biết căm
+ Chỉ biết đâm đầu vào những thứ trò chơi vô bổ như chọi gà, đánh bạc, săn bắn, uống rượu....
+ Thú vui ruộng vườn, quyến luyến
=> Tác giả phê phán thái độ bàng quan thờ ơ, ăn chơi nhàn rồi chỉ lo vun vén cá nhân mà quên đi danh dự bổn phận, mất cảnh giác, lối sống an hưởng lạc cần được lên án.
- Thảm bại là tất yếu nếu không thay đổi
+ Nếu ham chơi cựa gà trống – áo giáp giặc
+ Mẹo cờ bạc – mưu lược nhà binh
+ Rượng lắm – việc quân cơ
+ Tiền của nhiều – không mua được
+ Chén rượu ngon – giặc say chết
+ Tiếng hát hay – giặc điếc tai
=> Nước mất, nhà tan, bị bắt làm tù binh bị mất tất cả, chịu nhục mang tiếng dơ muôn đời => Cảnh báo bức tranh thảm họa nỗi đau đớn nhục nhã của mất nước thân làm nô lệ.
c. Lời kêu gọi
- Ở phần này tác giả đã thể hiện lời kêu gọi nhưng đồng thời cũng là mệnh lệnh:
+ Học tập binh thư yếu lược
+ Vạch ra hai con đường sống – chết; vinh- nhục
+ Để tướng sĩ thấy rõ và chỉ có thể lựa chọn một con đường: địch hoặc ta
=> Lập luận sắc bén, rõ ràng, thái độ cương quyết. Bày tỏ gan ruột của một chủ tướng yêu nước.
- Việc nhất tề đồng lòng chiến đấu sẽ mang đến nhiều lợi ích:
+ Thái ấp vững bền, bổng lộc được hưởng thụ
+ Gia quyến ấm êm, vợ con bách niên giai lão
+ Tổ tiên được tế lễ, thờ cúng
+ Trăm năm sau còn lưu tiếng thơm
=> Khích lệ động viên đến mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của tướng sĩ.
Hoạt động 3. Tổng kết
GV đặt câu hỏi tổng kết phần nội dung, nghệ thuật: Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Hịch tướng sĩ”?
Sản phẩm dự kiến:
1. Nội dung
Bài hịch là sự kết tinh sâu sắc của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là kết tinh của ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc qua mấy trăm năm lịch sử. Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc của vị chủ tướng một lòng vì nước vì dân.
2. Nghệ thuật
- Là một áng văn chính luận xuất sắc
- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao
- Kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm
- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào?
A. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257).
B. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).
C. Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287).
D. Sau khi chiến thắng quân Mông- Nguyên lần thứ hai.
Câu 2: Lí do nào khiến tác giả nêu gương đời trước và đương thời?
A. Để tăng sức thuyết phục đối với các tì tướng.
B. Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ.
C. Để buộc các tì tướng phải xem xét lại mình.
D. Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách.
Câu 3: Trần Quốc Tuấn sử dụng giọng văn nào để phê phán những hành động sai trái của các tướng sĩ dưới quyền ?
A. Nhẹ nhàng thân tình.
B. Nghiêm khắc, nặng nề.
C. Mạt sát thậm tệ.
D. Bông đùa, hóm hỉnh.
Câu 4: Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn văn miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc?
A. Cú diều.
B. dê chó
C. Trâu ngựa
D. Hổ đói
Câu 5: Ý nào nói đúng nhất các chức năng của thể hịch ?
A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
B. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.
C. Dùng để trình bày với nhà vua sự việc, ý kiến hoặc đề nghị.
D. Dùng để, cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - B | Câu 2 - A | Câu 3 - B | Câu 4 - C | Câu 5 - D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam
Câu 2: Viết một đoạn văn (200-250 từ) theo phong cách của Hịch tướng sĩ để khuyến khích một nhóm bạn bè tham gia vào một hoạt động vì cộng đồng.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức