Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc một số loại cá cảnh phổ biến
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản bộ sách Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc một số loại cá cảnh phổ biến. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc một số loại cá cảnh phổ biến
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../…
BÀI 10: KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC MỘT SỐ LOẠI CÁ CẢNH PHỔ BIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho một số loài cá cảnh phổ biến.
Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho một số loài cá cảnh phổ biến.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực công nghệ:
Mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho một số loài cá cảnh phổ biến.
Lựa chọn được thức ăn phù hợp cho một số loài cá cảnh phổ biến.
3. Phẩm chất
Có lòng yêu thích với hoạt động thuỷ sản.
Giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè khi hợp tác, thảo luận.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với GV:
SGK, tài liệu giảng dạy, SGV Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thủy sản.
- Hình ảnh, video liên quan đến chủ đề.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp tạo tâm thế và gợi nhớ cho HS những kiến thức nuôi thuỷ sản nói chung và bước đầu hình dung ra các công việc cần thiết của nuôi cá cảnh.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi mở đầu trong SGK tr.60 dựa trên hiểu biết của bản thân.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của bản thân: Theo em, để chăm sóc cá cảnh, người nuôi cần phải làm những công việc gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS suy nghĩ câu trả lời và tiếp sức viết đáp án lên bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- Các nhóm viết câu trả lời lên bảng.
Gợi ý đáp án:
Để chăm sóc cá cảnh, người nuôi cần chuẩn bị bể nuôi, lựa chọn cá cảnh, cho ăn, vệ sinh bể, phòng bệnh,…
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để hiểu hơn về cách nuôi dưỡng và chăm sóc cá cảnh, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Bài 10. Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc một số loài cá cảnh phổ biến.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho một số loại cá cảnh nước ngọt phổ biến.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, đọc nội dung Mục 1 trang 60 -63 SCĐHT để trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về chuẩn bị bể nuôi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về chuẩn bị bể nuôi. + Nhóm 2: Tìm hiểu về lựa chọn và thả cá. + Nhóm 3: Tìm hiểu về chăm sóc và quản lí + Nhóm 4: Tìm hiểu về phòng và trị bệnh. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1: + GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, đọc nội dung Mục 1.1 trang 60 – 61 SGK để trả lời câu hỏi hình thành kiến thức: Để chuẩn bị bể nuôi cá cảnh nước ngọt, người nuôi cần phải làm gì? ![]() ![]() Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, quan sát hình ảnh, thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời. - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Kĩ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt 1.1. Chuẩn bị bể nuôi - Bể nuôi cá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. - Bể nuôi cần có các thiết bị phụ trợ đi kèm như: + Sục khí, bơm lọc, đèn chiếu sáng, dụng cụ nnâg nhiệt,… + Ngoài ra còn có phù điêu, tranh hậu cảnh, tiểu cảnh non bộ, sỏi nền,…để trang trí. - Trước khi thả cá: + Đảm bảo bể nuôi sạch sẽ và được tẩy trùng. + Tiến hành trang trí cảnh quan, lắp đặt các thiết bị phụ trợ và cấp nước vào bể nuôi. + Sau khi cấp nước, bật máy bơm lọc để gia tăng oxygen hoà tan, cần kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước trước khi thả cá. + Nếu có thiết kế bể lọc sinh học thì nên vận hành ít nhất 3 ngày trước khi thả cá nhằm đảm bảo hệ vi sinh vật trong bể lọc đã phát triển. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về lựa chọn và thả cá Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2: + GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm đôi, tìm thông tin trong Mục 1.2 trang 61 SGK và trả lời câu hỏi:
![]() Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, quan sát hình ảnh, thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời. - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1.2. Lựa chọn và thả cá - Chọn cá: + Cá đã được nuôi thích nghi trong bể lâu ngày. + Cá khoẻ mạnh, phản ứng nhanh nhẹn, thân hình cân đối và hài hoà, màu sắc sáng, hoa văn rõ ràng. + Kích cỡ của cá phụ thuộc vào diện tích bể nuôi và loài cá. + Trước khi vận chuyển phải cho cá nhịn ăn và đóng cá trong các túi có đầy đủ oxy- gen (Hình 10.3). - Thả cá: + Thả cá khi nhiệt độ trong túi vận chuyển tương đồng với nhiệt độ trong bể cá để tránh hiện tượng sốc nhiệt. + Cá được thả vào bể một cách nhẹ nhàng. + Cá mới phải được nuôi cách li với cá cũ đang có trong bể ít nhất 2 tuần. + Tắm sát trùng cho cá bằng nước muối 2 % trong 5 phút trước khi cho cá nhập đàn.
|
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về chăm sóc và quản lí Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 3: + GV hướng dẫn HS tìm thông tin trong Mục 1.3 trang 62 SGK. + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi hình thành kiến thức: Nêu cách quản lí và chăm sóc cá cảnh nước ngọt. ![]() Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, quan sát hình ảnh, thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời. - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1.3. Chăm sóc và quản lí a) Chăm sóc - Thức ăn công nghiệp: + Được sử dụng phổ biến để nuôi cá cảnh có hàm lượng protein từ 35 đến 45 %. + Loại thức ăn này có nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với khả năng bắt mồi của từng loại cá. + Thức ăn công nghiệp thường có độ ẩm nhỏ hơn 12 %, bảo quản được lâu dài và thuận tiện khi sử dụng. - Người nuôi có thể cho cá ăn một số loại thức ăn khác như: artemia, trùn chỉ (trùn huyết), cá mồi và thức ăn tạo màu. - Thời gian cho ăn: + Cho cá ăn từ 1 đến 2 lần/ngày với tổng lượng thức ăn hằng ngày không quá 3 % trọng lượng cơ thể cá. + Nếu nuôi bể ngoài trời thì không cho cá ăn sau 6 giờ chiều. b) Quản lí - Nước trong bể nuôi phải đảm bảo trong sạch, hạn chế rong rêu. - Các hệ thống sục khí và bơm lọc luôn được vận hành để tránh tình trạng thiếu oxygen, giảm thiểu vi khuẩn gây bệnh, các chất độc NO-2 và khí NH3. - Có thể sử dụng chế phẩm sinh học làm trong nước, lắng chất thải rắn giúp công việc vệ sinh bể thuận lợi hơn. - Khi cá có dấu hiệu bất thường thì phải kiểm tra chất lượng nước. Máy lọc, mút lọc, thành bể phải được vệ sinh định kì. Thay nước khi cần thiết nhưng không nên thay quá 70 % lượng nước. |
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về phòng và trị bệnh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm 4: + GV hướng dẫn HS tìm thông tin trong Mục 1.4 trang 62 – 62 SCĐHT. + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi hình thành kiến thức:
+ GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục Em có biết để hiểu thêm về các bệnh ở cá cảnh nước ngọt. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời: + DKSP. + Đối với bệnh trùng quả dưa, việc điều trị phải lặp lại do bào nang của chúng rất bền, không bị các hoá chất phá huỷ và chúng có thể sẽ nở sau 3 ngày. + Hiện nay không có thuốc đặc trị cho bệnh do tác nhân virus nên việc chữa rất khó khăn, dẫn đến tỉ lệ chết cao. Bệnh do virus chỉ có thể phòng bằng cách tăng cường sức đề kháng cho cá. - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1.4. Phòng và trị bệnh a) Bệnh do kí sinh trùng - Cách phòng và trị bệnh: + Sử dụng muối ăn (NaCl), thuốc tím (KmnO,), hoặc thuốc xanh methylen (C,H,CIN,S) để tắm cho cá khoảng 15 – 20 phút. + Liều dùng nên theo tư vấn của chuyên gia. + Đối với bệnh trùng quả dưa, việc điều trị phải lặp lại do bào nang của chúng rất bền, không bị các hoá chất phá huỷ và chúng có thể sẽ nở sau 3 ngày. b) Bệnh do nấm - Biểu hiện: + Cá cảnh thường nhiễm nấm thuỷ mi. + Cá bị bệnh thường bỏ ăn, bụng lép và xuất hiện các đốm trắng li ti trên mang, vây, thân. + Cá có biểu hiện cọ mình vào thành bể do ngứa ngáy. + Bệnh xuất hiện nhiều vào mùa lạnh. - Để phòng, trị bệnh do nấm cho cá cần: + Thường xuyên siphon dọn sạch bể, loại bỏ phân cá và thức ăn thừa để hạn chế nấm phát triển. + Duy trì nhiệt độ cho bể cá ở 30 °C, đặc biệt khi trời chuyển lạnh. + Dùng xanh methylen để tắm sát trùng cho cá với nồng độ từ 2 đến 3 mg/L. c) Bệnh do vi khuẩn - Nguyên nhân: do nhóm vi khuẩn gây bệnh như Aeromonas, seudomonas, Flavobacterium,... - Biểu hiện: xuất hiện vết loét, xuất huyết và mòn đuôi, vây,... - Để phòng và trị bệnh do vi khuẩn cần: + Thường xuyên vệ sinh làm sạch môi trường nước, giảm stress cho cá và giảm những nguy cơ làm cá bị tổn thương. + Dùng hoá chất diệt khuẩn hồ nước. + Xin tư vấn từ chuyên gia để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. d) Bệnh do virus - Một số loại virus như virus Rhabdovirus carpio và virus Koi Herpes (KHV) thường gây bệnh cho họ cá chép như cá koi, cá vàng,... - Đặc điểm: + Bệnh do virus Rhabdovirus gây ra thường xuất hiện khi nhiệt độ lạnh (từ 11 đến 16 °C). + Bệnh do KHV thường xuất hiện khi nhiệt độ ấm (từ 20 đến 28 °C). + Cá nhiễm virus có tỉ lệ chết từ 30 đến 90 %. - Phương pháp phòng trừ: + Hiện nay, không có thuốc đặc trị cho các bệnh do virus. + Chỉ có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ đề kháng cho cá (vitamin C, beta-glucan) và vệ sinh môi trường nuôi. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật nuôi cá cảnh biển
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho một số loại cá cảnh biển.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, đọc nội dung Mục 2 trang 64 -66 SCĐHT để trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật nuôi cá cảnh biển.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về chuẩn bị bể nuôi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu về chuẩn bị bể nuôi. + Nhóm 2: Tìm hiểu về lựa chọn và thả cá. + Nhóm 3: Tìm hiểu về quản lí, chăm sóc + Nhóm 4: Tìm hiểu về phòng và trị bệnh. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1: + GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, đọc nội dung Mục 2.1 trang 64 SGK để trả lời câu hỏi hình thành kiến thức: Hãy nêu các công việc để chuẩn bị bể nuôi cá cảnh biển. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời. - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Kĩ thuật nuôi cá cảnh biển 2.1. Chuẩn bị bể nuôi - Chuẩn bị bể nuôi cá cảnh biển tương tự như đối với nuôi cá cảnh nước ngọt. - Tuy nhiên, bố trí tiểu cảnh tạo hang hốc như đá, gỗ lũa, cây thuỷ sinh giả là quan trọng hơn vì hầu hết các đối tượng cá cảnh biển thích sống trong những rạn san hô, quen với tập tính ẩn nấp. - Người nuôi phải chuẩn bị thiết bị đo độ mặn của nước. - Nước nuôi cá cảnh biển có độ mặn từ 30 đến 35 %%, các thiết bị phải hạn chế được sự ăn mòn của muối.
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về lựa chọn và thả cá Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2: + GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm đôi, tìm thông tin trong Mục 2.2 trang 64 SGK và trả lời câu hỏi:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày câu trả lời. - GV mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2.2. Lựa chọn và thả cá - Lựa chọn: + Chọn loài cá cảnh có khả năng thích nghi cao, rộng muối và rộng nhiệt. + Chọn loại cá cảnh đã được thuần dưỡng, đã được nghiên cứu sản xuất giống thành công và dễ tìm mua. + Chọn cá khoẻ mạnh, không có dấu hiệu của bệnh tật hay dị hình. + Nếu nuôi ghép thì nên ghép những loài có cùng yêu cầu về môi trường và sinh cảnh với nhau. Ví dụ: Cá hề có thể nuôi ghép với cá bá chủ. - Thả cá: Cá cảnh biển phải được tắm trong nước ngọt hoặc hoá chất khử trùng trước khi thả vào bể nuôi.
|
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về quản lí, chăm sóc ........................ | 2.3. Quản lí, chăm sóc ........................ |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều