Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 3 văn bản 1: Hịch tướng sĩ
Giáo án Bài 3 Văn bản 1: Hịch tướng sĩ sách Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 8 kết nối bài 3 văn bản 1: Hịch tướng sĩ
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 3: LỜI SÔNG NÚI
..................................................
Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:
Số tiết : 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3
- Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB nghị luận
- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan ( có thể kiểm chứng) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
- Liên hệ được nội dung nêu trong VB với những vấn đề của xã hội đương đại
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp, biết vận dụng trong tiếp nhận và tạo lập VB.
- Viết được VB nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi, nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.
- Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : VĂN BẢN 1: HỊCH TƯỚNG SĨ
- MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB nghị luận.
- HS phân tích được mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan ( có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.
- HS liên hệ được nội dung nêu trong VB với những vấn đề của xã hội hiện nay ( đặc biệt là vấn đề xây dựng Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước); có tinh thần yêu nước có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hịch tướng sĩ
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất
- Yêu thương, sự trân trọng với những vị anh hùng dân tộc
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Hịch tướng sĩ
- Nội dung: GV cho HS xem 1 đoạn video clip giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn và 3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu tác giả Trần Quốc Tuấn và hào khí Đông A
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV mở đoạn video về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và anh hùng Trần Quốc Tuấn
https://www.youtube.com/watch?v=nr8BTuNushk&t=124s ( từ 0s đến 2’05s)
- GV đặt câu hỏi: Em đã từng đọc hay tìm hiểu về anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và chiến thắng 3 lần quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần chưa? Hãy chia sẻ một số điều em biết cho cả lớp cùng nghe?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video và suy nghĩ về câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi ý: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên là một cuộc kháng chiến có tác động đến toàn thế giới thời bấy giờ. Vó ngựa quân Mông Nguyên đã qua biết bao nhiêu vùng lãnh thổ để lại nỗi khiếp sợ cho dân chúng. Thế nhưng chúng ta phải chùn bước trước Đại Việt. Một dân tộc quật cường, anh dũng và tài thao lược của bậc kì tài quân sự Trần Quốc Tuấn.
- GV dẫn dắt vào bài: Lịch sử Việt Nam được viết bằng máu và nước mắt của biết bao nhiêu thế hệ. Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng và đẫm màu bi tráng đó, chúng ta không thể không kể đến 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông của quân dân nhà Trần dưới sự lãnh đạo của vị tướng tài ba Trần Quốc Tuấn. Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân lúc bấy giờ, Trần Quốc Tuấn đã thảo Hịch tướng sĩ. Trải qua thăng trầm của lịch sử áng hịch vẫn trở thành một áng nghị luận mẫu mực. Hãy cùng tìm hiểu về bài Hịch qua bài học ngày hôm nay. Bài 1 – Tiết 1 – Hịch Tướng sĩ.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Hịch tướng sĩ
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ.
- Sản phẩm học tập: : Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS - GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà chia thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn? + Bài Hịch ra đời trong hoàn cảnh nào? + Bài Hịch có mấy phần? Ý nghĩa từng phần? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. - GV bổ sung: Khi biết tra quân Nguyên lâm le xâm lược nước ta lần thứ 2, vua Trần giao cho Trần Quốc Tuấn chức Tiết chế thông lĩnh chư quân (Tổng chỉ huy quản đội). Gần một năm trời Trần Quốc Tuấn nghiên cứu binh pháp, bố trí lực lượng, chuẩn bị đánh giặc. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đầu của tướng sĩ. Bài Hịch tướng sĩ được viết trước cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên lần thứ hai và được công bô vào tháng 9/1284 tại cuộc duyệt binh ở bến Đông Thăng Long. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về khái niệm đặc điểm của Hịch Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà: + Hãy trình bày khái niệm về thể loại Hịch + Hịch có đặc điểm gì? + So sánh sự giống và khác nhau giữa Hịch và Cáo? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
| I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Trần Quốc Tuấn hay còn gọi là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) là một danh tiếng đời Trần có công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông. - Trần Quốc Tuấn là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Sau khi lui về Vạn Kiếp ông mất năm 1300. - Ông được dân gian phong Thánh và lập đền thờ ở rất nhiều nơi - Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư. 2. Tác phẩm - Hịch tướng sĩ hay còn có tên gọi khác là Dụ chư tì tướng hịch văn được ông viết vào năm 1285 trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2. - Bố cục : 4 phần + Phần 1: Từ đầu cho đến còn lưu tiếng tốt: Nếu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước. + Phần 2: Tiếp theo đến ta cũng vui lòng: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc. + Phần 3: tiếp đến không muốn vui vẻ phỏng có được không?: Phân tích phải trái làm rõ đúng sai + Phần 4: Còn lại : Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
3. Hịch a. Khái niệm - Hịch là một thể loại văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh của một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. - Hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi, hay thơ lục bát. b. So sánh điểm giống và khác nhau giữa Hịch và Cáo:
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Hịch tướng sĩ
- Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nêu gương sáng trong sách sử Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: + Ngay phần mở đầu, tác giả đã liệt kê những cái tên nào trong lịch sử về trung quân ái quốc. + Việc nêu hàng loạt tên này có tác dụng gì? - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả Nhiệm vụ 2: Tố cáo sự ngang ngược của kẻ thù và lòng căm thù giặc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà hãy cho biết. + Trong phần này, tác giả đã tố cáo tội ác của giặc ra sao? + Biện pháp nào được sử dụng và có tác dụng gì? + Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện ra sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Phân tích phải trái đúng sai Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + Ở phần này, tác giả đã thể hiện mối quan hệ thân tình chủ tướng ra sao? + Việc sử dụng các vế song hành trong câu văn có tác dụng gì? + Để thôi thúc khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
| II. Tìm hiểu chi tiết 1. Nêu gương sáng trong sách sử - Ngay phần mở đầu, tác giả đã kể tên một loạt các tấm gương sáng trong sử sách trung quân. + Tướng: Kỉ Tín, Do Vũ, Cảo Khanh, Kính Đức, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang... + Quan nhỏ: Thân Khoái + Gia thần: Dự Nhượng ð Bất kể thời đại nào, bất kể ai từ những viên quan nhỏ cho đến tướng lớn đều được kể tên. Lòng trung quân ái quốc như một luận cứ để làm cơ sở cho các lập luận phía sau.
2. Tố cáo sự ngang ngược của giặc và lòng căm thù giặc sâu sắc - Tác giả đã phanh phui tội ác dã man của kẻ thù thông qua các hình ảnh: + Sứ giặc đi lại nghênh ngang + Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình + Đem thân dê chó bắt nạt + Đòi ngọc lụa, thỏa lòng tham + Thu bạc vàng, để vét của kho + Đem thịt mà nuôi hổ đói + Sao cho khỏi tai vạ về sau .... ð Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa đẻ vạch trần tội ác, bản chất tham lam, tàn bạo hống hách của giặc. ð Những tội ác man rợ nó càng nhen nhóm nên lòng quyết tâm của quân dân nhà Trần. Khích lệ lòng căm thù giặc và khơi gợi nỗi nhục mất nước. - Tâm sự của vị chủ tướng + Trước những đau khổ lầm than cùng cực mà nhân dân phải gánh chịu người làm tướng cảm thấy vô cùng day dứt. · Ta thường tới bữa quên ăn · Nửa đêm vỗ gối · Ruột đau như cắt · Nước mắt đầm đìa · .... ð Nhịp văn dồn dập, ngắn gọn, ngôn ngữ ước lệ giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm lớn. Thể hiện sự sôi sục của vị tướng lĩnh. ð Hàng loạt các thành ngữ mạnh được sử dụng “ Xả thịt lột da”, “nuốt gan uống máu”, “trăm thân này phơi ngoài lội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa”.... Nghệ thuật phóng đại dùng điển cố thể hiện lòng yêu nước, sự căm thù giặc và tinh thần sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. 3. Phân tích đúng sai, phải trái a. Mối quan hệ chủ tướng - Tác giả đã đưa ra mối thân tình giữa chủ và tướng: + Các ngươi không có mặc – thì ta cho áo + Không có ăn – thì ta cho cơm + Quan nhỏ - thì ta thăng chức + Lương ít – thì ta cấp bổng + Đi thủy – thì ta cho thuyền + Đi bộ - thì ta cho ngựa + Cùng sống chết – cùng vui cười Câu văn biền ngẫu nhiều ý, hai vế song hành điệp cấu trúc câu. Thể hiện cách đối xử chu đáo, tạo mối quan hệ khăng khít gắn bó. ð Nhắc nhở khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với Vua tình cốt nhục như huynh đệ. b. Biểu hiện sai trái - Bên cạnh đó tác giả còn phê phán những biểu hiện sau trái: + Tình cảnh đất nước thấy chủ nhục – mà không biết lo + Hầu quân giặc – mà không biết tức + Thấy nước nhục – mà không biết thẹn |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k /học kì - 500k /cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/ học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây