Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 3: Thực hành tiếng việt - Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 3: Thực hành tiếng việt - Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP VỀ CỤM DANH TỪ, CỤM ĐỘNG TỪ, CỤM TÍNH TỪ
I. MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
- Nhận biết được cụm danh từ.
- Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhật biết và phân tích tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ; nhận biết và phân tích được cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Năng lực mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của GV
- Giáo án.
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
- Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học.
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV mời một HS đặt một câu bất kì trước lớp, sau đó tùy vào câu mà HS đặt để phân tích ví dụ về cụm danh từ/ cụm động từ/ cụm tính từ.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Nhắc lại về cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
- a. Mục tiêu: HS nhắc lại và nắm vững kiến thức về truyện đồng thoại.
- b. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ: + Nhóm 1+2: Nêu đặc điểm của cụm danh từ và lấy ví dụ. + Nhóm 3+4: Nêu đặc điểm của cụm động từ và lấy ví dụ. + Nhóm 5+6: Nêu đặc điểm của cụm tính từ và lấy ví dụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. | I. Hệ thống kiến thức 1. Cụm danh từ - Cụm danh từ gồm ba phần: + Phần trung tâm ở giữa: là danh từ + Phần phụ trước: thường thể hiện số lượng của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện + Phần phụ sau: thường nêu đặc điểm của sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. VD: Một ông lão, hai cô gái xinh đẹp,… 2. Cụm động từ - Cụm động từ gồm ba phần: + Phần trung tâm ở giữa: động từ + Phần phụ trước: thường bổ sung cho động từ ý nghĩa về thời gian, khẳng định/phủ định, tiếp diễn + Phần phụ sau: thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa về đối tượng, địa điểm, thời gian. VD: Đang chơi trốn tìm, ăn canh rong biển, học tiếng Việt,... 3. Cụm tính từ - Cụm tính từ gồm ba phần: + Phần trung tâm ở giữa: tính từ + Phần phụ trước: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về mức độ, thời gian, sự tiếp diễn,... + Phần phụ sau: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về phạm vi, mức độ,... VD: đã cũ, chưa cũ, cũ lắm,... |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d. Tổ chức thực hiện:
NV1: GV phát đề luyện tập, yêu cầu HS làm việc cá nhân.
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 I. Khoanh vào đáp án đúng. Câu 1. Dòng nào sau đây KHÔNG phải cụm danh từ? A. Một con ngỗng quay. B. Ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa. C. Những bức tường dày đặc và lạnh lẽo. D. Mấy người khách qua đường. Câu 2. Dòng nào sau đây KHÔNG phải cụm động từ? A. Lại gần chị thì thầm. B. Đem cho nó cái áo bông cũ. C. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ. D. Đứng lặng yên đợi. Câu 3. Dòng nào sau đây KHÔNG phải cụm tính từ? A. Say sưa uống ánh mặt trời. B. Sáng vằng vặc. C. Rất đau lòng. D. Cười tươi. II. Hoàn thành theo yêu cầu Câu 1. Tìm cụm danh từ trong những câu sau. Xác định trung tâm của cụm danh từ và những ý nghĩa mà trung tâm đó được bổ sung. a. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. b. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màn. Câu 2. Gạch dưới cụm động từ trong mỗi câu sau. Khoanh vào động từ trung tâm của những cụm động từ đó, nêu ý nghĩa mà trung tâm của cụm động từ đó được bổ sung. a. Cậu nắm lấy tay bố đang duỗi ra ngoài chăn. b. Người bệnh thở hổn hển khó nhọc. c. Cậu bé viết nhanh thoăn thoắt. Câu 3. Các câu sau có vị ngữ là một tính từ. Em hãy mở rộng câu đó thành câu có vị ngữ là một cụm tính từ. So sánh cách viết của hai câu văn đó và nêu ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung. Mẫu: Em bé xinh./ Em bé rất xinh./ Em bé khá xinh./ Em bé xinh như thiên thần. a. Ngôi nhà nhỏ. b. Người mệt. c. Cô giáo trẻ. |
- GV mời một số HS trình bày bài làm trước lớp, sau đó sửa bài, chốt đáp án.
Gợi ý đáp án:
- Khoanh vào đáp án đúng
1 – B, 2 – C, 3 – D.
- Hoàn thành theo yêu cầu
Câu 1.
Câu | Cụm danh từ và danh từ trung tâm | Ý nghĩa mà danh từ trung tâm được bổ sung |
a | - CDT: que diêm thứ hai. - DTTT : que diêm. | Số lượt của que diêm. |
b | - CDT: một tấm rèm bằng vải màn. - DTTT: tấm rèm. | Số lượng của tấm rèm và chất liệu của tấm rèm. |
Câu 2. Gạch dưới cụm động từ trong mỗi câu sau. Khoanh vào động từ trung tâm của những cụm động từ đó, nêu ý nghĩa mà trung tâm của cụm động từ đó được bổ sung.
- Cậu nắm lấy tay bố đang duỗi ra ngoài chăn.
- Người bệnh thở hổn hển khó nhọc.
- Cậu bé viết nhanh thoăn thoắt.
