Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Văn bản 2: Lặng lẽ Sa Pa (trích)
Giáo án Bài 6 Văn bản 2: Lặng lẽ Sa Pa (trích) sách Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 6 Văn bản 2: Lặng lẽ Sa Pa (trích)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT: VĂN BẢN 2: LẶNG LẼ SA PA
(Trích, Nguyễn Thành Long)
- MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm (đề tài về những người lao động đảm nhận công viêjc thầm lặng; câu chuyện về anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn; các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa)
- HS nhận biết và phân tích được cốt truyện đa tuyến trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc Lặng lẽ Sa Pa
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …
- Năng lực riêng
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề
- Phẩm chất
- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Lặng lẽ Sa Pa
- Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 15)
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về việc nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, thầm lặng
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ như thế nào về những người đang sống ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, thầm lặng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức nhóm đôi trong vòng 2-3’
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi
Theo em, những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm là những con người dũng cảm và kiên cường. Họ đã hi sinh những hạnh phúc riêng tư để cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS
- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, Sa Pa – nơi mà mới nghe tên, ai cũng nghĩ đây là nơi nghỉ mát yên tĩnh, lặng lẽ. Thế nhưng bên trong cái vỏ bọc yên tĩnh lặng lẽ ấy có cả một thế giới những con người đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ làm việc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp, cho Tổ quốc. Nguyễn Thành Long – một nhà văn quê ở Quảng Nam trong một chuyến đi thực tế ở Lào Cai vào mùa hè năm 1970, ông đã tận mắt chứng kiến điều đó và cho ra đời tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và đây cũng chính là bài học ngày hôm nay của chúng ta. Chúng ta bước vào bài mới: Văn bản 2 Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà: - Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long? - Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cốt truyện đơn tuyến Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà: + Cốt truyện đơn tuyến là gì? + Em hãy trình bày đặc điểm của cốt truyện đơn tuyến Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS dựa vào phần tìm hiểu ở nhà và những kiến thức đã được tìm hiểu ở phần Tri thức Ngữ văn để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi trên Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Quảng Nam, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí - Sáng tác của ông thể hiện niềm tin yêu và sự gắn bó thiết tha với đất nước, con người. Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long có lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ, trong sáng - Một số tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ (1952), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), ...
b. Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long sáng tác sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai năm 1970. Truyện được in lần đầu trong tập Giữa trong xanh
2. Cốt truyện đơn tuyến - Cốt truyện đơn tuyến là kiểu cốt truyện chỉ có một mạch sự kiện. - Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện thường tương đối đơn giản, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một hoặc một vài nhân vật chính
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lặng lẽ Sa Pa
d.Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhan đề, bố cục và tình huống truyện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Lặng lẽ Sa Pa + Em hiểu thế nào về nhan đề Lặng lẽ Sa Pa và nội dung câu chuyện? + Xác định bố cục truyện ngắn? + Xác định tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Nhân vật anh thanh niên Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 4 nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật nào? Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gì? + Cho biết hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật anh thanh niên. Anh thanh niên đã có suy nghĩ gì về công việc của mình? Nhận xét + Dù phải sống và làm việc trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, công việc lại đơn điệu nhưng anh có cảm thấy cô đơn, buồn tẻ không? Vì sao? + Tìm các chi tiết miêu tả lời nói, hành động và quan hệ với các nhân vật khác của anh thanh niên. Qua đây, em thấy anh thanh niên là người như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
Nhiệm vụ 3: Các nhân vật khác Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà HS tiến hành thảo luận theo cặp và cho biết. + Tìm một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật. + Em hãy nhận xét về vai trò của nhân vật ông hoạ sĩ trong tác phẩm. + Nhân vật cô kĩ sư hiện lên trong truyện như thế nào ? + Nhân vật bác lái xe có vai trò gì trong truyện?. + Các nhân vật xung quanh có vai trò như thế nào trong việc xây dựng hình tượng người thanh niên? + Truyện còn có những nhân vật gián tiếp nào khác? Họ là những người như thế nào và có vai trò gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
| I. Nhan đề, bố cục và tình huống truyện a. Nhan đề - Đảo chữ “lặng lẽ” lên đầu đã nhấn mạnh cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nơi mà nhắc đến tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Nhưng thực ra đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. - Gợi ra sự đối lập, nhan đề tác phẩm làm nổi bật chủ đề: ca ngợi những con người ngày đêm lao động hăng say, đầy nhiệt huyết, miệt mài lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho đất nước. b. Bố cục - Đoạn 1: Từ đầu…đến…”Kìa, anh ta kia”: Anh thanh niên qua lời giới thiệu của bác lái xe. - Đoạn 2: Tiếp…đến…”không có vật gì như thế”: Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kĩ sư. - Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chia tay cảm động. c. Tình huống truyện - Lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện đơn tuyến. - Cốt truyện đơn giản xoay quanh tình huống truyện gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn II. Tìm hiểu chi tiết 1. Nhân vật anh thanh niên - Chân dung nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua cảm nhận, suy nghĩ của các nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư -> Hình ảnh nhân vật anh thanh niên đã hiện lên qua cái nhìn của nhiều nhân vật khác. Vì thế, vẻ đẹp của nhân vật càng thêm trong sáng, lấp lánh, nhưng vẫn gợi cảm giác chân thực + Nhân vật này được nhà văn miêu tả qua những chi tiết như: - Chi tiết về độ tuổi và ngoại hình: hai mươi bảy tuổi, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ,... - Hoàn cảnh sống: sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo; căn nhà ba gian rất gọn gàng, ngăn nắp; có niềm vui đọc sách,... - Công việc: làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu; gian khổ nhất là làm việc lúc một giờ sáng: “gió tuyết và lặng im bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”,... -> đòi hỏi phải tỉ mỉ , chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao. - Suy nghĩ của anh về công việc: Anh ý thức được công việc của mình, anh có lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là rất có ích cho cuộc sống, cho mọi người; có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được… cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” - Tuy ở một mình nhưng anh có lối sống khoa học: Tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học ngăn nắp: căn nhà giản dị, đồ đạc sơ sài cuộc đời riêng của anh thu gọn lại một góc trái gian với một chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách, … Tuy công việc đơn điệu nhưng anh không cảm thấy buồn tẻ vì ngoài giờ làm việc chính anh còn trồng hoa, nuôi gà, chăm vườn cây thuốc Nam, tự học và tự đọc sách, … - Anh có nhiều nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, khiêm tốn, thành thực. - Lời nói: lời tâm sự của anh thanh niên với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư về công việc của mình; lời giới thiệu những người khác xứng đáng hơn mình để ông hoạ sĩ vẽ chân dung. - Hành động: lấy khúc cây chắn ngang đường để gặp mọi người, trao bó hoa cho cô kĩ sư trẻ,.. - Quan hệ với các nhân vật khác: Anh gửi bác lái xe củ tam thất vì “bác gái vừa ốm dậy”. Anh trao bó hoa đã cắt cho cô kĩ sư nông nghiệp trong lần đầu gặp gỡ, “ấn cái làn trứng” vào tay ông hoạ sĩ để mọi người ăn trưa. ⇒ Nhận xét: Dù chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, tình tiết diễn biến cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm và cách sống, những suy nghĩ về cuộc sống về ý nghĩa công việc thật đúng đắn sâu sắc, cảm động. Anh thanh niên là một chàng trai có lối sống giản dị, ngăn nắp. Anh yêu công việc và rất có trách nhiệm với những gì mình làm. Tinh tế khi trò chuyện và lắng nghe người khác, có hành động quan tâm tới từng người mà mình có cơ hội gặp gỡ. 2. Các nhân vật khác a. Nhân vật ông hoạ sĩ Một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghề thuật trong tác phẩm: - Khi gặp anh thanh niên, người họa sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình: Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài. - Ông họa sĩ bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài,… => Nhận xét: Nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Ông là một nghệ sĩ từng trải, có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn, cảm nhận, suy nghĩ của ông. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm những trăn trở, suy ngẫm của mình về con người và nghệ thuật. Nhân vật ông họa sĩ đã đem đến cho tác phẩm chiều sâu tư tưởng. b. Nhân vật cô kĩ sư |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây