Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 2: Cài đặt hệ điều hành trên máy tính cá nhân

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Tin học 12 - Tin học ứng dụng bộ sách Cánh diều Bài 2: Cài đặt hệ điều hành trên máy tính cá nhân. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH TRÊN MÁY TÍNH CÁ NHÂN

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số tình huống dẫn tới việc phải cài đặt, cài đặt lại hệ điều hành trên máy tính cá nhân.

  • Biết được một số cách và thực hiện được các bước cài đặt hệ điều hành trên máy tính cá nhân.

  • Viết được bản hướng dẫn mô tả các bước cài đặt hay gỡ bỏ hệ điều hành cho máy tính cá nhân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện công việc của cá nhân.

  • Giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong các hoạt động nhóm.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập, suy nghĩ không theo lối mòn, tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau.

Năng lực Tin học:

  • Trình bày được các trường hợp cần cài đặt mới HĐH và những trường hợp cần cài đặt lại HĐH.

  • Trình bày được các cách cài HĐH trên máy tính: cài đặt từ đĩa boot, thông qua mạng, cài đặt trên máy tính ảo, cài đặt nhiều hệ điều hành.

  • Thực hiện được HĐH trên máy tính từ đĩa boot.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.

  • Trung thực: Thực hiện đúng phần việc của bản thân và hợp tác làm việc nhóm khi được giao nhiệm vụ. Có ý thức báo cáo kết quả một cách chính xác.

  • Trách nhiệm: Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, thông qua sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.

  • Phòng thực hành, các máy tính có kết nối Internet, có sẵn các dịch vụ Google Drive,…

  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh diều.

2. Đối với học sinh:

  • Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh diều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi, tạo hứng thú học tập cho HS.

b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần Khởi động SGK tr.13 để đặt vấn đề, HS nêu nguyên nhân làm máy tính hoạt động không ổn định và biện pháp khắc phục.

c. Sản phẩm học tập: Nguyên nhân làm máy tính hoạt động không ổn định và biện pháp khắc phục.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 13 :

Theo em, nguyên nhân nào làm máy tính của mình hoạt động không ổn định? Em sẽ làm gì để khắc phục sự cố này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.13 SGK.

Gợi ý trả lời:

* Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc máy tính hoạt động không ổn định, bao gồm cả lỗi phần cứng và lỗi phần mềm (HĐH). Tuy nhiên, tình huống lỗi HĐH thường hay xảy ra do máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại, dẫn đến lỗi tệp hệ thống hoặc tốn tài nguyên phần cứng.

IMG_256

Máy tính bị nhiễm virus

Máy tính hay bị treo và xuất hiện màn hình xanh liên tục

 * Để khắc phục sự cố này có thể cài đặt lại hệ điều hành hoặc: 

+ Quét và diệt virus thường xuyên và định kì.

+ Kiểm tra và cập nhật phần mềm thường xuyên.

+ Khôi phục hệ thống.

+ Tối ưu hóa tài nguyên hệ thống.

+ Kiểm tra và sửa chữa phần cứng.

HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Để khắc phục những sự cố hay lỗi hệ thống khi sử dụng máy tính, người ta thường cài lại hệ điều hành. Vậy khi nào ta nên cài mới, cài lại hệ điều hành? Quy trình cài đặt hệ điều hành như thế nào? Để giúp các em trả lời được những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Bài 2: Cài đặt hệ điều hành trên máy tính cá nhân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số tình huống cần cài đặt, cài đặt lại hệ điều hành

a. Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống cài đặt và cài đặt lại hệ điều hành.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Một số tình huống cần cài đặt, cài đặt lại hệ điều hành , kết hợp với những hiểu biết thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Một số tình huống cần cài đặt, cài đặt lại hệ điều hành.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện Hoạt động 1.

HĐ1:Hãy thảo luận và nêu một số tình huống cần cài mới hoặc cài đặt lại hệ điều hành.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.13 – 14 sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chính xác hoá lại các nội dung kiến thức.

  1. Một số tình huống cần cài đặt, cài đặt lại hệ điều hành

  2. Cài đặt mới hệ điều hành

Một số tình huống phổ biến, cần cài đặt mới hệ điều hành:

- Bắt đầu sử dụng máy tính mới.

- Thay hệ điều hành

- Sử dụng một số hệ điều hành trên cùng một máy tính: Mỗi khi bật máy, người dùng được chọn một hệ điều hành trước khi tiếp tục khởi động máy tính.

- Sử dụng máy tính ảo: Có loại phần mềm đặc biệt khi được kích hoạt sẽ có vai trò như một chiếc máy tính (gọi là máy tính ảo). Để giao tiếp được với máy tính ảo này, cần cài đặt hệ điều hành (mới) tương ứng.

IMG_256

IMG_256

Một số phần mềm tạo máy tính ảo

  1. Cài đặt lại hệ điều hành

Một số tình huống phổ biến cần cài đặt lại hệ điều hành:

- Hệ điều hành bị lỗi: Thường hay gặp sự cố như máy tính bị treo, chạy chậm, không mở được phần mềm.

- Thay đổi phần cứng: Máy tính có thể gặp lỗi khi hệ điều hành không tương thích với phần cứng.

- Khôi phục cài đặt gốc cho hệ điều hành: Khi hệ điều hành bị lỗi hoặc bản cập nhật hệ điều hành không ổn định, có thể khắc phục bằng cách khôi phục cài đặt gốc cho hệ điều hành (đưa hệ điều hành về trạng thái ban đầu, như lúc mới mua máy).

- Cần xoá triệt để dữ liệu trên ổ đĩa hệ thống: Một số người dùng it kinh nghiệm thường lưu dữ liệu cá nhân ở cả trên ổ đĩa hệ thống của máy tính. Khi chuyển cho người khác sử dụng máy tính, nếu muốn xoá triệt để dữ liệu thì cần cài đặt lại hệ điều hành để đảm bảo không thể sử dụng dữ liệu đó.

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số cách cài đặt hệ điều hành trên máy tính

  1. Mục tiêu: HS trình bày được một số cách cài đặt hệ điều hành; hiểu được các điều kiện để có thể thực hiện được cách thức cài đặt.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của GV để hình thành kiến thức bài học.

c. Sản phẩm: Một số cách cài đặt hệ điều hành trên máy tính.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện Hoạt động 2.

HĐ2: Hãy trình bày những cách mà em biết để cài đặt hệ điều hành trên một máy tính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.14 sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chính xác hoá lại các nội dung kiến thức.

2. Một số cách cài đặt hệ điều hành trên máy tính

a) Cài đặt từ đĩa boot

- Là cách truyền thống cài đặt hệ điều hành vào đĩa cứng của máy tính từ đĩa boot bên ngoài (thường là đĩa DVD hoặc USB).

IMG_256 IMG_256

Đĩa boot DVD và USB

- Đĩa boot: 

+ Là đĩa có các tệp đặc biệt để khởi động máy tính bằng một hệ điều hành.

+ Nếu đĩa boot chứa thêm bộ cài đặt hệ điều hành thì có thể sử dụng để khởi động máy tính và cài đặt hệ điều hành này.

- Ổ đĩa hệ thống là ổ đĩa bên trong máy tính sau khi được cài đặt hệ điều hành và được lựa chọn để khởi động máy tính.

b) Cài đặt thông qua mạng

- Cách phổ biến cài đặt hệ điều hành cho máy tính từ bộ cài đặt hệ điều hành được tải về từ máy chủ mạng máy tính (LAN hoặc Internet). - Cách này không cần dùng đĩa boot và có thể cài đặt hệ điều hành cho nhiều máy tính cùng một thời điểm.

  1. Cài đặt trên máy tính ảo

- Máy tính ảo được tạo bởi một loại phần mềm đặc biệt (gọi là phần mềm tạo máy tính ảo, ví dụ: Virtua, VMware). 

- Máy tính ảo chạy trong một cửa sổ riêng biệt và thể hiện màn hình làm việc của hệ điều hành tương ứng.

  1. Cài đặt nhiều hệ điều hành

- Mỗi hệ điều hành được cài đặt trên một ổ đĩa logic (một phân vùng của ổ đĩa cứng). 

- Nếu máy tính có nhiều hệ điều hành thì mỗi khi bật máy tính, người dùng sẽ được chọn hệ điều hành để khởi động.

snapedit_1724320516595

Hoạt động 3. Thực hành cài đặt hệ điều hành trên máy tính từ đĩa boot

a. Mục tiêu: HS thực hành sử cài đặt hệ điều hành trên máy tính từ đĩa boot.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, đưa ra các hướng dẫn và thao tác mẫu, HS hoạt động nhóm nghiên cứu và thực hành nhiệm vụ đã được giao.

c. Sản phẩm: HS thực hành được cài đặt hệ điều hành Windows 11 trên máy tính từ đĩa boot và viết được tài liệu hướng dẫn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu thông tin mục 3 SGK tr.15 – 17 để thực hiện Hoạt động 3: 

Hãy thực hiện các bước cài đặt hệ điều hành Windows 11 trên máy tính cá nhân từ đĩa boot là USB. Từ đó, hãy viết một bản hướng dẫn các bước cài đặt hay gỡ bỏ hệ điều hành cho máy tính từ đĩa boot.

- GV đưa ra các bước hướng dẫn thực hiện và thao  tác mẫu.

  1. Thực hành cài đặt hệ điều hành Windows 11

Bước 1: Chuẩn bị

- Sao lưu dữ liệu: Lưu dữ liệu ra một ổ đĩa logic khác hoặc thiết bị lưu trữ như (USB, DVD, ổ đĩa cứng di động, trên dịch vụ đám mây).

- Lựa chọn hệ điều hành: Kiểm tra cấu hình của máy bằng System Configuration để đảm bảo cấu hình máy tính đáp ứng được yêu cầu của hệ điều hành cần cài đặt.

- Tạo đĩa cài đặt hệ điều hành: Chọn một USB có dung lượng  8GB trở lên và kết nối vào máy tính. Thực hiện hướng dẫn sau để đĩa USB trở thành một đĩa boot:

+ Tải về máy tính bộ cài đặt hệ điều hành Windows 11 (thường chứa trong tệp định dạng ISO).

+ Tải về và cài đặt phần mềm Rufus (http://rufus.ie/en) trên máy tính chạy Windows 10. Chạy phần mềm Rufus. Cửa sổ làm việc như Hình 1. Chọn SELECT và chọn tệp ISO Window 11 đã tải về ở trên. Tệp này có tên Win11_1803_English _x64.iso .

+ Mở danh sách Device và chọn ổ USB đã kết nối vào máy tính. Theo ví dụ ở Hình 1, tên ổ đĩa này là E, đĩa là ESD-USB và USB có dung lượng 16GB.

+ Chọn START để bắt đầu quá trình tạo đĩa boot và chuyển bộ cài đặt hệ điều hành Windows 11 cho USB. Khi có thông báo kết thúc quá trình này thì việc tạo đĩa cài đặt hệ điều hành đã hoàn tất.

Bước 2: Lựa chọn ổ đĩa khởi động từ BIOS

- Khởi động máy tính ở chế độ boot: Ngay trước khi hệ điều hành được trao quyền tiếp tục khởi động hệ thống, lập tức bấm các phím truy cập vào BIOS. Mỗi loại máy tính có quy định riêng về phím này, thường là một trong các phím chức năng: F1, F2, F9, F10, F11, F12 hoặc phím Delete.

- Chọn ổ đĩa khởi động: Trong màn hình làm việc của BIOS, tìm lệnh quy định khởi động là ổ đĩa nào (thường là Boot order), từ đó lựa chọn ổ đĩa boot (ổ đĩa USB).

Bước 3: Cài đặt hệ điều hành Windows 11

  1. Lựa chọn ngôn ngữ và bắt đầu cài đặt

Khi khởi động lại máy sẽ xuất hiện Hình 2 có thể lựa chọn ngôn ngữ ở danh sách Language to install trước khi chọn Next . Ở Hình 3, chọn Istall Now .

  1. Lựa chọn cách cài đặt

Hình 4, chọn I don’t have a product key rồi chọn Next . Chuyển sang Hình 5, chọn Custom: Install Windows only (advanced) .

  1. Lựa chọn ổ đĩa logic để cài đặt hệ điều hành

Trên Hình 6, chọn ổ đĩa logic để cài đặt Windows 11 và chọn Next .

  1. Thực hiện quá trình cài đặt 

Chờ đợi Windows thực hiện quá trình cài đặt cho đến khi có thông báo kết thúc.

Bước 4: Khôi phục dữ liệu và cài đặt phần mềm ứng dụng

+ Sau lần khởi động cuối cùng của quá trình cài đặt trên dây, màn hình hệ điều hành Windows 11 sẽ có dạng như Hình 7.

+ Khôi phục lại dữ liệu đã sao lưu ở Bước 1. Những dữ liệu này nên để ổ đĩa logic không phải là ổ đĩa khởi động hệ điều hành (ổ đĩa hệ thống).

+ Cài đặt thêm các phần mềm ứng dụng như các phần mềm Tin học văn phòng, bộ gõ tiếng Việt, phần mềm nén, các công cụ lập trình, phần mềm đồ hoạ, trình duyệt web, phần mềm phòng và chống virus, các ứng dụng mạng xã hội.

  1. Hướng dẫn viết tài liệu cài đặt hệ điều hành Windows trên máy tính cá nhân từ đĩa boot là USB

……………..

3. Thực hành cài đặt hệ điều hành trên máy tính từ đĩa boot

a) Thực hành cài đặt hệ điều hành Windows 11

- Bước 1: Chuẩn bị.

 

 

- Bước 2: Lựa chọn ổ đĩa khởi động từ BIOS.

- Bước 3: Cài đặt hệ điều hành Windows 11.

Chú ý: Để hoàn tất công việc cài đặt, Window sẽ đưa ra một số màn hình hội thoại để người dùng thiết lập môi trường làm việc với khá nhiều tuỳ chọn. Ví dụ: lựa chọn quốc gia, chọn kiểu bàn phím, đặt tên cho máy tính, lựa chọn các tiện ích để xuất, lựa chọn đám mây lưu trữ dữ liệu, khai báo hoặc tạo tài khoản đăng nhập, đặt mã PIN đăng nhập máy tính. Có thể bỏ qua một số tuỳ chọn (nếu muốn). Windows thực hiện quá trình thay đổi này trong vài phút và khởi động lại máy tính lần cuối.

- Bước 4: Khôi phục dữ liệu và cài đặt phần mềm ứng dụng.

b) Hướng dẫn viết tài liệu cài đặt hệ điều hành Windows trên máy tính cá nhân từ đĩa boot là USB.

………………

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC 12 (TH ỨNG DỤNG) CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH BẢO VỆ DỮ LIỆU, CÀI ĐẶT VÀ GỠ BỎ PHẦN MỀM

Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 1: Bảo vệ dữ liệu trên máy tính
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 2: Cài đặt hệ điều hành trên máy tính cá nhân
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 3: Cài đặt hệ điều hành trên thiết bị di động
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 4: Cài đặt phần mềm trên máy tính và thiết bị di động

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÍ DỰ ÁN

Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 1: Tạo lập dự án
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 2: Đặt tiến độ và phân bổ nguồn lực cho các công việc của dự án
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 3: Chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin và chuẩn bị báo cáo cho dự án
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 4: Thực hành tổng hợp sử dụng phần mềm quản lí dự án

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỚI PHẦN MỀM BẢNG TÍNH

Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 1: Hàm tổ hợp, hàm ngẫu nhiên và lấy mẫu ngẫu nhiên
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 2: Lập bảng tần số bằng hàm trong Excel
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 3: Dùng bảng pivot để phân tích thống kê
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 4: Biểu đồ trong Excel
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 5: Mô tả đặc trưng độ tập trung dữ liệu
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 6: Mô tả đặc trưng độ phân tán dữ liệu
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 7: Kiểm định giả thuyết thống kê và phân tích tương quan tuyến tính

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC 12 (TH ỨNG DỤNG) 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. THỰC HÀNH BẢO VỆ DỮ LIỆU, CÀI ĐẶT VÀ GỠ BỎ PHẦN MỀM

Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 1: Bảo vệ dữ liệu trên máy tính
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 2: Cài đặt hệ điều hành trên máy tính cá nhân
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 3: Cài đặt hệ điều hành trên thiết bị di động
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 4: Cài đặt phần mềm trên máy tính và thiết bị di động

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÍ DỰ ÁN

Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 1: Tạo lập dự án
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 2: Đặt tiến độ và phân bổ nguồn lực cho các công việc của dự án
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 3: Chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin và chuẩn bị báo cáo cho dự án
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 4: Thực hành tổng hợp sử dụng phần mềm quản lí dự án

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỚI PHẦN MỀM BẢNG TÍNH

Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 1: Hàm tổ hợp, hàm ngẫu nhiên và lấy mẫu ngẫu nhiên
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 2: Lập bảng tần số bằng hàm trong Excel
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 3: Dùng bảng pivot để phân tích thống kê
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 4: Biểu đồ trong Excel
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 5: Mô tả đặc trưng độ tập trung dữ liệu
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 6: Mô tả đặc trưng độ phân tán dữ liệu
Giáo án điện tử chuyên đề Tin học ứng dụng 12 cánh diều Bài 7: Kiểm định giả thuyết thống kê và phân tích tương quan tuyến tính

Chat hỗ trợ
Chat ngay