Câu | Cụm động từ và động từ trung tâm | Ý nghĩa mà động từ trung tâm được bổ sung |
a | - CĐT: nắm lấy tay bố đang duỗi ra ngoài chăn. - ĐTTT : nắm lấy. | Làm rõ đối tượng cho hành động nắm lấy. |
b | - CĐT: thở hổn hển khó nhọc. - ĐTTT: thở. | Tính chất, cách thức của hành động thở. |
c | - CĐT: viết nhanh thoăn thoắt. - ĐTTT: viết. | Tính chất nhanh, tốc độ của hành động viết. |
Câu 3. Các câu sau có vị ngữ là một tính từ. Em hãy mở rộng câu đó thành câu có vị ngữ là một cụm tính từ. So sánh cách viết của hai câu văn đó và nêu ý nghĩa mà tính từ đó được bổ sung.
Mẫu: Em bé xinh./ Em bé rất xinh./ Em bé khá xinh./ Em bé xinh như thiên thần.
Câu có vị ngữ là một tính từ | Câu có bị ngữ là một cụm tính từ | Ý nghĩa mà tính từ được bổ sung |
a. Ngôi nhà nhỏ. | a. Ngôi nhà quá nhỏ. | Mức độ nhỏ của ngôi nhà. |
b. Người mệt. | b. Người hơi mệt. | Mức độ mệt. |
c. Cô giáo trẻ. | c. Cô giáo trẻ như học sinh. | Cụ thể hóa sự trẻ trung của cô giáo. |
NV2: GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS hoàn thành theo cặp.
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 I. Khoanh vào đáp án đúng Câu 1. Dòng nào sau đây KHÔNG phải một cụm danh từ? A. Một nhà buôn giàu có. B. Những ngôi sao trên trời. C. Cũng biến đi mất như lò sưởi. D. Hai bà cháu. Câu 2. Dòng nào sau đây KHÔNG phải là một cụm động từ? A. Lo lắng dắt nhau lẻn về nhà. B. Cái áo bông cũ. C. Đang ngồi ở cái ghế con. D. Cũng biến đi mất như lò sưởi. Câu 3. Dòng nào sau đây KHÔNG phải là một cụm tính từ? A. Đẹp như tiên. B. Sáng như ban ngày. C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. D. Đen như mực. II. Hoàn thành theo yêu cầu Câu 1. Sắp xếp các cụm từ sau đây vào nhóm phù hợp.
Câu 2. Đặt 3 câu có sử dụng các cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ có ở bài tập trên. Câu 3. Tìm cụm danh từ trong những câu sau. Xác định trung tâm của cụm danh từ và những ý nghĩa mà trung tâm đó được bổ sung. a. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. b. Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. c. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm. d. Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. Câu 4. Với mỗi danh từ cho sẵn, hãy tạo một cụm danh từ và nêu nhận xét về tác dụng của các từ đứng trước danh từ trung tâm và các từ đứng sau danh từ trung tâm. a. cậu bé b. mắt c. con chim |
- GV gọi một số HS trình bày bài làm trước lớp, sau đó GV sửa bài, chốt đáp án.
Gợi ý đáp án:
- Khoanh vào đáp án đúng
1 – C; 2 – B; 3 – C.
- Hoàn thành theo yêu cầu
Câu 1. Sắp xếp các cụm từ vào nhóm phù hợp.
Cụm danh từ | Cụm động từ | Cụm tính từ |
a, e, k, n, o, p, q, r, v. | c, d, f, i, l, m, x, y. | b, g, h, j, s, t, u, z. |
Câu 2. Đặt 3 câu có sử dụng các cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ có ở bài tập trên. VD:
- Trăng sáng vằng vặc.
- Bạn nhỏ đang đọc sách.
- Những cái bàn ăn ấy là do bác Lực làm ra.
Câu 3. Tìm cụm danh từ trong những câu sau. Xác định trung tâm của cụm danh từ và những ý nghĩa mà trung tâm đó được bổ sung.
- Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en.
- Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.
- Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm.
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
Câu | Cụm danh từ và danh từ trung tâm | Ý nghĩa mà danh từ trung tâm được bổ sung |
a | - CDT: một cây thông Nô-en. - DTTT : cây thông. | Số lượng và loại cây thông. |
b | - CDT: tất cả những que diêm còn lại trong bao. - DTTT: que diêm. | Số lượng, phạm vi của que diêm. |
c | - CDT: một ý nghĩ tốt. - DTTT: ý nghĩ. | Số lượng và tính chất của ý nghĩ. |
d | - CDT: cái áo bông cũ. - DTTT: cái áo. | Loại áo và tính chất của áo. |
Câu 4. VD:
- cậu bé
Tạo cụm danh từ: Một cậu bé thông minh.
Tác dụng của các từ đứng trước DTTT: Làm rõ số lượng của DTTT.
Tác dụng của các từ đứng sau DTTT: Làm rõ tính chất, phẩm chất của DTTT.
- mắt
Tạo cụm danh từ: Một cặp mắt to.
Tác dụng của các từ đứng trước DTTT: Làm rõ số lượng của DTTT.
Tác dụng của các từ đứng sau DTTT: Làm rõ tính chất của DTTT.
- con chim
Tạo cụm danh từ: Những con chim đậu trên cành cây.
Tác dụng của các từ đứng trước DTTT: Làm rõ số lượng của DTTT.
Tác dụng của các từ đứng sau DTTT: Làm rõ vị trí của DTTT.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức