Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)

Tải giáo án PowerPoint dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc). Giáo án điện tử thiết kế hiện đại, đẹp mắt, nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú. Tài liệu tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống theo dõi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)
Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 4: Trên những chặng đường hành quân... (Nguyễn Văn Thạc)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ppt dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo cả năm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

 

Qua bài học buổi sáng hãy thử suy luận vì sao Nguyễn Văn Thạc lại đặt tên cuốn nhật kí của mình là “Mãi mãi tuổi hai mươi”?

KHỞI ĐỘNG

 

Sở dĩ tên cuốn nhật kí được đặt là “Mãi Mãi tuổi hai mươi” vì:

Thể hiện khát vọng sống mãi với tuổi trẻ, dâng hiến tuổi xuân cho đất nước của tầng lớp thanh niên xã hội đương thời.

Đồng thời cũng “vĩnh viễn hóa” cuộc đời của tác giả cùng với đất nước.

 

ÔN TẬP VĂN BẢN:

TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG HÀNH QUÂN

 

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm

1

Nhắc lại kiến thức bài học

2

 

1. Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm

 

a. Tác giả

Làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản “Trên những chặng đường hành quân”, trả lời câu hỏi:

Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả?

Trình bày một số hiểu biết của em về văn bản?

 

a. Tác giả

Từ bên phải qua lần lượt là

Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn Nam Hải, Ðặng Trực Ngôn - những bạn thời sinh viên

  • Tên: Nguyễn Văn Thạc.
  • Năm sinh – năm mất: 1952 - 1972.
  • Quê quán: làng Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội.
  • Năm 1971: khi đang là sinh viên khoa Toán – Cơ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ông gác bút nghiên để nhập ngũ.

 

b. Tác phẩm

  • Xuất xứ: Trích nhật kí “Mãi mãi tuổi hai mươi”.
  • Thể loại: Nhật kí.
  • Nội dung: ghi chép về cuộc sống của người lính binh nhì với nhiều gian khổ nhưng ngời sáng lí tưởng, ước mơ, hòa bão và tình yêu thiết tha với Tổ quốc, quê hương, gia đình, bạn bè… trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, đấu tranh thống nhất đất nước.

 

b. Tác phẩm

Chủ đề

Thể hiện niềm vui sướng, cảm động của người thanh niên khi được nhập ngũ, lên đường ra trận.

Trên mỗi chặng đường hành quân, người thanh niên ấy lại càng cháy bỏng khát vọng vào Nam chiến đấu và chiến thắng.

 

b. Tác phẩm

Cảm hứng chủ đạo:

Ngợi ca những tình cảm trong sáng, cao đẹp, ý chí vượt qua mọi gian khổ, thử thách và niềm hăm hở ra trận chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân của thế hệ trẻ Việt Nam đương thời.

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

 

Hoạt động nhóm: Đọc văn bản “Trên những chặng đường hành quân” và trả lời câu hỏi:

Chứng minh đoạn trích “Trên những đường hành quân” là một cuốn nhật kí?

Văn bản có sử dụng yếu tố hư cấu không? Vì sao?

Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản? Tác dụng?

 

a. Đoạn trích “Trên những chặng đường hành quân” là một cuốn nhật kí vì:

Thuật lại các sự kiện mà bản thân đã chứng kiến, trải nghiệm: “tôi” tạm biệt mái trường đại học bước vào đời quân ngũ, lần đầu tiên đứng gác, ở trọ nhà dân, tạm biệt Hà Nội lên đường vào chiến trường miền Nam.

Thể hiện dưới dạng ghi chép hàng ngày, có đánh số ngày, tháng, năm.

Có giá trị văn học:

  • Ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, giàu chất thơ và sức gợi.
  • Tình yêu quê hương, Tổ quốc chan chứa trong những trang nhật kí, truyền đến người đọc niềm xúc động sâu xa.

 

b. Yếu tố hư cấu

Văn bản không sử dụng các yếu tố hư cấu

Hầu như mọi sự việc, con người đều được ghi chép hết sức chân thực, với địa danh có thực, ngày, tháng xác định.

Nhật kí được viết do nhu cầu ghi chép lại sự việc vừa xảy ra, hoặc xảy ra chưa lâu và chỉ viết cho riêng mình  Yếu tố hư cấu là không phù hợp.

 

c. Biện pháp tu từ

So sánh

  • Buổi gác đầu tiên được ví như “đêm trăng”; “bài thơ”, “trang nhật kí”  Hình ảnh buổi gác trở nên độc đáo, trữ tình.
  • “những mái nhà nghiêng” được ví “như mi mắt”  Tăng tính tạo hình, đầy trìu mến, thân thương.

