Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

Giáo án Bài 8 Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) sách Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 8 Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT: VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM (TRUYỆN)

  1. Mục tiêu
  2. Mức độ/yêu cầu cần đạt

- HS viết được bài văn phân tích một tác phẩm truyện: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện

- HS biết sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ luận điểm được nêu trong bài viết

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

  1. Phẩm chất:

- Nghiêm túc trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
  4. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Hãy liệt kê những tác phẩm truyện mà em biết hoặc đã được học

+ Tác phẩm truyện nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS

* Gợi ý trả lời:

+ Những tác phẩm truyện mà em biết hoặc đã được học là: Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần), …

+ Tác phẩm truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc vì tác phẩm đã ca ngợi vẻ đẹp của những người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Thông qua đây tác giả cũng đã thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi tác phẩm văn học là một thế giới nghệ thuật sống động, thu hút sự khám phá, giải mã của người đọc. Việc phân tích tác phẩm giúp ta hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ và những thông điệp mà tác giả gửi gắm. Trong bài 6. Chân dung cuộc sống, em đã được hướng dẫn cách viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện. Phần Viết của bài học này sẽ tiếp tục hướng dẫn em cách viết kiểu bài trên để củng cố và nâng cao kiến thức, kĩ năng đã học.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

  1. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết một bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi viết một bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi: Theo em, một bài văn phân tích một tác (truyện) phải đáp ứng được các yêu cầu gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

1. Yêu cầu đối với viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

-  Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm

- Nêu được chủ đề của tác phẩm

- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.

- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện

 

Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

  1. Mục tiêu: HS phân tích được bài viết và nắm được những điều cần lưu ý khi viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS phân tích bài viết tham khảo.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo: Bức tranh của em gái tôi- lời tự thú chân thành

- GV yêu cẩu HS vừa đọc văn bản, vừa đối chiếu với nội dung trong các thẻ chỉ dẫn, ghi chép vắn tắt những thông tin cần thiết.

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm (3-4 người/nhóm) và trả lời:

a. Phần mở bài của bài viết tham khảo giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm như thế nào?

b. Bài viết tham khảo nêu nội dung chính và chủ đề của truyện là gì?

c. Theo bài viết tham khảo, truyện có những đặc điểm nổi bật nào về hình thức nghệ thuật? Trong các đặc điểm nổi bật về hình thức nghệ thuật ấy, bài viết tham khảo lựa chọn phân tích kỹ lưỡng đặc điểm nào?

d. Theo bài viết tham khảo, ý nghĩa của câu chuyện là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, trao đổi theo những câu hỏi GV gợi ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị.

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung, đi đến thống nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è ghi lên bảng.

1. Phân tích văn bản tham khảo

a. Phần mở bài của bài viết tham khảo giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm một cách ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề: “Tạ Duy Anh là nhà văn từng viết những tác phẩm đề cập tới nhiều vấn đề xã hội mang tính thời sự gai góc như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ, Thiên thần sám hối… Đồng thời, ông cũng là cây bút đã dành cho thiếu nhi những truyện ngắn thật dễ thương. Ở loạt truyện viết cho thiếu nhi của ông, ta bắt gặp một kiểu viết giản dị, gọn gàng và đầy trìu mến. Dường như trong con mắt của Tạ Duy Anh, tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ, trong trẻo nhất mà người lớn đã đánh mất đi theo thời gian. Có thể thấy rõ điều này qua truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi

b.

- Nội dung chính: “ Truyện kể về Kiều Phương… trong sáng, nhân hậu”

- Chủ đề: “Trong câu chuyện giản dị này, Tạ Duy Anh đã thể hiện một cách tinh tế vẻ đẹp của nhân vật em gái, sự ăn năn thức tỉnh của nhân vật anh trai, từ đó đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm về tâm lí tuổi mới lớn và mối quan hệ ứng xử trong gia đình”

c. Theo bài viết tham khảo, truyện có những đặc điểm nổi bật về hình thức nghệ thuật đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật (cụ thể ở đây là nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật “tôi”) và nghệ thuật sử dụng ngôi kể. Bài viết tham khảo lựa chọn phân tích kỹ lưỡng về tác dụng của nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật “tôi” và tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thông qua phân tích nhân vật “tôi”

d. Ý nghĩa của câu chuyện trên đó là: Thông qua câu chuyện, tác giả gửi gắm đến người đọc những bài học sâu sắc về tình cảm, về cách ứng xử với người thân trong gia đình

 

Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước

 

  1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết văn phân tích một tác phẩm (truyện)
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

BÀI 3: LỜI SÔNG NÚI

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 7. TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

BÀI 3: LỜI SÔNG NÚI

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 2: VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN

BÀI 3: LỜI SÔNG NÚI

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay