Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần II: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Cánh diều CĐ 1 Phần II: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG 2. MỘT SỐ TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM (5 TIẾT)

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về thờ cúng tổ tiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được một số nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 2 – 3, Tư liệu, thông tin mục II.1a, II.1b SGK tr.6, 7 và trả lời câu hỏi:

- Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

- Nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt, kết hợp trình chiếu một số hình ảnh, video về tín ngưỡng ở Việt Nam: Ở Việt Nam, có nhiều loại hình tín ngưỡng khác nhau. Tùy từng góc độ tiếp cận, có thể chia làm các loại hình tín ngưỡng chính như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ anh hùng dân tộc, thờ tổ nghề, thờ cúng Thổ thần,…

Video: Dân tộc và Tôn giáo - Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống xã hội ở Việt Nam.

https://vnews.gov.vn/video/dan-toc-va-ton-giao-vai-tro-cua-tin-nguong-trong-doi-song-xa-hoi-oviet-nam-105921.htm

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu thông tin trong mục II SGK tr.6 - 13, sưu tầm thêm tư liệu trên sách, báo, internet:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Thành hoàng.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc.

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, giải thích khái niệm cơ bản:

+ “Tổ tiên”: những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ kỵ, ông bà, cha mẹ, … những người có công sinh thành và nuôi dưỡng, những người anh, em đã mất có ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đang sống. 

+ “Thờ cúng”: là yếu tố mang tính thực hành lễ nghi, là sự thực hành một loạt động tác (khấn, vái, quỳ, lạy…) của người gia trưởng tộc trưởng là các hậu sinh, hậu thế. Đó là chuỗi hoạt động dưới dạng hành lễ và được các gia tộc, cộng đồng, quốc gia quy định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi loại nhóm chủ thể cộng đồng, dân tộc trong các thời kỳ.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1:

Khai thác Hình 2 – 3, Tư liệu, thông tin mục II.1a, II.1b SGK tr.6, 7 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

+ Nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1).

- GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS cả lớp cho biết: Theo em, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa như thế nào trong đời sống văn hóa của người Việt?

GV cho HS liên hệ, vận dụng và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ việc thực hành, trải nghiệm thờ cúng tổ tiên ở gia đình em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.  

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 nêu một số nét chính của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: 

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống văn hóa của người Việt:

+ Là biểu hiện của lòng hiếu thảo, biết ơn, sự thành kính đến đấng sinh thành nuôi dưỡng của con người, cội nguồn của dân tộc.

+ Góp phần giữ gìn và phát huy đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đến thế hệ sau.

+ Là nền tảng cơ sở cho quan hệ gia đình.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:  

+ Thờ cúng tổ tiên là loại hình tín ngưỡng truyền thống mang tính phổ biến của người Việt Nam, có nguồn gốc từ xa xưa và mang đạo lý nhân ái, “uống nước nhớ nguồn”.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục văn hóa truyền thống, có vai trò vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập, việc bảo lưu và phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã và đang là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. 

- GV mở rộng kiến thức: 

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đặc biệt phổ biến trong văn hóa Trung Quốc, văn hóa Việt Nam, văn hóa Triều Tiên, Hàn Quốc.

+ Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập mối liên hệ tâm linh giữa người đang sống và người đã chết, giữa thế giới hiện tại (“cõi trần”, “dương gian”, “trần gian”, “dương thế”) và thế giới của người đã chết (“cõi âm”) theo quan niệm dân gian. 

+ Một số nhà nghiên cứu coi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt như một loại hình tôn giáo dân tộc, là đạo, như “đạo tổ tiên”, “đạo Ông bà”. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

1. Thờ cúng tổ tiên

a. Nguồn gốc

Xuất hiện từ xa xưa, tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng, phổ biến nhất.

- Niềm tin cho rằng linh hồn của người chết còn hiện hữu trong đời sống, ảnh hưởng đến  người thân trong gia đình, dòng họ.

- Sự tưởng nhớ, kính trọng, lòng biết ơn của người đang sống với tiền nhân (ông, bà, cha, mẹ) đã qua đời.

- Ảnh hưởng từ yếu tố: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo,… 

b. Biểu hiện

- Việc lập bàn thờ: bàn thờ theo truyền thống được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà.

+ Ngai, thờ, bài vị.

+ Bát hương, đĩa đèn. 

+ Bình hoa, mâm hoa quả.

+…

- Hoạt động cúng lễ, giỗ.

+ Cúng lễ: 

Tiến hành vào:

  • Ngày mồng một, ngày rằm, ngày tết truyền thống.

  • Những dịp khác.

+ Giỗ: 

  • Là nghi thức quan trọng.

  • Tưởng nhớ người thân đã qua đời theo âm lịch.

- Hoạt động khác: 

+ Xây nhà thờ họ.

+ Chung ruộng hương hỏa.

+ Tảo mộ.

+….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu 1: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Video: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Một thoáng hương trầm.

https://www.youtube.com/watch?v=OPa1geszeas

Video: Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.

https://www.youtube.com/watch?v=tWp3tat-yKU

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về thờ Quốc tổ Hùng Vương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được một số nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 4 – 3, Tư liệu, mục Góc mở rộng, Góc khám phá, thông tin mục II.2 SGK tr.7, 8 và trả lời câu hỏi:

- Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

- Nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: 

+ Ngoài phạm vi gia đình, dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn mở rộng trong làng xã (thờ tổ làng, tổ nghề) và cả nước (thờ Quốc tổ Hùng Vương). 

+ Trong tâm thức người Việt Nam, các vua Hùng được coi là biểu tượng, vị tổ dựng nước của dân tộc. 

GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2: 

Khai thác Hình 4 – 3, Tư liệu, mục Góc mở rộng, Góc khám phá, thông tin mục II.2 SGK tr.7, 8 và trả lời câu hỏi:

- Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

- Nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.2).

- GV hướng dẫn HS cả lớp sử dụng thiết bị có kết nối internet và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu về nguồn gốc lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương.

- GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương có ý nghĩa như thế nào trong đời sống văn hóa của người Việt?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2 nêu một số nét chính của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu về nguồn gốc lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương:

+ Truyền thuyết kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt. Một hôm vua Lạc Long Quân bảo bà Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Vì vậy, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng Hùng Vương nối ngôi, làm vua. Trải qua 18 đời, Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán - An Dương Vương.

+ Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương trong đời sống văn hóa của người Việt:

+ Là ngày nhân dân cả nước tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.

+ Là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.

+ Là dịp quan trọng để quảng bá ra thế giới về một Di sản giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài.

+ Là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta một lòng khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, là điểm hội tụ tâm linh của người Việt, những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đang được cộng đồng người Việt gìn giữ, bảo vệ, trao truyền và phát huy trong đời sống.

- GV mở rộng kiến thức: Ngày 6/12/2012, tại Pháp, phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức ghi danh tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Thờ Quốc tổ Hùng Vương

a. Nguồn gốc

Bắt nguồn từ sự tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng (những người đứng đâu nhà nước Văn Lang  - nhà nước đâu tiên của người Việt).

- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh (Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ).

b. Biểu hiện

- Hoạt động thờ cúng Vua Hùng, hướng về ngày giỗ Tổ: lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ).

- Hệ thống cơ sở thờ các Vua Hùng ở nhiều nơi: 

+ Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), đền thờ Vua Hùng (TP. Hồ Chí Minh), đền thờ Vua Hùng (Đà Lạt),…

 Khu di tích lịch sử Đền Hùng là trung tâm thờ tự lớn nhất. 

Tư liệu 2: Tín ngưỡng thờ Quốc tổ Hùng Vương.

     2.1. Từ thời Lê sơ, nghi thức giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành nghỉ lễ quốc gia. Đến thời Nguyễn, mồng Mười tháng Ba âm lịch chính thức được chọn làm ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương.

“Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba.

Khắp miền truyền mãi câu ca,

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.”

     Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương gồm phân lễ và phần hội. Các nghi thức chính trong phần lễ gồm:

     - Lễ rước kiệu: nghi lễ truyền thống trang nghiêm từ dưới chân núi lần lượt đi qua các đền

để lên đền Thượng.

     - Lễ dâng hương: tất cả những người tham gia đều thắp dâng một nén hương thơm bày tỏ tâm niệm của mình với Quốc Tổ.

     Phẩm vật dâng cúng: bánh giầy 18 chiếc, bánh chưng 18 chiếc, hương, hoa, nước, trầu,

cau, rượu và ngũ quả (dâng lên 18 đời Vua Hùng).

     2.2. Trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm 1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu: “Từ lòng biết ơn đến sự tôn kính các thế hệ tiền nhân và tổ tiên gia đình, dòng họ, dân tộc ta đã phát triển hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần ấy thành một đạo lí và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, là tín ngưỡng và phụng thờ một tổ tiên chung của toàn dân tộc - các Vua Hùng”.

(Nhân ngày giỗ Tổ Vua Hùng tổng Mười tháng Ba

âm lịch, Báo Nhân dân, ngày 29/4/1969)

Tất cả người dân đất Việt đều có ý thức tôn thờ các vua Hùng 

là vị vua Thủy Tổ, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Video: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

https://www.youtube.com/watch?v=iY9Icbizwcc

Video: Không khí chính hội ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

https://www.youtube.com/watch?v=hInyfqwqDf4

Video: Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.

https://www.youtube.com/watch?v=lFrs4cfNZqo

Video: Lễ rước kiệu về Đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương 2022.

https://www.youtube.com/watch?v=BstQbM32tsc

Video: UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể.

https://www.youtube.com/watch?v=DU_Lc1WKdj4

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về thờ Mẫu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được một số nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 5 – 7, mục Em có biết, mục Góc mở rộng, thông tin mục II. 3 SGK tr.9, 10 và trả lời câu hỏi: 

- Nêu nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. 

- Nêu những nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số nét chính của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. 

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần I: Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần II: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần III: Một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần I: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần II: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần III: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 3

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P3)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P4)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P5)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P6)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P7)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P8)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1 (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1 (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần I: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần II: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần III: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Hội nhập quốc tế)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Tác động của toàn cầu hoá đối với Việt Nam)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế) (1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế) (2)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 3

Chat hỗ trợ
Chat ngay