Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 3: Nam quốc sơn hà
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 3: Nam quốc sơn hà. Thuộc chương trình Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
VĂN BẢN 3: NAM QUỐC SƠN HÀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV cho HS nghe bài hát về tinh thần yêu nước
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời sau khi nghe xong bài hát: Bài hát thể hiện tinh thần nào của nhân dân ta? Qua sách sử cũng như internet em hãy trình bày một số hiểu biết ngắn gọn của em về tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ thần Nam quốc sơn hà.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
GV yêu cầu trao đổi và trả lời:
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lý Thường Kiệt?
Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Nam quốc sơn hà?
Xác định bố cục bài thơ?
Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
Sản phẩm dự kiến:
1. Tác giả
Tên: Lý Thường Kiệt
Năm sinh – năm mất: 1019 – 1105
Quê quán: Người làng An Xá huyện Quảng Đức Phủ Thái Hòa nay là Hà Nội.
Năm 23 tuổi ông được bổ nhiệm làm Hoàng Môn Chi Hầu rồi thăng dần lên Thái Úy.
Làm quan qua 3 triều Vua: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông.
Có công lớn trong cuộc phá Tống bình Chiêm bảo vệ vững chắc độc lập nước nhà.
Năm 1077 ông đánh đuổi 25 vạn quân Tống trên sông Như Nguyệt.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Vào năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.
=> Đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của lịch sử dân tộc.
3. Bố cục bài thơ:
Chia làm 2 phần chính:
+ Phần 1: 2 câu đầu - Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.
+ Phần 2: 2 câu cuối - Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.
4. Cảm hứng chủ đạo và chủ đề tác phẩm
Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: là tình cảm yêu nước mãnh liệt lòng tự tôn dân tộc sâu sắc và ý thức chủ quyền của dân tộc.
Chủ đề tác phẩm: thể hiện chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ xâm lược.
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Qua hai câu thơ đầu tác giả muốn khẳng định điều gì? Cho biết tác dụng của việc dùng từ cách ngắt nhịp trong câu đầu tiên? Việc nói đến “thiên thư” trong câu thơ thứ hai có tác dụng gì?
Sản phẩm dự kiến:
Giới thiệu về độc lập chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước
- Câu thơ đầu giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.
- “Nam quốc” và “Nam đế” => Sự khẳng định chắc nịch “Nam quốc”, “Nam đế” cho thấy chủ quyền độc lập của nước Nam là bình đẳng với Trung Hoa.
- Câu thơ ngắt nhịp 4/3 tách hai vế “sông núi nước Nam” và “Vua Nam ở” có sự quan hệ mật thiết với nhau => Ý thức về không gian lãnh thổ đất nước quan trọng nhưng việc xác định quyền làm chủ đối với lãnh thổ ấy còn quan trọng hơn.
- Từ “tiệt nhiên” có nghĩa là rành rành, rõ ràng có đạo lí chính đáng mà không ai có thể thay đổi hay chối cãi được.
- “Định phận” là xác định các phần, trong trường hợp này được hiểu chính là chủ quyền lãnh thổ đất nước thiêng liêng.
- Điều này đã được khẳng định ở “thiên thư” (sách trời). Nó giống như một định luật, một điều hiển nhiên về chủ quyền đất nước mà không ai có thể chối cãi được.
=> Nếu câu đầu là sự khẳng định thì câu thơ thứ hai là sự chứng minh. Tuy có phần duy tâm song nó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lịch sử đương thời.
Nhiệm vụ 2: Cảnh cáo quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Hai câu thơ cuối tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ như thế nào?
Việc sử dụng câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì ở câu thơ này?
Sản phẩm dự kiến:
“Như hà” có nghĩa là làm sao
“nghịch” là trái ngược
“lỗ” là bọn mọi rợ có thể hiểu là bọn giặc ngoại xâm.
=> Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ vừa thể hiện thái độ ngạc nhiên lại khinh bỉ. Ngạc nhiên bởi chúng dám chống lại ý trời, can thiệp vào sự xoay vần của tạo hóa. Khinh bỉ là bởi một nước vốn cho mình ở vị thế cao hơn nhưng lại ỉ mạnh ăn hiếp nước yếu.
=> Chính vì lẽ đó nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước chính là hợp lòng dân ý trời. Ta bảo vệ đất nước giang sơn mà tổ tiên bao đời gây dựng bảo vệ cuộc sống của những người dân nghèo, ta bảo vệ chính nghĩa.
“Nhữ đẳng” là đại từ nhân xưng là lũ bây,
“khan” là cách đọc khác của xem.
“Thủ” là nhận lấy,
“bại” là thua.
=> Kết quả này chính là một lẽ tất yếu không hề viển vông cũng không ảo tưởng. Nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố của lòng dân, của tình yêu nước mãnh liệt và của cả ý trời.
Hoạt động 3. Tổng kết
GV đặt câu hỏi tổng kết phần nội dung, nghệ thuật: Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Nam quốc sơn hà”?
Sản phẩm dự kiến:
1. Nội dung
Đây được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, được coi như bài thơ thần vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông nam quốc.
Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu.
2. Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn
Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc
Sử dụng những dẫn chứng lịch sử hùng hồn cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc
Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Ai là tác giả của Sông núi nước Nam?
A. Tương truyền là Lý Thường Kiệt
B. Trần Quang Khải
C. Nguyễn Trãi
D. Nguyễn Du
Câu 2: Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?
A. Song thất lục bát
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 3: Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
C. Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương
D. Quang Trung đại phá quân Thanh
Câu 4: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì đã thể hiện được nội dung nào?
A. Khẳng định được truyền thống đấu tranh chống xâm lược hàng ngàn năm của dân tộc.
B. Thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
C. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
D. Khẳng định chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của đất nước.
Câu 5: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?
A. Áng thiên cổ hùng văn
B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
C. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
D. Bài thơ có một không hai
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - B | Câu 3 - B | Câu 4 - D | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy so sánh bài thơ "Nam quốc sơn hà" với bài thơ "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn về nội dung tư tưởng và ý nghĩa lịch sử.
Câu 2: Dựa trên nội dung bài thơ "Nam quốc sơn hà", em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) thể hiện cảm nghĩ của mình về tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức