Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Nếu cậu muốn có một người bạn

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 1:Nếu cậu muốn có một người bạn . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP: NẾU CẬU MUỐN CÓ MỘT NGƯỜI BẠN

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn:

1. Em có nhiều bạn không? Em đã làm quen và kết bạn với các bạn như thế nào?

2. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo và hoàng tử bé đã làm quen và kết bạn như thế nào?

 

1. HS trả lời dựa vào thực tế.

 

 

2. Trong đoạn trích, cáo và hoàng tử bé đã chào hỏi nhau lịch sự, sau đó bắt đầu câu chuyện và cả hai đề nghị làm cảm hóa để trở thành bạn của nhau.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn”

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn”.
  2. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả của văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn” là ai? Hãy nêu một số nét về tác giả?

+ Văn bản thuộc thể loại gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

+ Nhóm 1: Khắc họa hình ảnh hoàng tử bé

+ Nhóm 2: Khắc họa hình ảnh của cáo

+ Nhóm 3: Nêu những ý nghĩa gợi ra từ cuộc gặp gỡ giữa cáo và hoàng tử bé.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Tác giả:

- Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri (1900 – 1944) – nhà văn lớn của Pháp;

- Các sáng tác:

+ Lấy đề tài, cảm hứng từ hững chuyến bay và cuộc sống của người phi công;

+ Đậm chất trữ tình, trong trẻo, giàu cảm hứng lãng mạn.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Đoạn trích nằm trong tác phẩm Hoàng tử bé; tác phẩm nổi tiếng nhất của Ê-xu-pe-ri.

- Năm sáng tác: 1941.

b. Thể loại: truyện đồng thoại.

c. Nhân vật chính: hoàng tử bé và con cáo.

d. Ngôi kể: ngôi thứ ba.

 

 

 

 

 

 

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Cuộc gặp gỡ của hoàng tử bé và con cáo.

a. Hoàng tử bé

- Xuất thân: Đến từ một hành tinh khác – một hành tinh không có thợ  săn, không có  gà...  “Chẳng có gì là hoàn hảo”.

- Mục đích xuất hiện tại Trái Đất: Đi tìm con người, tìm bạn bè.  Tìm những bản thể giống mình, tìm tình bạn đích thực.

- Tâm trạng ban đầu: “Mình buồn quá”  Buồn vì không tìm thấy những người bạn, tình bạn.

- Tâm trạng sau khi “cảm hóa”:

+ Nhận ra ý nghĩa của “bông hồng”, của những vật đã được mình “cảm hóa” và những vật đã “cảm hóa” mình.

+ Tự căn dặn bản thân, lặp lại để cho nhớ những lời dặn dò của cáo với hoàng tử bé: chú trọng lời nói của trái tim, có tinh thần trách nhiệm.

b. Con cáo

- Xuất thân: Ở Trái Đất.

- Mục đích: Muốn được hoàng tử bé “cảm hóa”.

- Tâm trạng hiện tại:

+ Suy nghĩ về con người: phiền toái (có súng và đi săn), việc được nhất là nuôi gà  Con người vừa đem lại lợi ích vừa là mối đe dọa với cáo.

+ Thấy trên thế giới có đủ thứ chuyện.

+ Buồn, “thở dài” khi “chẳng có gì là hoàn hảo”.

+ Chán nản vì cuộc sống đơn điệu: Cáo săn gà, người săn cáo. Mọi con gà giống nhau, mọi con người giống nhau, không ai “cảm hóa” cáo.

 Mong cầu được “cảm hóa”: “Bạn làm ơn... cảm hóa mình đi!”.

- Tâm trạng sau khi đã được “cảm hóa”:

+ Buồn bã, khóc khi phải rời xa một người bạn: “Mình sẽ khóc mất”, “Mình được chứ bởi vì còn có màu lúa mì.”.  Từ một vật không có ý nghĩa gì nay lại có ý nghĩa.

+ Nhắc nhở hoàng tử bé phải chú trọng vào tình cảm để cảm nhận, phải có trách nhiệm.

 Con cáo được nhân cách hóa như một con người, người bạn.

 Hình ảnh con người đi kiếm tìm ý nghĩa tình bạn.

* Những ý nghĩa gợi ra từ cuộc gặp gỡ

- “Trên Trái Đất người ta thấy đủ thứ chuyện.”.

- “Chẳng có gì là hoàn hảo.”.

- Mối quan hệ giữa “Cảm hóa” và tình bạn:

+ “Cảm hóa”: xuất hiện 14 lần trong đoạn trích  Vấn đề chính mà tác giả muốn đề cập trong đoạn trích.

+ Đó là thứ đã “bị lãng quên lâu lắm rồi”.  Xã hội ngày càng trở nên thiếu vắng những tình bạn đích thực.

+ “Cảm hóa” là “làm cho gần gũi hơn...”.

2. Nghệ thuật và nội dung của VB

a. Nghệ thuật

- Kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm

- Xây dựng hình tượng nhân vật phù hợp với tâm lí, suy nghĩ của trẻ thơ.

- Nghệ thuật nhân hoá đặc sắc.

b. Nội dung – ý nghĩa

- Truyện kể về hoàng tử bé và con cáo.

- Bài học về cách kết bạn cần kiên nhẫn và dành thời gian cho nhau; về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm với bạn bè.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

NV1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Khoanh tròn đáp án đúng trước mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1. Tác giả của Hoàng tử bé là ai?

A. Tô Hoài

B. Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri

C. Nguyễn Thế Hoàng Linh

D. An-đéc-xen

Câu 2: Hoàng tử bé đến từ đâu?

A. Trái Đất

B. Mặt trăng

C. Hành tinh khác

D. Dải ngân hà

Câu 3. Ai/Điều gì đã cảm hóa hoàng tử bé?

A. Con cáo

B. Con người

C. Bông hồng

D. Vườn hoa hồng

Câu 4. Con cáo đến từ đâu?

A. Trái Đất

B. Mặt trăng

C. Hành tinh khác

D. Dải ngân hà

Câu 5. “Cảm hóa” trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn mang nghĩa nào?

A. Làm cho cảm động

B. Làm thay đổi, trở nên gần gũi hơn

C. Bị cảm nặng hơn

D. Làm cho xa cách

Câu 6. Văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn gợi ra cách kết bạn như thế nào?

A. Phải kiên nhẫn

B. Phải dành thời gian cho nhau

C. Phải có trách nhiệm

D. Tất cả các ý trên

Câu 7. Tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào để khắc họa con cáo?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 8. Hoàng tử bé đã lặp lại lời của cáo mấy lần để cho nhớ?

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 4 lần

Câu 9. Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

B. Xây dựng hình tượng nhân vật phù hợp với tâm lý, suy nghĩ của trẻ thơ.

C. Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc.

D. Cả, A, B, C.

Câu 10. Thể loại của Hoàng tử bé là gì?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Thơ văn xuôi

D. Truyện dài

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

A

A

B

D

C

C

D

B

NV2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 “[...] Rồi cậu quay lại chỗ con cáo:

- Vĩnh biệt – cậu nói...

- Vĩnh biệt – con cáo nói. – Đây là một bí mật của mình. Rất đơn giản: người ta chỉ thấy rõ với trái tim. Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần.

- Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần – hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ.

- Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn đã khiến bông hồng của bạn trở nên quan trọng đến thế.

- Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình... – Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ.

- Con người đã quên mất sự thật này – con cáo nói. – Nhưng bạn thì không được quên. Bạn có trách nhiệm mãi mãi với những gì bạn đã cảm hóa. Bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn...

- Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình... – Hoàng tử bé lặp lại, để cho nhớ.”

(Sách Ngữ văn 6, tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.24 – 25, 2021)

1. Nêu nội dung chính của đoạn văn.

2. Con cáo đã nói những gì? Những điều cáo nói cho thấy cáo là nhân vật như thế nào?

3. Tìm những từ Hán Việt trong đoạn trích và giải thích nghĩa của chúng.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Nội dung của đoạn trích là cuộc chia tay giữa cáo và hoàng tử bé, cáo đã nói cho hoàng tử bé một bí mật ý nghĩa.

Câu 2. Cáo đã nói cho hoàng tử bé biết bí mật của mình – bí mật về cảm hóa, bí mật về tình bạn:

- Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần.

- Thời gian mà hoàng tử bé bỏ ra cho bông hồng khiến bông hồng trở nên quan trọng đến thế.

- Phải có trách nhiệm với những gì ta đã cảm hóa.

 Những điều cáo nói cho thấy cáo là nhân vật sâu sắc, hiểu về cuộc sống. Cáo chính là hiện thân của trí tuệ.

Câu 3. Những từ Hán Việt có trong đoạn trích và tác dụng của chúng:

Từ Hán Việt

Nghĩa

Vĩnh biệt

Xa lìa nhau mãi mãi, không bao giờ còn gặp lại.

Bí mật

Được giữ kín không để lộ ra ngoài cho người khác biết.

Thời gian

Hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian), trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục, không ngừng.

Quan trọng

Có ý nghĩa, tác dụng hoặc ảnh hưởng lớn, đáng được coi trọng.

Hoàng tử

Con trai của nhà vua.

Trách nhiệm

Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu hậu quả.

 

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“- [...] “Cảm hóa” nghĩa là gì?

- Đó là thứ bị lãng quên lâu lắm rồi. Nó có nghĩa là “làm cho gần gũi hơn...”.

- Làm cho gần gũi hơn?

- Chứ sao – cáo lên giọng. – Bạn đối với mình mới chỉ là một cậu bé giống như cả trăm nghìn cậu bé. Và mình không cần đến bạn. Còn bạn cũng chẳng cần gì đến mình. Mình đối với bạn chỉ là một con cáo giống như cả trăm nghìn con cáo. Nhưng, nếu như bạn cảm hóa mình, tụi mình sẽ cần đến nhau. Lúc đó bạn đối với mình sẽ là duy nhất trên đời. Mình đối với bạn sẽ là duy nhất trên đời...”

(Sách Ngữ văn 6, tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.22, 2021)

1. Nêu nội dung chính của đoạn văn.

2. “Cảm hóa” được cáo giải thích là gì?

3. Theo em, tại sao cần có sự “cảm hóa”?

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Đoạn văn là cuộc hỏi đáp của hoàng tử bé và cáo về nghĩa của cảm hóa.

Câu 2. “Cảm hóa” được cáo giải thích là “làm cho gần gũi hơn”, khi cảm hóa người khác, ta và họ sẽ cần đến nhau, đối với nhau là duy nhất trên đời.

Câu 3. HS trả lời theo ý hiểu. Gợi ý:

Sự “cảm hóa” làm cho ta có những người bạn, giúp ta và họ cần đến nhau, có những cảm xúc đặc biệt. Sự “cảm hóa” sẽ làm cho con người có những kỷ niệm, làm cho cuộc sống trở nên thi vị và ý nghĩa hơn.

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
  3. Nội dung: GV ra câu hỏi, HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm: Ý kiến, suy nghĩ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Nhập vai nhân vật hoàng tử bé để ghi lại “nhật kí” về cuộc gặp gỡ với người bạn mới – cáo theo phiếu học tập sau:

     - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. TÔI VÀ CÁC BẠN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 1: Bài học đường đời đầu tiên
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Nếu cậu muốn có một người bạn
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Bắt nạt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Thực hành tiếng việt - Ôn tập cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Viết - Kể lại một trải nghiệm của bản thân
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 1: Nói và nghe - Ôn tập kể lại một trải nghiệm của bản thân

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. GÕ CỬA TRÁI TIM

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Văn bản "Truyện cổ tích về loài người"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Văn bản "Mây và sóng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Văn bản "Bức tranh của em gái tôi"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Thực hành tiếng việt - Ôn tập các biện phép tu từ, dấu ngoặc kép, đại từ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Viết - Ôn tập cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 2: Nghe và nói - Ôn tập cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Cô bé bán diêm
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Gió lạnh đầu mùa
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Con chào mào
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Thực hành tiếng việt - Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Viết - Ôn tập kể lại một trải nghiệm của em
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Nói và nghe - Ôn tập kể lại một trải nghiệm của em

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Chùm ca dao về quê hương đất nước
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Chuyện cổ nước mình
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Cây tre Việt Nam
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Từ đồng âm, từ đa nghĩa và biện pháp tu từ hoán dụ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Viết - Tập làm thơ lục bát và viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về thơ lục bát
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 4: Nói và nghe - Cách trình bày suy nghĩ về tình cảm con người với quê hương

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Văn bản "Cô Tô"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Văn bản "Hang én"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Văn bản "Cửu Long Giang ta ơi!"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Dấu ngoặc kép, biện pháp tu từ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Viết - Viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Nói và nghe - Chia sẻ về một trải nghiệm nơi em sống hoặc từng đến
 
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài: Luyện đề tổng hợp

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Văn bản "Thánh Gióng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Sơn tinh, Thuỷ tinh
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Ai ơi mồng 9 tháng 4
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Thực hành tiếng việt - Từ ghép, từ láy, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, dấu chấm phẩy
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Viết - Cách viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hoá)
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Nói và nghe - Kể lại một truyền thuyết

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. THẾ GIỚI CỔ TÍCH

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 7: Văn bản "Thạch Sanh"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Văn bản "Cây khế"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức 6: Văn bản " Vua chích choè"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 7: Các biện pháp tu từ, nghĩa của từ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 7: Viết - Cách viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 7: Nghe và nói - Kể lại một truyện cổ tích bằng lời nhân vật

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Văn bản "Xem người ta kìa!"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Hai loại khác biệt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Bài tập làm văn
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Viết đoạn văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Nói và nghe - Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. TRÁI ĐẤT – NGÔI NHÀ CHUNG

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Văn bản "Trái Đất - Cái nôi của sự sống"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Văn bản "Các loài chung sống với nhau như thế nào?"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Văn bản "Trái Đất"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Viết bản một cuộc họp, cuộc thảo luận tóm tắt sơ đồ nội dung một biên bản đơn giản
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 9: Nói và nghe - Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. CUỐN SÁCH TÔI YÊU

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 10: Văn bản " Nhà thơ Lò Ngân Sò - Người con của núi"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 10: Cuốn sách yêu thích và gặp gỡ tác giả
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 10: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

Chat hỗ trợ
Chat ngay