Giáo án Tiếng Việt 2 chân trời Bài 4: Tôi yêu Sài Gòn
Giáo án Bài 4: Tôi yêu Sài Gòn sách Tiếng Việt 2 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 2 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐIỂM 14: VIỆT NAM MẾN YÊU
TUẦN 30 – 31
BÀI 4: TÔI YÊU SÀI GÒN (Tiết 15 – 20)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Ghép được các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh vật, con người Sài Gòn của tác giả; biết liên hệ với bản thân: Yêu thương, quý trọng Tổ quốc Việt Nam.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực riêng:
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được eo/oe, s/x, ac/at.
- Mở rộng được vốn từ về đất nước (từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước); đặt được câu giới thiệu, bày tỏ tình cảm với một cảnh đẹp của đất nước.
- Kể được truyện Chuyện quả bầu đã đọc.
- Viết được 4 – 5 câu về tình cảm với người thân theo gợi ý.
- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về đất nước Việt Nam.
- Nói được những điều em thích sau khi đọc bài Tôi yêu Sài Gòn.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm; góp phần hình thành và bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc, về truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; bước đầu có ý thức giữ gìn cảnh đẹp, vẻ đẹp văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi đoạn từ Tôi yêu những con đường đến hết.
- Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- HS mang tới lớp bài văn về đất nước Việt Nam đã tìm đọc.
b. Đối với HS
- SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Ghép được các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi ghép các chữ và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài mới Tôi yêu Sài Gòn lên bảng: Chúng ta vừa chơi trò chơi để ghép các từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Hà Nội có Hồ Gươm, có lăng Bác, v.v... Vậy Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh – thành phố mang tên Bác) có gì, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Tôi yêu Sài Gòn. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, trìu mến, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả cảnh vật, con người, hoạt động; từ ngữ chỉ cảm xúc. - GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ ngữ, cụm từ khó do cấu tạo, do ảnh hưởng phương ngữ, VD: nắng sớm, phố khuya thưa thớt, buổi sáng tinh sương, vành khuyên ríu rít,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện tình cảm yêu thương, trân quý: Tôi/ yêu nắng sớm Sài Gòn.; Tôi/ yêu cả những con mưa rào bất ngờ ập xuống.//; Thỉnh thoảng trong vòm lá,/ vài chị sáo,/ chị sẻ,/ chị vành khuyên/ ríu rít chuyện trò.//; Tôi/ yêu những con người hào hiệp,/ luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người.//; câu bộc lộ cảm xúc, khẳng định tấm lòng yêu quý tự hào: Yêu biết mấy,/ Sài Gòn của tôi!//. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh vật, con người Sài Gòn của tác giả; biết liên hệ với bản thân: Yêu thương, quý trọng Tổ quốc Việt Nam. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + dập dìu: nhiều người, xe cộ qua lại không ngớt. + tinh sương: khoảng thời gian rất sớm của buổi sáng. + thân thiện: tỏ ra có tình cảm tốt, quý mến. + hào hiệp: hết lòng vì người khác, không tính toán thiệt, hơn. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ thời tiết và đặc điểm của phố phường Sài Gòn.
+ Câu 2: Những con đường Sài Gòn có gì đẹp?
+ Câu 3: Vì sao tác giả yêu người Sài Gòn?
+ Câu 4: Theo em, tình cảm của tác giả với Sài Gòn như thế nào?
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu thương, quý trọng Tổ quốc Việt Nam.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu loát bài đọc. Cách tiến hành: - GV yêu cầu và hướng dẫn HS cách hiểu về nội dung, xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc mẫu một đoạn. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm nhỏ sau đó đọc nối tiếp trước lớp.
- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài. 2. Viết Hoạt động 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn từ Tôi yêu những con đường đến chuyện trò, trả lời câu hỏi về nội dung. - GV hướng dẫn HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ. VD: rợp, bóng, cây sao, cao vút, chuyển cành, vành khuyên, ríu rít,...; hoặc do ngữ nghĩa, VD: dầu, giữa. - GV nhắc HS cách trình bày bài viết. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV đọc từng cụm từ để HS viết vào vở. Bước 3: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi. Bước 4: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét một số bài viết. Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt eo/oe Mục tiêu: Phân biệt được eo/oe. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện BT vào VBT. Đáp án: hoe, khoe, reo, xoe.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Phân biệt s/x, ac/at Mục tiêu: Phân biệt được eo/oe, s/x, ac/at. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đặt câu trong nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày kết quả BT trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. Tiết 3, 4 3. Luyện từ Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về đất nước (từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước). Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS tìm từ ngữ trong nhóm 4 theo hình thức mảnh ghép, mỗi HS tìm một từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước, thống nhất kết quả trong nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm HS trình bày bằng hình thức bổ sung thẻ ghi từ ngữ trên bảng, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT. 4. Luyện câu Mục tiêu: Đặt được câu giới thiệu, bày tỏ tình cảm với một cảnh đẹp của đất nước. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a và 4b.
- GV hướng dẫn HS quan sát các bức ảnh gợi ý, giới thiệu về từng cảnh vật ở từng bức ảnh. GV lưu ý HS 4 bức ảnh trong SGK chỉ là gợi ý, không bắt buộc HS phải đặt câu bày tỏ tình cảm với một trong bốn cảnh đẹp đó.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm nhỏ: chọn cảnh đẹp sẽ dùng để đặt câu, chọn từ ngữ bày tỏ tình cảm với cảnh đẹp đã chọn, đặt 2 – 3 câu giới thiệu và câu bày tỏ tình cảm với cảnh đẹp đó.
Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. 5. Kể chuyện (Đọc – kể) Hoạt động 1: Đọc lại truyện Chuyện quả bầu Mục tiêu: Đọc lại và ghi nhớ nội dung truyện Chuyện quả bầu đã đọc. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm lại truyện Chuyện quả bầu. Hoạt động 2: Sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự sự việc Mục tiêu: Dựa vào nội dung ghi nhớ, sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện Chuyện quả bầu. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 sắp xếp lại các bức tranh theo diễn tiến của câu chuyện. …………… |
- HS chơi ghép các chữ và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, An Giang, Hà Giang,... - HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo GV.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Từ ngữ chỉ thời tiết và đặc điểm của phố phường Sài Gòn:
+ Câu 2: Những con đường Sài Gòn đẹp vì rợp bóng hàng me, hàng cây sao, cây dầu cao vút và giữa những tán cây xanh có những chú sóc nâu nhanh nhẹn chuyển càng, có vài chị sáo, chị sẻ, chị vành khuyên ríu rít chuyện trò. + Câu 3: Tác giả yêu người Sài Gòn vì họ là những con người thân thiện, trên môi luôn nở nụ cười, hào hiệp, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. + Câu 4: HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. VD: Tác giả rất yêu mến Sài Gòn, gọi Sài Gòn là “Sài Gòn của tôi”. - Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS nêu nội dung bài đọc: Tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh vật, con người Sài Gòn của tác giả. - HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe, xác định giọng đọc.
- HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo nhóm nhỏ, sau đó đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung.
- HS đánh vần theo GV.
- HS lắng nghe, lưu ý.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2b: Chọn vần eo hoặc oe thích hợp với mỗi * và thêm dấu thanh (nếu cần).
- HS thực hiện nhóm đôi, thực hiện BT vở VBT: Dưới ánh nắng vàng hoe Cánh phượng hồng khoe sắc Lá reo cùng tiếng ve Mở tròn xoe con mắt.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Đặt câu để phân biệt các cặp từ:
- HS đặt câu trong nhóm nhỏ: + Con sâu đang bò trên chiếc lá. + Em xâu kim giúp bà. + Để đồ xôi, cần có nước sôi. + Bác em bảo em lấy cho bác cái bát. + Phải bỏ rác đúng nơi quy định. + Nắng trưa hè làm rát da, rát mặt.
- Một số HS trình bày kết quả BT trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 3: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước.
- HS tìm từ ngữ trong nhóm 4 theo hình thức mảnh ghép, mỗi HS tìm một từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước, thống nhất kết quả trong nhóm: + tự hào + nhớ thương + đau đáu + biết ơn
- Một số nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét. - HS thực hiện BT vào VBT.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bt 4a và 4b: giới thiệu một cảnh đẹp mà em biết (theo mẫu), bày tỏ tình cảm đối với một cảnh đẹp em đã có dịp đến thăm. - HS quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm nhỏ, hoàn thành BT. …………… |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN
1. Với toán, Tiếng Việt
- Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
2. Với các môn còn lại:
- Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
- Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
- Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
- Trọn bộ word + PPT: 900k
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng Việt 2 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Giáo án word lớp 2 chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Tiếng anh 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án đạo đức 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Toán 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án tiếng việt 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 2 sách chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 2 Chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Đạo đức 2 Chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Âm nhạc 2 Chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Toán 2 Chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tiếng việt 2 Chân trời sáng tạo