Nhân hoá

“Ơi xóm làng yêu quý”  Hình ảnh trở nên có hồn, sinh động qua tiếng gọi của người lính trẻ.

 

c. Biện pháp tu từ

Điệp ngữ

“Ngủ yên, ngủ yên” như sự vỗ về  Nhấn mạnh niềm mong mỏi làng quê bình yên.

Điệp ngữ kết hợp với liệt kê

“Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa…”  tăng tính biểu cảm cho câu văn. Thiên nhiên chuyển động báo hiệu mùa quả ngọt đang về.

 

a. Nội dung

  • Là những dòng ghi chép của người lính binh nhì khi rời thành phố theo tiếng gọi của Tổ quốc.
  • Những cảm xúc chân thật, những con đường tuy đầy gian khổ song ngời lên là tình yêu đất nước, quê hương nồng nàn.
  • Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tăng tính biểu đạt cho tác phẩm.
  • Ngôi kể và điểm nhìn chân thực giúp tăng độ tin cậy của câu chuyện.

3. Tổng kết

 

LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 1. Hoàn thành phiếu bài tập

 

TRÒ CHƠI

THI NHÂN VIỆT NAM

 

Câu 1: Trong câu “Xe ơi, lao nhanh hơn, cho ta chóng tới gia đình lớn. Nơi ta gửi gắm cả thời thanh xuân của mình…”; “gia đình lớn” ở đây theo tác giả là:

A. Là nơi có gia đình với nhiều thế hệ đang chờ đón tác giả.

B. Là chiến trường với rất nhiều đồng đội đang chờ đợi.

C. Là nơi trận địa với bao nhiêu anh hùng đã ngã xuống.

D. Là nơi mà tác giả có thể học và phát triển ước mơ của mình.

B. Là chiến trường với rất nhiều đồng đội đang chờ đợi.

 

Câu 2: Tờ quyết định mà tác giả nhắc đến là gì?

A. Giấy báo nhập học.

B. Quyết định nhập ngũ.

C. Quyết định điều động công tác.

D. Quyết định thăng cấp.

B. Quyết định nhập ngũ.

 

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau đây:

Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí… Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành… Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa… Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín…”

A. Liệt kê

C. Nhân hoá

B. So sánh, hoán dụ

D. Liệt kê, so sánh, nhân hóa, điệp từ

D. Liệt kê, so sánh, nhân hóa, điệp từ

 

Câu 4: Việc liệt kê các chi tiết như địa danh, con người, thời gian, sự kiện trong đoạn trích có tác dụng gì?

A. Thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả.

B. Làm tăng tính xác thức, gần gũi và thân thuộc với người đọc.

C. Làm cho đoạn trích trở nên thuyết phục hay hơn.

D. Làm cho đoạn trích trở nên mượt mà và thiết thực hơn.

B. Làm tăng tính xác thức, gần gũi và thân thuộc với người đọc.

 

Câu 5: Đoạn trích “Trên những chặng đường hành quân” có sử dụng yếu tố hư cấu không? Vì sao?

A. Không, Bởi tất cả các sự kiện đều có thật trong đời sống, có thể kiểm chứng. Các sự kiện được kể gắn với dòng hồi tưởng của người viết.

B. Không sử dụng các yếu tố hư cấu vì đó là trải nghiệm mà chàng trai nghe được từ đồng đội của mình.

C. Có sử dụng các yếu tố hư cấu nhất là các địa danh để tăng thêm sự ác liệt của cuộc chiến.

D. Có sử dụng các yếu tố hư cấu nhất là các trận bom càn quét của địch và con số thương vong để tăng tính ác liệt của cuộc chiến.

A. Không, Bởi tất cả các sự kiện đều có thật trong đời sống, có thể kiểm chứng. Các sự kiện được kể gắn với dòng hồi tưởng của người viết.

 

LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ 2. Luyện tập theo văn bản

 

Câu hỏi: Ngoài nhật kí Mãi mãi tuổi 20 của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, anh chị còn biết đến cuốn nhật kí nào khác cũng nói về những năm tháng chiến đấu không? Nêu một số hiểu biết của mình về cuốn nhật kí đó?

Nhật kí Đặng Thùy Trâm

  • Được viết trong ba năm cô làm bác sĩ ở Đức Phổ, cho thấy sức tàn phá khốc liệt của chiến tranh và tâm tư người lính xa nhà.
  • Là một trong 10 sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2005 tại Việt Nam, xuất bản lần đầu ngày 27/7/2005 và một năm sau bán hơn 400.000 bản.

 

  • Năm 2007: phát hành tại Mỹ và nhiều quốc gia khác với tên tiếng Anh “Last night, I dreamed of peace”, được dịch ra hơn hai mươi thứ tiếng.
  • Hiện nay: đang được lưu giữ tại Viện Lưu trữ về Việt Nam ở bang Texas, Hoa Kỳ.

Cuốn Nhật ký giống như thước phim trắng đen phơi bày sự tàn khốc, khó khăn của chiến tranh chống Mỹ, cho thấy sự hi sinh của thế hệ thanh niên xung phong, luôn sẵn sàng chiến đấu và cống hiến cho đất nước.

 

VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1. Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi

 

“2.10.1971

Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.

Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.

Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…

Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.”

( Trích “Mãi mãi tuổi hai mươi” – Nguyễn Văn Thạc)

NGỮ LIỆU 1

 

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?

Tự sự

Câu 3: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Nội dung: những ngày làm bộ đội, cậu sinh viên đã hiểu rõ thật nhiều điều về cuộc sống

 

  • Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy:
    • Ánh lửa cầu vồng.
    • Màu đỏ của lửa, của máu.
    • Hồng cầu của trái tim.
  • Ý nghĩa:
    • Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường.
    • Nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc.
    • Lí tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân.

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm."

 

Câu 5: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”

Câu 6: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích?

Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống.

Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình.

Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ quốc…

Thông điệp: Bản thân mỗi cá nhân phải sống có ích và có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

 

“2/10/1971

Nhiều lúc mình cũng không ngờ rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá (…). Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình… Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!.. Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đi được. Và bàn tay ấy, và đôi mắt ấy, giọng nói ấy... Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy.”

( Trích “Mãi mãi tuổi hai mươi” – Nguyễn Văn Thạc)

NGỮ LIỆU 2

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trích trên? 
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? 
Câu 3: Hãy chỉ ra "những điều không ngờ" được tác giả nói đến trong đoạn trích? 

Biểu cảm.

Nội dung: là một đoạn nhật kí mà anh Nguyễn Văn Thạc đã bộc bạch chân thành cảm nghĩ, cảm xúc của mình trong những ngày đầu tạm biệt giảng đường Đại học để bước vào quân ngũ.

  • Không ngờ mình đã đến đây.
  • Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá …

 

Câu 4: Người viết đã thể hiện cảm xúc gì qua câu văn: “Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!”.

Sự xúc động và niềm tự hào về Tổ Quốc.

Câu 5: Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong câu văn: “Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp”.

  • Điệp từ: “khi”.
  • Tác dụng: nhấn mạnh thời điểm thiêng liêng nhất đối với người viết, trong không khí buổi lễ tiễn quân đầy xúc động, tự hào và đáng nhớ.

 

Câu 6: Anh/chị hiểu thế nào về nỗi lòng của tác giả cuốn nhật kí qua thủ pháp so sánh "Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy."

  • Tâm trạng rạo rực, hồi hộp, náo nức ở thời điểm đặc biệt của cuộc đời người lính trẻ.
  • Bộc lộ được lòng yêu nước, tự hào dân tộc của người lính.

Câu 7: Anh/chị có đồng ý với quan điểm “viết nhật kí không còn cần thiết trong cuộc sống hôm nay” không ? Vì sao?

Ví dụ: Đồng ý vì viết nhật ký là một cách để lưu lại những ký ức, kỷ niệm đẹp mà bất cứ ai, dù sống trong thời đại nào cũng cần,…

 

"14.7

Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và say tự đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc."

(Trích “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.160)

NGỮ LIỆU 3

 

Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh?

  • “Bom rơi đạn nổ.”
  • “Giết chết năm người và làm bị thương hai người.”
  • “Vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.”

Câu 2: Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai? Tình cảm đó cho thấy tác giả nhật ký là người như thế nào?

  • Nỗi nhớ thương của người viết hướng đến gia đình: ba, má, các em và cả chính bản thân mình.
  • Tác giả nhật ký là người sống giàu tình cảm và lòng yêu thương.

 

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm."

  • Tác dụng: Nhấn mạnh vào sự kinh khủng của chiến tranh và làm tăng tính biểu cảm cho câu văn.

Suy nghĩ của anh/chị về dòng tâm sự của nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc.”

  • Cô là người dũng cảm, không sợ cái chết, sẵn sàng hy sinh vì sự độc lập của dân tộc.

 

VẬN DỤNG

Viết bài văn nghị luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng đất nước.

 

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học

Hoàn chỉnh bài tập Luyện tập, Vận dụng

Ôn tập thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ thân mật

 

CẢM ƠN CÁC EM

ĐÃ LẮNG NGHE

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ppt dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay