Giáo án Tin học ứng dụng 11 cánh diều Chủ đề F(ICT) Bài 3: Liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu

Giáo án Chủ đề F(ICT) Bài 3: Liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu sách Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của THƯD 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Tin học ứng dụng 11 cánh diều Chủ đề F(ICT) Bài 3: Liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tin học ứng dụng 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: LIÊN KẾT CÁC BẢNG TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Biết được cách thiết lập đúng đắn mối quan hệ giữa các bảng trong một CSDL để kết nối dữ liệu giữa hai bản ghi từ hai bảng.
  • Tạo được CSDL có nhiều bảng.
  • Thiết lập được quan hệ giữa các bảng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông: Biết được cách thiết lập đúng đắn môi quan hệ giữa các bảng trong một CSDL để kết nối dữ liệu giữa hai bản ghi từ hai bảng.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học: Tạo được CSDL có nhiều bảng; Thiết lập được quan hệ giữa các bảng.
  • Hợp tác trong môi trường số: HS chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác trong việc để thiết lập được quan hệ giữa các bảng.
  1. Phẩm chất:
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án;
  • Máy tính có cài sẵn phần mềm Microsoft Access và máy chiếu.
  • File mẫu để trình bày hướng dẫn và thực hành.
  1. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS trả lời câu hỏi Khởi động trang 139 SGK.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi Khởi động trang 139 SGK.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.139 SGK:

          Khi một bạn đọc mượn sách, thủ thư cần ghi lại những thông tin gì? Có một bảng nào trong CSDL chứa đầy đủ những thông tin này hay không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Khởi động:

+ Các thông tin liên quan tới giao dịch mượn/trả sách: những thông tin về bạn đọc, sách cần mượn, cần trả.

+ Không có bảng duy nhất nào trong CSDL chứa đầy đủ những thông tin ấy.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bài 3: Liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiết lập mối quan hệ giữa hai bảng

  1. Mục tiêu: HS biết được cách thiết lập đúng đẵn mối quan hệ giữa các bảng trong một CSDL để kết nối dữ liệu giữa hai bản ghi từ hai bảng.
  2. Nội dung: GV đặt vấn đề, hướng dẫn HS thao tác thiết lập, chỉnh sửa, xóa mối quan hệ giữa hai bảng; HS đọc hiểu mục 1, quan sát Hình 1 - 2 tr.139 - 140 SGK và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: Thiết lập mối quan hệ giữa hai bảng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học về quan hệ giữa hai bảng và vai trò của khóa ngoài, trả lời câu hỏi Hoạt động tr.139 SGK:

Em đã học về quan hệ giữa bảng và khóa ngoài trong CSDL quan hệ.  Em hãy cho biết khóa ngoài của một bảng là gì và ràng buộc khóa ngoài là gì?

- GV yêu cầu HS đọc mục 1a, quan sát Hình 1 SGK tr.139 để HS nhắc lại kiến thức lí thuyết về phần mềm hệ quản trị CSDL, từ đó cụ thể hóa cho phần mềm quản trị CSDL Access.

- GV chú ý HS các điểm sau:

+ Lựa chọn mặc định của Access phù hợp cho hầu hết các truy vấn thông thường.

+ Các phép nối ngoài thường chỉ sử dụng trong các bước trung gian mà máy tính thực hiện để tính toán kết quả truy vấn SQL theo thuật toán. Người dùng cuối CSDL ít khi cần đến những ca đặc biệt như vậy.

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 2 - 3 HS.

- GV yêu cầu các nhóm đọc hiểu mục 1b, quan sát Hình 2 để hình thành kiến thức về các thao tác thiết lập, chỉnh sửa, xóa mối quan hệ giữa hai bảng.

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thực hiện các thao tác đó trên máy tính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời câu hỏi Hoạt động tr.139 SGK.

- HS đọc hiểu mục 1, quan sát Hình 1 - 2, thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Hoạt động tr.139 SGK:

+ Khóa ngoài của một bảng là một trường (hay một số trường) của bảng này đồng thời là khóa của một bảng khác.

+ Ràng buộc khóa ngoài là yêu cầu mọi giá trị của khóa ngoài trong bảng tham chiếu phải xuất hiện trong giá trị khóa ở bảng được tham chiếu.

- GV mời một số HS lên trình bày và thực hiện các thao tác thiết lập, chỉnh sửa, xóa mối quan hệ giữa hai bảng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV chú ý HS:

+ SGK dùng thuật ngữ “mối quan hệ” để gợi nhớ đến từ relationship trong tiếng Anh, dùng từ “liên kết” theo cách nói thông thường dễ gợi nhớ đến link.

+ Phân biệt “mối quan hệ” giữa hai bảng với khái niệm “quan hệ” (relation) trong CSDL quan hệ, đề cập đến mô hình toán học của CSDL. Các truy vấn SQL được tính toán bằng các phép toán của đại số quan hệ. Mỗi bảng trong CSDL là một quan hệ.

+ Thuật ngữ “phép nối” gợi nhớ đến từ join trong tiếng Anh ở các cụm từ “phép nối tự nhiên”, “phép nối trong”, “phép nối ngoài”,...

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Thiết lập mối quan hệ giữa hai bảng

a) Các lựa chọn kết nối dữ liệu

- Thiết lập mối quan hệ giữa hai bảng nhằm mục đích nối (join) dữ liệu giữa hai bản ghi tương ứng trong mỗi bảng.

- Quan hệ 1 – ∞ phổ biến nhất giữa hai bảng có ba lựa chọn thuộc tính của phép nối dữ liệu (Join Properties).

1: Chỉ nối các bản ghi nếu các giá trị trường được kết nối trùng khớp nhau. Đây là phép nối trong (Inner join).

2: Lấy tất cả các bản ghi trong bảng bên trái nhưng chỉ nối với các bản ghi của bảng bên phải khớp giá trị trong trường được kết nối. Đây là phép nối ngoài bên trái (Left outer join).

3: Lấy tất cả các bản ghi trong bảng bên phải nhưng chỉ nối với bản ghi của bảng bên trái khớp giá trị trong trường được kết nối. Đây là phép nối ngoài bên phải (Right outer join).

- Access đánh dấu lựa chọn 1: theo mặc định.

b) Thao tác thiết lập, chỉnh sửa, xóa mối quan hệ giữa hai bảng

- Chọn Database Tools\Relationships để mở vùng làm việc với các mối quan hệ.

- Access hiển thị trực quan mối quan hệ giữa hai bảng bằng một đoạn thẳng nối hai bảng bằng một đoạn thẳng nối hai bảng, ghi kèm các cặp số 1 – 1 hay 1 – ∞ ở hai đầu đoạn nối nếu đã được thiết lập rõ ràng.

- Một bảng có thể liên kết với nhiều bảng khác.

- Quy trình thiết lập mối quan hệ giữa hai bảng gồm 3 bước lớn:

Bước 1. Đưa hộp thể hiện mỗi bảng vào vùng làm việc với các mối quan hệ (nếu trong đó còn chưa nhìn thấy bảng ta muốn):

1) Nháy nút lệnh Show Table. Hộp thoại Show Table xuất hiện.

2) Nháy đúp chuột lên tên bảng. Hộp thể hiện bảng sẽ xuất hiện.

Bước 2. Tạo quan hệ giữa hai bảng.

1) Kéo thả chuột từ trường khóa ngoài trong bảng con vào trường khóa chính trong bảng mẹ; hộp thoại Edit Relationships xuất hiện.

2) Đánh dấu hộp kiểm Enforce Referential Integrity (đảm bảo toàn vẹn tham chiếu) và chọn Create hay OK.

Bước 3. Xác định các lựa chọn liên kết dữ liệu.

1) Nháy nút Join Type để mở hộp thoại Join Properties (nếu chưa xuất hiện) để chọn thuộc tính cho phép nối dữ liệu thực thi mối quan hệ này.

2) Để nguyên như mặc định hoặc đánh dấu chọn thuộc tính kết nối đúng yêu cầu.

Chỉnh sửa mối quan hệ

1) Chọn mối quan hệ bằng cách nháy chuột lên đường nối hai bảng.

2) Nháy nút lệnh Edit Relationship.

Xóa mối quan hệ

Nháy chuột chọn mối quan hệ, nhấn phím Delete.

Chú ý: Nháy chuột phải lên đường nối hai bảng cũng xuất hiện bảng chọn nổi lên có hai lệnh Edit RelationshipDelete.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án tin học ứng dụng 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC ỨNG DỤNG 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ G. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ E(ICT). ỨNG DỤNG TIN HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ F(ICT). GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH (THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC ỨNG DỤNG 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ G. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 cánh diều Chủ đề G Bài: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ E(ICT). ỨNG DỤNG TIN HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ F(ICT). GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH (THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU)

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC ỨNG DỤNG 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM VẼ TRANG TRÍ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM LÀM PHIM HOẠT HÌNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay