Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 cánh diều Bài 7: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, Đại từ, Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý)

Dưới đây là giáo án Bài 7: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, Đại từ, Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý). Bài học nằm trong chương trình Tiếng Việt 5 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP BÀI 2

Bài đọc: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam

Luyện từ và câu: Đại từ

Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam.
  • Nhận diện, nắm được khái niệm và cách sử dụng đại từ.
  • Nắm được các ý và sắp xếp ý trong đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết).
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học

  • Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
  • Biết nhận diện, nắm được đặc điểm của đại từ. 
  • Biết được cách sắp xếp các ý trong đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội. 

3. Phẩm chất: 

  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái: kính yêu lãnh tụ, quý trọng đồng bào các dân tộc anh em trên đất nước ta.
  • Chăm chỉ học hành, tự giác học tập. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên: 

  • Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 cánh diều, VBT Tiếng Việt 5 cánh diều.
  • Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
  • Phiếu học tập. 

2. Đối với học sinh: 

  • Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Em hãy kể tên các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam? 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: 

Các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam: Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ-me, Hoa, Nùng, H’mông, Dao, Gia Rai, Ê-đê, Ba-na,... 

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

Chủ đề 7 – Ôn tập Bài 2:

+ Bài đọc: Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam. 

+ Luyện từ và câu: Đại từ.

+ Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Tìm ý, sắp xếp ý). 

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc – Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam với giọng đọc vui tươi, phấn khởi. Lời của Bác Hồ tha thiết, tràn đầy tình yêu thương; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm của Bác dành cho đồng bào.  

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận.

- GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc.

- GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài.

- GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.

 

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về đại từ.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi:

Nêu khái niệm về đại từ?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các ý trong đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội.

b. Cách tiến hành

- GV nêu câu hỏi: Nêu các ý triển khai trong đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội? 

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

 

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về đại từ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

 

Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

………….

 

 

 

 

- HS trật tự.

- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.

 

- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS luyện đọc theo nhóm đôi.

 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

- HS trả lời.

Đại từ là những từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô: tôi, ta, nó,…) hoặc để hỏi (đại từ nghi vấn: gì, đâu, nào, bao nhiêu,…), để thay thế các từ ngữ khác (đại từ thay thế: thế, vậy, đó, này,...).  

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

- HS trả lời.

+ Ý kiến của em là gì (đồng ý hay không đồng ý với hiện tượng, vấn đề đã nêu)? 

+ Có những lí do nào khiến em đồng ý hoặc không đồng ý? 

+ Em sẽ khẳng định lại ý kiến của mình như thế nào ở phần kết đoạn để không lặp lại nguyên văn câu mở đoạn? 

+ Sắp xếp các ý đã tìm được cho phù hợp với cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến. 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

A

D

A

B

- HS lắng nghe, chữa bài. 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1: 

Đại từ xưng hô: ngươi, ta, ông, tôi

Đại từ nghi vấn: Ai

Đại từ thay thế: Thế

Bài 2: 

a. mày, ông, tôi, nó. 

b. ta, mình. 

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả.

Câu 1: 

Đối với bản thân em, việc một số bạn học sinh tiểu học thường rủ nhau bơi lội tại các khu vực sông suối là không nên và vô cùng nguy hiểm. Việc các bạn rủ nhau bơi lội tại các khu vực sông suối có thể gây ra những gậu quả như sau, thứ nhất về độ tuổi của các bạn còn quá nhỏ để có thể có những kỹ năng cần thiết về phòng chống đuối nước. Thứ hai, bản thân các bạn cũng không được trang bị những kỹ năng cần thiết về bơi lội, thứ ba ở lứa tuổi này các bạn thường hiếu động, nên việc đùa nghịch ở dưới nước là vô cùng nguy hiểm và gây mất an toàn. Các bạn có thể tham gia các hoạt động vui chơi dưới nước khi có sự giám sát của người lớn, hoặc những người có kỹ năng về xử lý các tình huống nguy hiểm. Tuyệt đối không được rủ nhau đến các nơi như sông suối, ao hồ đùa nghịch, không được tự ý tắm khi chưa có sự đồng ý và giám sát của người lớn để tránh xảy ra những sự việc không mong muốn. 

Câu 2: 

a. Đoạn mở đầu bức thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời chúc tới đại biểu và Đại hội. Đồng thời, bác cũng khẳng định thành quả của giai cấp công dân đóng góp cho đất nước. 

b. Những việc chính trong Đại hội Công đoàn toàn quốc là: 

………………..

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 650k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay