Giáo án bài 4 Quê hương yêu dấu Kết nối tri thức 6

Giáo án ngữ văn 6 - sách kết nối tri thức bài 4: Quê hương yêu dấu. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô.

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

…………………………………………………

Môn: Ngữ văn 6 – Lớp:…

Số tiết: 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4

- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;

- Nhận biết được từ đồng âm, từ đa nghĩa; nhận biết được hoán dụ và tác dụng của việc sử dụng hoán dụ;

- Bước đầu biết làm bài thơ lục bát và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ lục bát;

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống.

- Trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống và vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

TIẾT 45: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

  1. Năng lực riêng

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm nghệ thuật của thơ lục bát, cảm nhận được cảm xúc và thông điệp của người viết thông qua ngôn ngữ VB.

  1. Phẩm chất

    - Có ý thức vận dụng kiến thức vào để hiểu và phân tích các VB được học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
  4. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Em hãy đọc đoạn VB thơ sau đây và cho biết thể thơ được sử dụng ở đây là gì?

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

(Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)

+ Em đã bắt gặp những đoạn thơ có cùng thể loại với đoạn thơ trên hay chưa? Hãy kể tên và đọc một đoạn cho cả lớp cùng nghe.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, trả lời và chia sẻ về thơ lục bát.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Như thường lệ, mở đầu mỗi bài học, chúng ta sẽ tìm hiểu về phần tri thức ngữ văn. Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về thơ lục bát.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá tri thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của thơ lục bát như: số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB;
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần tri thức ngữ văn về thơ lục bát trong SGK;

+ Dựa vào VB thơ được trích dẫn ở đầu buổi học, em hãy:

§  Đếm số tiếng của từng dòng để nhận diện dòng sáu tiếng, dòng tám tiếng;

§  Xác định vần được gieo ở dòng sáu, dòng tám;

§  Xác định thanh điệu của các tiếng 4 – 6 trong dòng sáu tiếng và các tiếng 4 – 6 – 8 trong dòng tám tiếng;

§  Xác định cách ngắt nhịp trong các dòng thơ lục bát đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả hoạt động;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

GV có thể bổ sung thêm:

- Ví dụ về lục bát biến thể:

+ Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

+ Cưới vợ thì cưới liền tay

Chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha

Thơ lục bát

- Thơ lục bát (6 – 8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng;

- Vần trong lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo;

- Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng, còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại;

- Nhịp thơ trong lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4,…).

Lục bát biến thể

- Lục bát biến thể không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp,…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy lựa chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của thơ lục bát như: số tiếng, số dòng, vần, nhịp. Những đặc trưng đó có tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt nội dung của bài thơ?

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời,trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Làm bài tập theo nhóm và điền vào phiếu học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).

 

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

 

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)
  2. PHỤ LỤC

 

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT 46: VĂN BẢN 1. CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được những đặc điểm cơ bản của thơ lục bát thể hiện qua các bài ca dao: số dòng, số tiếng, vần, nhịp của mỗi bài;

- HS nhận xét, đánh giá được nét độc đáo của từng bài ca dao nói riêng và chùm ca dao nói chung thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

  1. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- HS cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu mến tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau mà tác giả dân gian thể hiện qua ngôn ngữ VB.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh, các đoạn phim ngắn về các địa danh được giới thiệu trong bài học như Hà Nội, Huế, Lạng Sơn;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
  4. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gợi dẫn và yêu cầu HS:

+ Với em, nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?

+ Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung;

- GV dẫn dắt: Cây có cội, nước có nguồn, con người có quê hương. Tình yêu quê hương là tình cảm ấm áp, chân thành, bền lâu của con người. Tình yêu quê hương đất nước Việt Nam từ xưa đến nay đã đi vào văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh,… Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình yêu quê hương Việt Nam qua Chùm ca dao về quê hương đất nước.

- HS trả lời, chia sẻ về quê hương và các bài thơ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Đọc văn bản, tìm hiểu từ ngữ khó
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm VB:

+ GV đọc mẫu một lần, hướng dẫn ngữ điệu phù hợp với nội dung từng bài ca dao;

+ Gọi một vài HS lần lượt đọc thành tiếng VB.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS đọc diễn cảm VB;

- GV gọi HS khác nhận xét, góp ý về cách đọc của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và giải thích các từ ngữ khó trong SGK:

+ Các từ chỉ địa danh: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ; xứ Lạng, sông Tam Cờ; Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.

+ Các từ ngữ cổ: canh gà.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Đọc văn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tìm hiểu từ ngữ khó

- Các địa danh ở Hà Nội:

+ Trấn Võ

+ Thọ Xương

+ Yên Thái

+ Tây Hồ

- Các địa danh ở Lạng Sơn:

+ xứ Lạng

+ sông Tam Cờ

- Các địa danh ở Huế:

+ Đông Ba

+ Đập Đá

+ Vĩ Dạ

+ ngã ba Sình

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của các văn bản trong Chùm ca dao về quê hương đất nước.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc các bài ca dao 1, 2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bố số tiếng trong các dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?

+ Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1 và 2.

+ Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

+ Nêu tình cảm của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi…

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Câu trả lời của HS;

+ Một số câu ca dao có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi…

§  Ai ơi chơi lấy kẻo già

Măng mọc có lứa người ta có thì

Chơi xuân kẻo hết xuân đi

Cái già sòng sọc nó thì theo sau

§  Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thể thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu, v.v…

+ Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây? (gợi ý: Em hãy gạch dưới những từ chỉ địa danh trong bài ca dao. Việc liệt kê các địa danh nổi tiếng của xứ Huế như Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình gợi cho em ấn tượng gì? Từ “lờ đờ” trong dòng thơ thứ ba thuộc loại từ nào, việc sử dụng từ đó có tác dụng gì? Cảm nhận của em về hình ảnh bóng ngả trăng chênh, tiếng hò xa vọng, v.v…).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:

+ Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB Chùm ca dao về quê hương đất nước.

- GV gợi ý: Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ tình cảm trực tiếp, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả dân gian đối với quê hương đất nước?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS báo cáo kết quả;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Bài ca dao (1)

- Thể lục bát, 4 dòng. Các dòng 6 có 6 tiếng, các dòng 8 có 8 tiếng;

- Cách gieo vần: đà – gà, xương – sương – gương;…

à Tiếng cuối của dòng 6 ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 ở dưới, tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo;

- Ngắt nhịp:

+ Gió đưa/ cành trúc/ la đà

Tiếng chuông Trấn Võ/ canh gà Thọ Xương

à nhịp chẵn: 2/2/2; 2/4; 4/4;

- Biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ : mặt gương Tây Hồ à vẻ đẹp của Tây Hồ, nước trong vào buổi sớm như sương (ẩn dụ - so sánh ngầm) à Vẻ đẹp nên thơ vào sáng sớm

2. Bài ca dao (2)

- Thể lục bát, 4 dòng. Các dòng 6 có 6 tiếng, các dòng 8 có 8 tiếng

- Cách gieo vần: xa – ba, trông – sông

à Tiếng cuối của dòng 6 ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 ở dưới, tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo;

- Ngắt nhịp:

+ Ai ơi/ đứng lại mà trông

Kìa thành núi Lạng/ kìa sông Tam Cờ

à nhịp chẵn: 2/4; 4/4

- Lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông à Lời gọi, nhắn gửi tha thiết hãy dừng lại mà xem vẻ đẹp của xứ Lạng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Bài ca dao (3)

- Lục bát biến thể:

+ Tính chất lục bát: hai câu sau vẫn tuân theo quy luật của lục bát thông thường;

+ Tính chất biến thể: hai dòng đầu:

§  Cả hai dòng đều có 8 tiếng (không phải lục bát, một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng);

§  Về thanh, tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai (ngã) không phải thanh bằng như quy luật mà là thanh trắc.

- Vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế - Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát và lục bát biến thể, phù hợp với việc tâm tình, bộc lộ tình cảm, cụ thể ở đây là tình yêu quê hương đất nước.

2. Nội dung

- Chùm ca dao thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào của tác giả dân gian đối với vẻ đẹp của quê hương đất nước.

C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để giải bài tập.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

 

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC

 

TIẾT 47: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Thông qua việc thực hiện, giải quyết các yêu cầu, bài tập của phần Thực hành tiếng Việt;

- HS hiểu và phân biệt rõ từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân biệt các từ đồng âm, từ đa nghĩa, cách dùng một số từ đồng âm, từ đa nghĩa thường gặp trong các ngữ cảnh quen thuộc và điển hình.

  1. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD TẬP 1

GIÁO ÁN WORD TẬP 2

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: TÔI VÀ CÁC BẠN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 2: GÕ CỬA TRÁI TIM

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 3: YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: CHUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: THẾ GIỚI CỔ TÍCH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8: KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9: TRÁI ĐẤT - NGÔI NHÀ CHUNG

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 10: CUỐN SÁCH TÔI YÊU

Chat hỗ trợ
Chat ngay