Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 8: Văn bản "Xem người ta kìa!"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 8: Văn bản "Xem người ta kìa!". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: XEM NGƯỜI TA KÌA!
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn bản nghị luận và văn bản Xem người ta kìa!.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Xem người ta kìa!.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Xem người ta kìa!.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
- Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn:
- Đứng trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em có suy nghĩ gì?
- Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình hay không? Vì sao?
- HS chia sẻ, trả lời câu hỏi.
- GV dẫn vào bài học.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập về truyền thuyết
- Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về thơ
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhắc lại kiến thức về văn bản nghị luận. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | Văn bản nghị luận Văn bản nghị luận là loại văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. Các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận · Lí lẽ là những lời diễn giải có tí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được lẩy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ. |
Hoạt động 2: Ôn tập văn bản Xem người ta kìa!
- a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Xem người ta kìa!.
- b. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nêu thể loại, ngôi kể, PTBĐ, bố cục của VB. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, tóm tắt văn bản bằng sơ đồ tư duy vào giấy A0. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, trao đổi. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
| I. Kiến thức chung - Thể loại: Văn bản nghị luận. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. - PTBĐ: nghị luận. - Bố cục: 4 phần: + Đoạn 1: Từ đầu ước mong điều đó (nêu vấn đề): cha mẹ luôn muốn con mình hoàn hảo giống người khác. + Đoạn 2: Tiếp mười phân vẹn mười: Những lí do người mẹ muốn con mình giống người khác. + Đoạn 3: Tiếp trong mỗi con người: Sự khác biệt trong mỗi cá nhân là phần đáng quý trong mỗi người. + Đoạn 4: Phần còn lại (kết luận vấn đề): hoà đồng, gần gũi mọi người nhưn cũng cần tôn trọng, giữ lại sự khác biệt cho mình. II. Kiến thức trọng tâm 1. Nêu vấn đề : cha mẹ luôn muốn con mình hoàn hảo giống người khác - Câu nói của người mẹ: “Xem người ta kìa!” - Mục đích : để con bằng người, không làm xấu mặt gia đình, không ai phàn nàn, kêu ca Mong ước rất giản dị, đời thường của mọi người mẹ. 2. Lí lẽ : Những lí do người mẹ muốn con mình giống người khác - Mặc dù mỗi người là một cá thể riêng biệt nhưng vẫn có điểm giống nhau. - Việc noi theo những ưu điểm, chuẩn mực của người khác để tiến bộ là điều nên làm. 3. Dẫn chứng : Sự khác biệt trong mỗi cá nhân là phần đáng quý trong mỗi người - Sự khác biệt là một phần đáng quý trong mỗi con người, tạo nên một xã hội đa dạng, sinh động. - Các dẫn chứng: Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ, sinh động biết bao. - Nghệ thuật: dẫn chứng cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp. 4. Kết luận vấn đề - Hoà đồng, gần gũi mọi người nhưng cũng cần tôn trọng, giữ lại sự khác biệt cho mình. III. Tổng kết 1. Nội dung Văn bản đề cập đến đến vấn đề tôn trọng sự khác biệt ở mỗi người nhưng cần hoà đồng, gần gũi với mọi người. 2. Nghệ thuật Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, có tính thuyết phục. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
1. Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con mình phải: ................................................................................................................................................................................................................................................................ 2. Đặc điểm của một số đoạn văn trong văn bản Xem người ta kìa!: a. Đoạn văn từ .................................... đến .................................... : dùng lời kể để nêu vấn đề. b. Đoạn văn từ .................................... đến .................................... : là lời diễn giải của người viết về vấn đề. c. Đoạn văn từ .................................... đến .................................... : dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề. 3. Người mẹ có lí khi muốn con mình lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo là vì: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 4. Để khẳng định: bên cạnh những nét gần gũi, giữa người này và người khác còn có những sự khác biệt, người viết đã dùng các bằng chứng: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 5. Từ văn bản Xem người ta kìa!, có thể thấy văn bản nghị luận có những yếu tố quan trọng sau đây: - .............................................................................................................................. - .............................................................................................................................. - .............................................................................................................................. 6. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về chủ đề: Ai cũng có cái riêng của mình. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ |
- GV mời một số HS trình bày bài làm, sau đó chốt đáp án.
Gợi ý đáp án:
- Khi thốt lên “Xem người ta kìa!”, người mẹ muốn con mình phải: giống những người thông minh, giỏi giang, vẹn toàn về mọi mặt.
- a. Đoạn văn từ đầu đến... không thấy thoải mái chút nào: dùng lời kể để nêu vấn đề.
- Đoạn văn từ Mẹ tôi không phải không có lí đến mười phân vẹn mười: là lời diễn giải của người viết về vấn đề.
- Đoạn văn từ Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ đến rất đáng quý trong mỗi con người: dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
- Người mẹ có lí khi muốn con mình lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo là vì: Trên đời, mọi người có nhiều điều giống nhau. Ai cũng muốn thông minh, giỏi giang. Ai cũng muốn được tin yêu, tôn trọng, thành đạt. Nên xưa nay, không ít người tự vươn lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.
- Để khẳng định: bên cạnh những nét gần gũi, giữa người này và người khác còn có những sự khác biệt, người viết đã dùng các bằng chứng:
Đó là từ ngoại hình, giọng nói cho đến khả năng, tính tình của từng nguời trong lớp (Ngoại hình khác nhau, giọng nói khác nhau đã đành, mà thói quen, sở thích cũng có giống nhau đâu. Người thích vẽ vời, người ưa ca hát, nhảy múa, có bạn chỉ khi ra sân tập thể thao mới thực sự được là mình,... Về tính cách thì sôi nổi, nhí nhảnh hay kín đáo, trầm tư có đủ hết...). nhờ sự khác biệt ấy mà mỗi người sẽ đóng góp cho cuộc sống những giá trị riêng, làm cho cuộc sống trở nên phong phú.
- Từ văn bản Xem người ta kìa!, có thể thấy văn bản nghị luận có những yếu tố quan trọng sau đây:
- Vấn đề cần nghị luận.
- Lí lẽ: những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình.
- Bằng chứng: những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.
- HS cần nêu được ý nghĩa của sự gần gũi và khác biệt giữa bản thân mình với mọi người. Sự khác biệt thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân, nhưng sự gần gũi, giống nhau cũng là tự nhiên và cần thiết.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức