Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 6: Văn bản "Cây khế"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 6: Văn bản "Cây khế". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP: CÂY KHẾ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Cây khế mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cây khế.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cây khế.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
- Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi: Vì sao không gian đảo xa thường có nhiều điều bất ngờ, kì diệu? Em đã từng đặt chân đến một hòn đảo ngoài biển khơi xa lắc lần nào chưa?
- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.
- GV dẫn vào bài học.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập văn bản Cây khế
- Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Cây khế.
- Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nêu thể loại, ngôi kể, PTBĐ và bố cục của VB. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi: + Nhân vật người anh và người em là những người như thế nào? + Khi chim thần xuất hiện, phản ứng của người em như thế nào? Cuộc sống của người em sau đó nghèo khổ hay giàu có? + Khi chim thần xuất hiện, phản ứng của người anh như thế nào? Kết cục của người anh là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyện. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
I. Kiến thức chung - Truyện Cây khế thuộc thể loại truyện cổ tích. - Ngôi kể: ngôi thứ ba. - PTBĐ: tự sự. - Bố cục: 3 phần § P1: Từ đầu không đi lại với em nữa: Giới thiệu về người anh và người em § P2: Tiếp theo cho chim bay về: cuộc sống của người em và người anh thay đổi § P3: Còn lại: người anh phải trả giá. II. Kiến thức trọng tâm 1. Giới thiệu về người anh và người em - Người anh: lười biếng, tham lam, độc ác. - Người em: chịu khó làm ăn, hiền lành, thật thà. 2. Chim thần xuất hiện - Chim đến ăn khế và đền đáp cho người em. - Người em may túi ba gang, chim thần đưa đến đảo xa và nhặt một ít vàng, kim cương ngoài cửa hang. người em trở nên giàu có. - Người anh: may túi to gấp ba lần, vào hẳn trong hang để nhặt và nhét đầy túi, ống tay áo, ống quần người ah rơi xuống biển. - Nhận xét: Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân lao động, những người hiền lành, lương thiện sẽ được hưởng may mắn, hạnh phúc. Những người tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng. III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa * Nội dung: Truyện kể về người anh tham lam, độc ác đã phải trả giá và người em chăm chỉ, hiền lành, lương thiện đã được đền đáp xứng đáng. * Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về công bằng trong xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác. 2. Nghệ thuật - Xây dựng chi tiết kì ảo, tăng sức hấp dẫn cho truyện. - Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- NV1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT:
1. Trong việc chia gia tài, người anh đã tỏ ra như thế nào?
2. Qua việc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa, người em đã thể hiện: A. Là một người dại dột. B. Là một người có khao khát giàu sang. C. Là một người ham được đi đây đi đó. D. Là một người trung thực. 3. Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của:
4. Dòng nào dưới đây đúng với ý nghĩa có thể rút ra từ truyện “Cây khế”:
5. Từ “nghe” trong câu “Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang” có nghĩa là:
6. Bài học từ kết cục khác nhau của người em và người anh trong truyện Cây khế là gì? 7. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện tưởng tượng về một cách kết thúc khác cho truyện Cây khế. |
- GV gọi một số HS trình bày bài làm, sau đó nhận xét, chữa bài.
Gợi ý đáp án:
1 – C, 2 – D, 3 – A, 4 – C, 5 – B.
- Bài học từ kết cục khác nhau của người em và người anh trong truyện Cây khế: ở hiền gặp lành, tham lam, độc ác sẽ nhận kết cục xứng đáng.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức