Giáo án Tiếng Việt 2 chân trời Bài 4: Hừng đông mặt biển
Giáo án Bài 4: Hừng đông mặt biển sách Tiếng Việt 2 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 2 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 15: BÀI CA TRÁI ĐẤT
TUẦN 32 – 34
BÀI 4: HỪNG ĐÔNG MẶT BIỂN (Tiết 15 – 20)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chia sẻ được với bạn về tên gọi và vẻ đẹp của một bãi biển mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tả vẻ đẹp của cảnh biển lúc bình minh, thể hiện tình yêu thiên nhiên thanh bình, tươi đẹp; biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp bình minh, vẻ đẹp của thiên nhiên.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nhìn – viết đúng đoạn văn; phân biệt được ui/uy; r/d/gi, iêc/iêt.
- Mở rộng được vốn từ về Trái Đất (từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ môi trường); đặt được câu với từ ngữ cho sẵn, điền từ.
- Nghe – kể được từng đoạn của câu chuyện Chuyện của cây sồi theo tranh và từ ngữ gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Viết được 4 – 5 câu về tình cảm với một sự việc theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về thiê nhiên.
- Thực hiện được trò chơi Họa sĩ nhí; đặt tên, giới thiệu được bức vẽ với bạn hoặc người thân.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; nhận thức về vẻ đẹp của Trái Đất, góp phần hình thành tinh thần trách nhiệm của một ngươi công dân đối với Trái Đất (bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Gió càng lúc đến lao mình tới.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
- Bài thơ về thiên nhiên đã tìm đọc.
- Bút màu và vật dụng để vẽ cảnh biển.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |
A. Khởi động Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn về tên gọi và vẻ đẹp của một bãi biển mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về tên và vẻ đẹp của một số bãi biển. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: cảnh gì, ở đâu,… - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài mới Hừng đông mặt biển lên bảng: Bình minh trên biển là một cảnh vô cùng đẹp. Đối với những người không ở biển, chúng ta chỉ ao ước đến biển để ngắm vẻ đẹp của nó. Nhưng với những người sống ở biển, biển lại là nguồn sống, họ đi làm từ lúc mặt trời mọc lên trên biển đến khi mặt trời chìm xuống dưới biển. Đó là sự lao động vất vả bên cạnh khung cảnh đẹp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào bài đọc hôm nay: Hừng đông mặt biển. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, giọng thong thả, nhấn mạnh ở những từ ngữ tả vẻ đẹp của cảnh biển. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: nguy nga, rực rỡ, vút, thon thả, rướn, long lanh, du ngoạn, lai láng, can trường...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Mảnh buồm nhỏ tí phía sau/ nom như một con chim/ đang đỗ sau lái,/ cổ rướn cao/ sắp lên tiếng hót.// Nhìn từ xa,/ giữa cảnh mây nước long lanh,/ mấy chiếc thuyền lưới/ làm ăn nhiều khi vất vả/ nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn.//;... Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Tả vẻ đẹp của cảnh biển lúc bình minh, thể hiện tình yêu thiên nhiên thanh bình, tươi đẹp; biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp bình minh, vẻ đẹp của thiên nhiên. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + du ngoạn: đi chơi ngắm cảnh. + can trường: gan dạ, không sợ nguy hiểm. + nguy nga: to lớn, đẹp đẽ và uy nghi – thường dùng để nói về công trình kiến trúc. + thon thả: có vẻ thon và đẹp. + long lanh: có ánh sáng phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ đẹp trong sáng, sinh động. + ức: ngực. + lai láng: tràn đầy khắp cả, như đâu cũng có. + tựa hồ: giống như. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Tìm trong câu văn đầu tiên những từ ngữ tả cảnh hừng đông mặt biển. + Câu 2: Mảnh buồm nhỏ tí phía sau được so sánh với hình ảnh nào?
+ Câu 3: Đọc đoạn 3 và cho biết những thử thách mà chiếc thuyền đã vượt qua.
+ Câu 4: Câu văn nào nêu đúng nội dung bài?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp bình minh, vẻ đẹp của thiên nhiên. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu loát bài đọc. Cách tiến hành: - GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách hiểu về nội dung, xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc mẫu lại một đoạn. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm nhỏ sau đó đọc trước lớp. - GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài. 2. Viết Hoạt động 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nhìn – viết đúng đoạn văn. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nghe đọc đoạn văn (từ Gió càng lúc càng mạnh đến hết), trả lời câu hỏi về nội dung. - GV yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: cuộn, lai láng, mênh mông, hụp, nô giỡn, ầm ầm, võ sĩ, ức, mũi,...; hoặc do ngữ nghĩa, VD: gió, giỡn, giơ,... - GV nhắc HS cách trình bày bài viết. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV đọc từng cụm từ để HS nghe và viết vào VBT. - GV yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- GV nhận xét một số bài viết. Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt ui/uy Mục tiêu: Phân biệt được ui/uy. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm lời giải đố.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu kết quả trước lớp. - GV yêu cầu HS viết lời giải đó vào VBT. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt r/d/gi, iêc/iêt Mục tiêu: Phân biệt được r/d/gi, iêc/iêt. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2c.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn và các tiếng trong ngoặc đơn. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS thực hiện vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS nêu kết quả trước lớp yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Tiết 3, 4 3. Luyện từ Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về Trái Đất (từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ môi trường). Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của từ ngữ bằng cách chọn thẻ màu xanh có lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ ngữ trong thẻ màu hồng trong nhóm nhỏ. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. 4. Luyện câu Hoạt động 1: Đặt 2 – 3 câu có sử dụng từ ngữ ở BT 3 Mục tiêu: Đặt được câu với từ ngữ cho sẵn. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a. Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS nói trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết 2 – 3 câu vừa đặt vào VBT. Bước 5: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. Hoạt động 2: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi * Mục tiêu: Điền từ thích hợp để hoàn thành đoạn văn. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4b.
- GV yêu cầu HS chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi * trong đoạn văn.
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT. - GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã điền từ. - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. 5. Kể chuyện (Nghe – kể) Hoạt động 1: Nghe kể chuyện Mục tiêu: Nghe kể và ghi nhớ nội dung câu chuyện Chuyện của cây sồi. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện. GV giới thiệu thêm: cây sồi là một loại cây lấy gỗ, sống trong rừng.
Mục tiêu: Nói được tình cảm của bản thân với một sự việc. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6a.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm nhỏ, dựa vào thẻ từ để tìm ý cho bài nói về tình cảm khi tham gia một ngày hội ở trường bằng kỹ thuật Khăn trải bàn, mỗi bạn thực hiện một ý.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Viết về tình cảm với một sự việc Mục tiêu: Viết được 4 – 5 câu về tình cảm với một sự việc theo gợi ý. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 6b. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết 4 – 5 câu về nội dung vừa nói ở BT 6a vào VBT. Bước 3: Hoạt động cá nhân - GV mời một số HS đọc bài viết trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. C. Vận dụng 1. Đọc mở rộng Hoạt động 1: Chia sẻ một bài thơ đã đọc về thiên nhiên Mục tiêu: Chia sẻ được một bài thơ đã đọc về thiên nhiên. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1a. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài thơ (tên tác giả, tập thơ), điều em thích (từ ngữ, hình ảnh),... Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Viết vào Phiếu đọc sách (trong VBT) Mục tiêu: Viết vào Phiếu đọc sách thông tin một bài thơ đã đọc về thiên nhiên. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài thơ (tên tác giả, tập thơ), điều em thích (từ ngữ, hình ảnh),... Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét ………………. |
- HS hoạt động nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về tên và vẻ đẹp của một số bãi biển.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: cảnh gì, ở đâu,… (cảnh bình minh trên biển).
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Những từ ngữ trong câu văn đầu tiên tả cảnh hừng đông mặt biển: nguy nga, rực rỡ. + Câu 2: Mảnh buồm nhỏ tí phía sau được o sánh với hình ảnh một com chim đang đỗ sau lái, cổ ướn cao sắp lên tiếng hót. + Câu 3: Những thử thách mà chiếc thuyền đã vượt qua: sóng gió khiến thuyền chồm lên hụp xuống, sóng đập vào mũi thuyền ầm ầm. + Câu 4: Câu văn nêu đúng nội dung bài: Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ.
- HS nêu nội dung bài đọc: Tả vẻ đẹp của cảnh biển lúc bình minh, thể hiện tình yêu thiên nhiên thanh bình, tươi đẹp. - HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe, xác định giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo nhóm nhỏ, sau đó đọc trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS nghe đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung.
- HS đánh vần theo GV.
- HS lắng nghe, lưu ý.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi. - HS lắng nghe GV nhận xét một số bài viết.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2b: Giải các câu đố, biết rằng lời giải đố chứa tiếng có vần ui hoặc vần uy. - HS trao đổi nhóm đôi, tìm lời giải đố: + Thân tôi bằng sắt Nổi được trên sông Chở chú hải quân Tuần tra trên biển à Tàu thủy. + Sừng sững mà đứng giữa trời Ai lay chẳng chuyển, ai dời chẳng đi. à Núi. - HS nêu kết quả trước lớp.
- HS viết lời giải đó vào VBT.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2c: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi *. - HS đọc đoạn văn và các tiếng trong ngoặc đơn.
- HS thực hiện BT vào VBT: + chữ r/d/gi: dầu, rụng, giữa, dầu. + vần iêc/iêt: tiết, biếc, thiết.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3: Chọn lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ ngữ. - HS hoạt động nhóm nhỏ, hoàn thành BT: + bảo tồn – gìn giữ, không để các loài vật bị biến mất. + tuyệt chủng – hiện tượng các loài vật bị biến mất hoàn toàn trên Trái Đất. + bảo vệ môi trường – giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4a: Đặt 2 – 3 câu có sử dụng từ ngữ ở BT 3. - HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành BT. VD: + Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. + Khủng long là loài động vật đã tuyệt chủng. + Hiện nay, có rất nhiều loài động vật cần được bảo tồn. - Một số HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS viết 2 – 3 câu vừa đặt vào VBT.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi *. - HS chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi * trong đoạn văn:
- HS thực hiện BT vào VBT. - HS đọc lại đoạn văn đã điền từ.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện, nghe GV giới thiệu. ………………
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN
1. Với toán, Tiếng Việt
- Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
2. Với các môn còn lại:
- Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
- Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
- Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
- Trọn bộ word + PPT: 900k
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Giáo án word lớp 2 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Tiếng anh 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án đạo đức 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Toán 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 2 Chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Đạo đức 2 Chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Toán 2 Chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tiếng việt 2 Chân trời sáng tạo