Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều Bài 2: Thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong lâm nghiệp

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản bộ sách Cánh diều Bài 2: Thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong lâm nghiệp. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 2: THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG 

CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LÂM NGHIỆP

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này, HS sẽ:

  • Nêu được một số thành tựu của công nghệ sinh học trong lâm nghiệp.

  • Đánh giá được triển vọng của công nghệ sinh học trong lâm nghiệp.

2. Năng lực 

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Tự nghiên cứu thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung SCĐHT để trả lời câu hỏi.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác theo nhóm để trao đổi, thảo luận về một số thành tựu và triển vọng của CNSH trong lâm nghiệp.

Năng lực công nghệ: 

  • Nêu được một số thành tựu của CNSH trong lâm nghiệp.

  • Đánh giá được triển vọng của CNSH trong lâm nghiệp.

3. Phẩm chất

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc, có ý thức bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với GV: 

  • SGK, tài liệu giảng dạy, SGV Công nghệ 12 – Lâm nghiệp – Thủy sản.

  • Một số tranh giáo khoa về các hình ảnh trong bài 2: hình ảnh khả năng sinh trưởng và đặc điểm hình thái của cây bạch đàn lai UP chuyển gene EcHB1 (CG) và cây đối chứng (ĐC) cùng dòng; một số chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất lâm nghiệp.

  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với HS: SCĐ, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a) Mục tiêu: HS nêu những hiểu biết của mình về thành tựu ứng dụng CNSH trong công tác trồng rừng và bảo vệ rừng ở nước ta, từ đó tạo được hứng thú cho HS tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung trong bài học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”, HS quan sát và nêu một số thành tựu của ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác trồng rừng và bảo vệ rừng ở nước ta.

c) Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức của bản thân, HS thực hiện yêu cầu GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”, HS quan sát và nêu một số thành tựu của ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác trồng rừng và bảo vệ rừng ở nước ta.

Nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng: Chậm đổi mới sẽ tụt hậuHình 1

Ứng dụng công nghệ trong nuôi cấy giống cây lâm nghiệp

Hình  2

Bảo tồn và phát triển các nguồn gen động, thực vật quý hiếm

Hình 3

Công nghệ sinh học thúc đẩy ngành lâm nghiệp phát triển vượt bậc

Hình 4

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV mời một số HS đưa ra đáp án.

- Những HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Gợi ý đáp án:

- Hình 1: chọn, tạo giống cây lâm nghiệp

Hình 2: nhân giống cây lâm nghiệp

- Hình 3: bảo tồn nguồn gene cây lâm nghiệp

- Hình 4: sản xuất các chế phẩm phục vụ lâm nghiệp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Nhờ thành quả từ chương trình nghiên cứu trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh, ngành lâm nghiệp những năm qua có sự phát triển vượt bậc. Vậy để hiểu hơn về công nghệ sinh học trong lâm nghiệp có thành tựu và triển vọng như thế nào, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 2. Thành tựu và triển vọng của công nghệ sinh học trong lâm nghiệp

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Tìm hiểu về thành tựu của công nghệ sinh học trong lâm nghiệp.

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về thành tựu trong chọn, tạo giống cây lâm nghiệp

Hoạt động 1.1.a. Tìm hiểu về chọn giống cây lâm nghiệp bằng chỉ thị phân tử

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được thành tựu của ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây lâm nghiệp; lợi ích của việc tăng khả năng sinh trưởng một số loài cây lâm nghiệp.

b) Nội dung: 

GV yêu cầu HS đọc nội dung ở ý a) Mục 1.1 SCĐHT và trả lời câu hỏi: Nêu thành tựu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây lâm nghiệp.

GV chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Việc tăng khả năng sinh trưởng của một số giống cây lâm nghiệp sẽ mang lại lợi ích gì?

c) Sản phẩm học tập: Thành tựu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây lâm nghiệp và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung ở ý a) Mục 1.1, Bảng 2.1 SCĐHT và trả lời câu hỏi: 

Nêu thành tựu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây lâm nghiệp.

Bảng 2.1. Một số thành tựu trong chọn giống cây lâm nghiệp bằng chỉ thị phân tử

TT

Cây lâm nghiệp được chọn lọc bằng chỉ thị phân tử

Khả năng sinh trưởng

1

Keo lai (các dòng: BB055, BV350, BV376, BV434, BV523, BV584, BV586)

26 – 35 m3/ha/năm

2

Bạch đàn lai (các dòng: UC16, UC51, CU113, CU123, UC52, CU182, UE72, UC55, CU98, CU82)

30,7 – 45 m3/ha/năm

GV chia nhóm, hướng dẫn HS thảo luận để trả lời câu hỏi: 

Việc tăng khả năng sinh trưởng của một số giống cây lâm nghiệp sẽ mang lại lợi ích gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS nghiên cứu nội dung ý a) Mục 1.1, quan sát Bảng 2.1 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LÂM NGHIỆP

1.1. Thành tựu trong chọn, tạo giống cây lâm nghiệp

a. Chọn giống cây lâm nghiệp bằng chỉ thị phân tử

Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống đã chọn được nhiều giống cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao, mang các tính trạng có giá trị kinh tế (kháng sâu, kháng bệnh, chịu hạn,...). 

- Có 7 dòng keo lai, 10 dòng bạch đàn lai sinh trưởng nhanh được chọn lọc bằng sử dụng chỉ thị phân tử.

- Việc tăng khả năng sinh trưởng của một số giống cây lâm nghiệp mang lại lợi ích chính cho hoạt động sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp là: rút ngắn được chu kì kinh doanh do cây rừng sinh trưởng nhanh hơn, rừng nhanh đạt đến tuổi khai thác chính; từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho hoạt đồng trồng rừng.

Hoạt động 1.1.b. Tìm hiểu về chọn giống cây lâm nghiệp bằng chỉ thị phân tử

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được một số thành tựu của công nghệ chuyển gene trong tạo giống cây lâm nghiệp ở nước ta.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung ở ý b) Mục 1.1 SCĐHT và trả lời câu hỏi: Nêu một số thành tựu nổi bật của công nghệ chuyển gene trong tạo giống cây lâm nghiệp ở nước ta.

c) Sản phẩm học tập: Thành tựu nổi bật của công nghệ chuyển gene trong tạo giống cây lâm nghiệp và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc nội dung ở ý b) Mục 1.1 SCĐHT và trả lời câu hỏi: Nêu một số thành tựu nổi bật của công nghệ chuyển gene trong tạo giống cây lâm nghiệp ở nước ta.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS nghiên cứu nội dung ý b) Mục 1.1, quan sát Hình 2.1 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LÂM NGHIỆP

1.1. Thành tựu trong chọn, tạo giống cây lâm nghiệp

b. Tạo giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ chuyển gene

- Công nghệ chuyển gene được ứng dụng trong các chương trình cải thiện giống cây lâm nghiệp đã tạo ra nhiều giống cây trồng rừng chủ lực (keo, bạch đàn, thông) có năng suất cao, chất lượng gỗ tốt, khả năng chống sâu bệnh và các điều kiện bất lợi khác (chịu hạn, chịu mặn,...). 

- Ở nước ta, công nghệ chuyển gene đã tạo ra được gần 100 các dòng bạch đàn và xoan chuyển gene liên quan đến sinh trưởng và chất lượng gỗ (như sợi gỗ). 

- Điển hình, có 40 dòng bạch đàn lai UP chuyển gene EcHB1 (tăng chiều dài sợi gỗ), 11 dòng bạch đàn Uro chuyển gene GA20, GS1 (thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh), 8 dòng xoan ta chuyển gene GA20, GS1 và mang gene 4CL1 (tăng chất lượng gỗ).

 

Hoạt động 1.2. Tìm hiểu về thành tựu trong nhân giống cây lâm nghiệp

a) Mục tiêu: HS nêu được thành tựu của công nghệ nhân giống in vitro đối với gành lâm nghiệp ở nước ta.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung Mục 1.2 SCĐHT và trả lời câu hỏi:

Công nghệ nhân giống in vitro đã đem lại những thành tựu nổi bật gì cho ngành lâm nghiệp ở nước ta?

c) Sản phẩm học tập: Thành tựu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây lâm nghiệp và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Mục 1.2 SCĐHT và trả lời câu hỏi: 

Công nghệ nhân giống in vitro đã đem lại những thành tựu nổi bật gì cho ngành lâm nghiệp ở nước ta?

Giáo viên cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về thành tựu trong nhân giống cây lâm nghiệp (đính kèm phía dưới hoạt động 1.2).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS nghiên cứu nội dung ý Mục 1.2, quan sát hình ảnh, video giáo viên cung cấp và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LÂM NGHIỆP

1.2. Thành tựu trong nhân giống cây lâm nghiệp

- Công nghệ nhân giống cây lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật (nhân giống in vitro) đã được áp dụng phổ biến tại các địa phương có hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở nước ta, tạo ra hàng loạt cây con có chất lượng đồng đều, khả năng sinh trưởng và phát triển ổn định, ít sâu bệnh. 

- Hiện nay, ở nước ta đã xây dựng được các quy trình, hướng dẫn kĩ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các loài cây trồng rừng chính (keo, bạch đàn,...), cây lâm nghiệp bản địa (quế, lát hoa, lõi thọ, xoan ta,...), cây dược liệu quý hiếm (hoàng liên ô rô, đinh lăng, sâm ngọc linh, ba kích, sa nhân,...) và đã đảm bảo sản xuất giống cây lâm nghiệp ở quy mô công nghiệp từ một triệu cây giống trở lên.

Hình ảnh nuôi cấy mô thực vật:

TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU CHO NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT

- Video nhân giống vô tính loài hoa bằng Invitro:

 https://www.youtube.com/watch?v=AkrQ6UHlWA0 

- Video nhân giống bằng Invitro, cây hoa kháng bách bệnh:

 https://www.youtube.com/watch?v=84lIJM_V-aw 

- Video dùng phương pháp invitro để nhân giống lan rừng: 

https://www.youtube.com/watch?v=qCxos_u-Eyg 

Hoạt động 1.3. Tìm hiểu về thành tựu trong bảo tồn nguồn gene cây lâm nghiệp và đa dạng sinh học

a) Mục tiêu: HS nêu được thành tựu của công nghệ nhân giống in vitro đối với gành lâm nghiệp ở nước ta.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 3 SCĐHT và trả lời câu hỏi: Nêu những đóng góp của công nghệ sinh học trong bảo tồn nguồn gene cây lâm nghiệp và đa đạng sinh học.

c) Sản phẩm học tập: Thành tựu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây lâm nghiệp và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-GV yêu cầu HS đọc nội dung Mục 1.2 SCĐHT và trả lời câu hỏi: 

Công nghệ nhân giống in vitro đã đem lại những thành tựu nổi bật gì cho ngành lâm nghiệp ở nước ta?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS nghiên cứu nội dung ý Mục 1.3 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LÂM NGHIỆP

1.4. Thành tựu trong sản xuất các sản phẩm phục vụ trong lâm nghiệp

a,

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong phân tích đa đạng di truyền đã xây dựng được các quy trình giám định DNA và bộ cơ sở dữ liệu mã vạch DNA (DNA barcode) của 85 loài cây gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cùng 30 giống bạch đàn và keo.

- Nhiều loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế và khoa học được nhân nhanh nguồn gene, duy trì, phục tráng bằng công nghệ nhân giống in vitro. 

- Riêng đối với nhóm các loài cây gỗ phục vụ trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy, đã có 37 giống bạch đàn và keo được lưu giữ và bảo tồn bằng hình thức bảo tồn in vitro.

Hoạt động 1.4. Tìm hiểu về thành tựu trong sản xuất các sản phẩm phục vụ trong lâm nghiệp

Hoạt động 1.4.a. Tìm hiểu về thành tựu trong trồng rừng, bảo vệ rừng 

a) Mục tiêu: HS nêu được thành tựu của CNSH trong sản xuất các sản phẩm phục vụ lâm nghiệp; tác dụng của một số chế phẩm sinh học phục vụ lâm nghiệp.

b) Nội dung: 

GV yêu cầu HS đọc nội dung Mục 1.4 trong SCĐHT và trả lời các câu hỏi:

1. Kể tên một số chế phẩm sinh học điển hình đang được sử dụng trong lâm nghiệp ở nước ta.

2. Công nghệ sinh học có ý nghĩa như thế nào đối với công tác phòng, chống cháy rừng?

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2.2 và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 2.2 và cho biết tác dụng của mỗi chế phẩm sinh học sử dụng trong lâm nghiệp.

c) Sản phẩm học tập: Thành tựu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây lâm nghiệp và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt nhận đủ chuyên đề I
  • 30/11 bàn giao chuyên đề II
  • 30/01 bàn giao chuyên đề III

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 350k
  • Giáo án Powerpoint: 450k
  • Trọn bộ word + PPT: 750k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 5-7 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I
  • Mẫu đề kiểm tra có ma trận, lời giải, thanh điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay