Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 15: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2)
Dưới đây là giáo án Bài 15: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2). Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 5 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT 2: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện tập về câu đơn, câu ghép
Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép
Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ
Luyện tập viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt
Luyện tập mở rộng vốn từ: Thiếu nhi
Luyện viết văn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, thơ, văn bản miêu tả được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc,… Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn học kì I.
- Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc, nêu được chủ đề của văn bản.
- Ôn luyện về câu đơn và câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép, viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt, biện pháp điệp từ, điệp ngữ và mở rộng vốn từ Thiếu nhi.
- Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết trân trọng những kí ức, kỉ niệm của tuổi thơ, yêu thiên nhiên, bày tỏ tình cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SHS Tiếng Việt 5 cánh diều, VBT Tiếng Việt 5 cánh diều.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. https://www.youtube.com/watch?v=Ozi79pWUNHw - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: + Luyện tập đọc hiểu văn bản. + Luyện tập về câu đơn, câu ghép. + Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép. + Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ. + Luyện tập viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt. + Luyện tập mở rộng vốn từ: Thiếu nhi. + Luyện viết văn. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì II. - Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa đầu học kì II. - Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao. - GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - GV kiểm tra một số HS theo hình thức: + Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp. + HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn. - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức cơ bản về: + Câu đơn, câu ghép. + Cách nối các vế trong câu ghép. + Biện pháp điệp từ, điệp ngữ. + Viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt. + Mở rộng vốn từ: thiếu nhi. b. Cách tiến hành - GV cho HS hoạt động nhóm 4, ôn lại kiến thức đã học về câu đơn, câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép, viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt, mở rộng vốn từ Thiếu nhi. - GV hệ thống lại kiến thức cho HS + Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành. + Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ ghép lại với nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ được gọi là một vế câu, thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với những về câu khác. * Có hai cách nối các vế câu trong câu ghép:
- Nối bằng kết từ, cặp kết từ hoặc những cặp từ khác có tác dụng nối (vừa... đã... chưa... đã...; đâu... đấy; càng... càng...; bao nhiêu... bấy nhiêu;...). - Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. * Biện pháp điệp từ, điệp ngữ là cách người nói hoặc người viết lặp lại một hoặc một số từ ngữ nhằm làm nổi bật một nội dung trong bài nói hoặc bài viết. Từ ngữ lập lại được gọi là điệp từ, điệp ngữ. * Trong một số trường hợp, danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt đối với người hoặc sự vật mà danh từ đó biểu thị. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được cấu tạo, cách viết bài văn tả phong cảnh. - Nắm được cấu tạo, cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Có những cách nào để viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh? + Để kể sáng tạo một câu chuyện đã nghe, đã đọc em có thể thực hiện bằng cách nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về câu đơn, câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép, điệp từ, điệp ngữ, viết hoa thể hiện sự tôn trọng đặc biệt mở rộng vốn từ Thiếu nhi. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc phần bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). ………………. |
- HS trật tự. - Cả lớp cùng hát một bài.
- HS tập trung lắng nghe.
- HS ôn tập cá nhân/theo nhóm.
- HS đọc bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe nhận xét. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS hoạt động nhóm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. - Có hai cách viết mở bài cho bài văn tả phong cảnh: + Mở bài trực tiếp Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu. + Mở bài gián tiếp Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn. - Có hai cách viết kết bài cho bài văn tả phong cảnh: + Kết bài mở rộng Kết thúc bài viết bằng một số câu nêu lên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,... của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả. + Kết bài không mở rộng Kết thúc bài viết bằng một câu nêu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả. - Để kể sáng tạo một câu chuyện đã nghe, đã đọc, em có thể tưởng tượng và phát triển câu chuyện bằng cách bổ sung một số chi tiết mới, làm cho nội dung sinh động, phong phú hơn mà không thay đổi nội dung c chính của câu chuyện. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (20 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: a. Vì trời mưa to nên lớp học bị hoãn. b. Em thích môn Toán nhưng em không giỏi môn Văn. c. Bạn An học giỏi nên bạn ấy luôn đứng đầu lớp. Bài 2: Ví dụ: a. Gia đình em có 5 người. Em yêu gia đình của em. b. Trường em có sân chơi rộng rãi và phòng học sạch sẽ. Sáng nay trời mưa to nhưng cả lớp vẫn đi học đầy đủ. Bài 3: a. Điệp từ, điệp ngữ: “xa nha” và “giấc mơ”. à Nhấn mạnh sự chia ly và nỗi buồn của người viết. Thể hiện mong muốn mãng liệt rằng sự chia ly là không phải sự thật. b. Điệp từ, điệp ngữ; “Thoát cái”. à Nhấn mạnh sự chuyển đổi nhanh chóng của các mùa và cảnh vật. Gợi cảm giác về sự biến đổi nhanh chóng của thiên nhiên. c. Điệp từ, điệp ngữ; “Ở mảnh đất này”. à Nhấn mạnh địa điểm, tạo cảm giác gắn bó sâu sắc với quê hương. Bài 4: a. “Đất Nước” trong đoạn thơ a. của Nguyễn Khoa Điềm được viết hoa để nhấn mạnh tình yêu và lòng tự hào dành cho quê hương, đất nước Việt Nam. Việc viết hoa từ này giúp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và tôn kính đối với người đọc. b. “Mẹ Thiên Nhiên” trong câu văn được viết hoa để nhân cách hóa và tôn trọng thiên nhiên. Việc viết hoa từ này giúp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và tôn kính đối với người đọc, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường. c. “Người” trong đoạn thơ b. của Tố Hữu được viết hoa và đi kèm với tên “Hồ Chí Minh” để tôn trọng và nhấn mạnh tầm quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam. Việc viết hoa từ này giúp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và tôn kính đối với người đọc. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). ………………. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
- Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Thời gian bàn giao giáo án
- Khi đặt, nhận ngay giáo án kì I
- 30/12 bàn giao 1/2 học kì II
- 30/01 bàn giao đủ cả năm
Phí giáo án dạy thêm
- Giáo án word: 450k
- Giáo án Powerpoint: 550k
- Trọn bộ word + PPT: 850k
=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I
- Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- 5 kiểm tra giữa học kì I - đề cấu trúc mới, ma trận, đáp án..
- PPCT, file word lời giải SGK
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây