Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 1: Tôi học chữ, Luyện tập về từ đồng nghĩa

Dưới đây là giáo án Bài 1: Tôi học chữ, Luyện tập về từ đồng nghĩa. Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 5 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 4

Bài đọc: Tôi học chữ

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tôi học chữ.
  • Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được từ đồng nghĩa.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt). 
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học

  • Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
  • Biết nhận diện, nắm được đặc điểm của từ đồng nghĩa. 

3. Phẩm chất: 

  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, nhân ái: Có ý thức học tập, ý thức tôn trọng sự khác biệt của người khác, không phân biệt đối xử với bạn.
  • Chăm chỉ học hành, tự giác học tập. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên: 

  • Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 cánh diều, VBT Tiếng Việt 5 cánh diều.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập. 

2. Đối với học sinh: 

  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Hãy chia sẻ cảm xúc hoặc một kỉ niệm khó quên về những ngày đầu tiên bước chân vào lớp 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:

Trong cuộc đời mỗi người, chắc sẽ chẳng ai quên kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Em vẫn nhớ như in đó là một ngày thu tháng Chín, em bẽn lẽn ngồi nép sau lưng mẹ, lòng đầy háo hức. Bước tới trường, cánh cổng sừng sững, mở rộng đón chào học sinh chúng em. Giữa sân trường, trong bộ đồng phục trắng tinh cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm, các anh chị luôn tươi cười, vui vẻ. Mẹ dắt tay em đi lên dãy lớp Một. Cô Lan bước ra, nở nụ cười hiền dịu đón em vào lớp. Trong lớp, bạn nhỏ nào cũng hồi hộp, lo lắng. Cả sân trường bỗng trở nên im ắng như để lắng nghe cô giáo giảng bài, nghe chúng em đọc bài. Cho tới bây giờ, những thanh âm đều đặn, trong trẻo đó vẫn còn vang vọng trong trái tim em.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 1 – Ôn tập Bài 4:

+ Bài đọc: Tôi học chữ. 

+ Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa.

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Tôi học chữ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Tôi học chữ với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi, truyền cảm; giọng kể chuyện phù hợp với diễn biến câu chuyện; biết nhấn giọng ở các câu thoại của các nhân vật. 

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.

 

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

Nêu khái niệm từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Tôi học chữ.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

 

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về từ đồng nghĩa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

 

 

 

 

 

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Tôi học chữ, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Ôn tập lại từ đồng nghĩa.

+ Chuẩn bị bài ôn tập sau.

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.

 

- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

- HS trả lời.

+ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 

+ Có 2 loại từ đồng nghĩa: 

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn: là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói. VD: xe lửa – tàu hỏa, con lợn – con heo,…  

  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động. VD: chết – hy sinh – mất, ăn – xơi – chén, mang – khiêng – vác,… 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

B

D

C

B

- HS lắng nghe, chữa bài. 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1: 

a. khô cằn 

b. sức sống 

c. điên cuồng

Bài 2: 

a. 

nhô: mọc, ngoi.

sáng rực: sáng trưng, sáng quắc.

b. 

thoang thoảng: phảng phất.

c. 

nhộn nhịp: đông vui, tấp nập, náo nhiệt. 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

a. Cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm người khác. 

b. Vì cậu để đầu trọc giúp Gia-sếch không cảm thấy tự tin và khiến Gia-sếch cảm thấy luôn có một người bạn bên cạnh chia sẻ cùng mình từ đó tự tin trở lại lớp. 

c. Bài đọc rút ra sau khi đọc câu chuyện trên là chúng ta hãy biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh, đừng bao giờ cười nhạo trên nỗi đau của người khác. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Trường:.......................................................................................... Lớp:...................…………………………………………………….

Họ và tên :...............................................................................................................

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

ÔN TẬP BÀI 4

Đọc: Tôi học chữ

Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa

PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC 

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 

Câu 1: Bố A Phin đi bộ đội khi em bao nhiêu tuổi?

A. Sáu tuổi.

B. Bảy tuổi.

C. Chín tuổi.

D. Ba tuổi.

Câu 2: Cây lanh được nhắc đến trong bài là gì? 

A. Cây thân gỗ, lấy thân làm củi.

B. Cây thân cỏ, trồng lấy sợi dệt vải và lấy hạt ép dầu.

C. Cây thân leo, sống nhờ các cây khác.

D. Cây hoa ở vùng miền núi Việt Nam.

Câu 3: Sau khi học chữ, A Phin đã dùng chữ để làm gì?

……………..

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 650k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay