Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần III: Một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Cánh diều CĐ 1 Phần III: Một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG III. MỘT SỐ TƯ TƯỞNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM (5 TIẾT)

Hoạt động 3.1. Tìm hiểu về Nho giáo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 13, Tư liệu, thông tin mục III.1 SGK tr.13 – 15 và trả lời câu hỏi: 

- Nêu nguồn gốc và quá trình du nhập của Nho giáo ở Việt Nam.

- Phân tích những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội.

- Theo em, những yếu tố nào của Nho giáo vẫn có giá trị đối với xã hội hiện nay?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệ vụ học tập

- GV dẫn dắt: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Các tôn giáo cùng tồn tại và bình đẳng với nhau, gồm những tôn giáo có nguồn gốc du nhập từ bên ngoài (Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo, Hồi giáo,…) và cả những tôn giáo có nguồn gốc bản địa (đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo,…). 

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm (như đa phân công ở Hoạt động 1), thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Nho giáo.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Phật giáo.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về Đạo giáo.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về Cơ đốc giáo.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu về một số tôn giáo khác.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1:

Khai thác Hình 13, Tư liệu, thông tin mục III.1 SGK tr.13 – 15 và trả lời câu hỏi: 

+ Nêu nguồn gốc và quá trình du nhập của Nho giáo ở Việt Nam.

+ Phân tích những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa – xã hội.

- GV khuyến khích HS sử dụng timeline, infographic,… để giới thiệu. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về Nho giáo (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV cho HS xem hình ảnh flycam về khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thuyết minh, giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

https://www.youtube.com/watch?v=MU5HWejzxwI

Văn Miếu – Quốc Tử Giám

- GV hướng dẫn HS liên hệ, vận dụng và trả lời câu hỏi: Theo em, những yếu tố nào của Nho giáo vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay?

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”: Nêu các câu thành ngữ, tục ngữ thể hiện những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong xã hội thông qua các phong tục, tập quán.

Gợi ý:

+ Tư tưởng về lối sống quân tử: 

  • “Quân tử phòng thân”.

  • “Quân tử nhất ngôn cửu đỉnh”.

+ Tư tưởng gia trưởng phụ quyền:

  • “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

  • “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu”.

+ Tư tưởng trọng nam, khinh nữ”

  • “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 phân tích những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS thuyết minh, giới thiệu về Văn Miếu, Quốc Tử Giám (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3.1). 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số yếu tố của Nho giáo vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện nay:

+ Hoạt động thờ Khổng Tử và các bậc tiên Nho thể hiện truyền thống hiếu học của nhân dân vẫn được duy trì ở nhiều văn miếu, văn từ, văn chỉ.

+ Đạo lí của Nho giáo về hiếu, lễ, nghĩa, trung, tín,... hay quan niệm về “tam tòng, tứ đức” ít nhiều vẫn còn ảnh hưởng trong nhận thức và ứng xử của nhân dân, gắn với những ảnh hưởng khá tích cực như lối sống trật tự, khuôn phép, “trên kính dưới nhường”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nho giáo chính thức được tiếp nhận bởi nhà nước, được truyền bá một cách chính thức trong đời sống cung đình và đời sống chính trị, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong tục tập quán, lối sống, tâm lí xã hội truyền thống ở Việt Nam. 

- GV mở rộng:

+ Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo với 4 thời kì chính: 

  • Thế kỉ I – thế kỉ IX: Nho giáo bước đầu du nhập. Từ thế kỉ VI, Nho giáo phổ biến hơn trước, nhưng chủ yếu ở các đô thị. Ảnh hưởng của Nho giáo trong dân gian còn rất hạn chế.

  • Thế kỉ X – đầu thế kỉ XV: Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, ảnh hưởng của Nho giáo mờ nhạt. Thời Lý, Trần, Nho giáo từng bước phổ biến, gắn liền với chính sách giáo dục, khoa cử của triều đình. Từ cuối thời Trần đến thời Hồ, Nho giáo ngày càng được đề cao, trở thành ý thức hệ tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị.

  • Đầu thế kỉ XV – thế kỉ XVII: Thời Lê sơ, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, đặc biệt là những chính sách của Lê Thánh Tông. Thời Mạc và Lê trung hưng, Nho giáo tiếp tục phổ biến, được triều đình duy trì và bảo vệ, nhưng không còn độc tôn như trước. Ở vùng đất phía nam thời chúa Nguyễn, ảnh hưởng của Nho giáo mờ nhạt.

  • Thế kỉ XVIII – thế kỉ XX: Từ cuối thời Lê trung hưng, Nho giáo ngày càng bộc lộ nhiều yếu tố tiêu cực. Đầu thế kỉ XIX Nho giáo được nhà Nguyễn phục hồi và củng cố, phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là từ thời vua Minh Mạng. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nho giáo suy tàn.

+ Bên cạnh những yếu tố tích cực, trong đời sống văn hóa – xã hội, Nho giáo cũng có những biểu hiện tiêu cực hoặc hạn chế như tâm lí trọng nam, khinh nữ; thói gia trưởng; quan niệm tôn ti, đẳng cấp,…

- GV chuyển sang nội dung mới.

III. Một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam

1. Nho giáo

a. Nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển

- Nguồn gốc:

+ Là học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội hình thành thời Tây Chu ở Trung Hoa, có vai trò quan trọng của Chu Công Đán.

+ Cuối thời Xuân Thu (thế kỉ VI - thế kỉ V TCN), Khổng Tử và các học trò hệ thống hoá, phát triển tư tưởng của Chu Công Đán, tích cực truyền bá những tư tưởng này.

+ Nho giáo có những yếu tô mang màu sắc tôn giáo:

  • Quan niệm về “thiên mệnh”. 

  • Hệ thống cơ sở thờ tự, hoạt động cúng tế.

- Quá trình du nhập, phát triển:

+ Du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Dưới thời Lý – Trần.

+ Phổ biến, gắn với chính sách giáo dục, khoa cử của triều đình. 

+ Từ thời Lê sơ, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn.

b. Biểu hiện trong đời sống văn hóa – xã hội

- Xây dựng cơ sở thờ tự (Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ), thờ Khổng Tử, Chu Công, các học trò và các nhà khoa bảng, các bậc danh nho. 

+ Từ thế kỉ XV, việc xây dựng Văn miếu được mở rộng đến các đạo, trấn. 

+ Văn từ, Văn chỉ phổ biến ở các huyện, xã.

- Thực hiện lễ giáo, phép tắc giao tiếp, ứng xử trong quan hệ gia đình, xã hội: quan điểm và nguyên tắc về “chính danh, định phận”, thực hiện các chuẩn mực về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, duy trì tôn ti, trật tự xã hội.

- Sử dụng tư trởng Nho giáo làm nội dung trong giáo dục, khoa cứ. 

+ Từ nửa sau thế kỉ XV, hệ thống trường lớp ở mọi cấp học hướng đến Nho giáo. 

+ Đề bài trong các kì thi đều liên quan đến Tứ Thư, Ngũ Kinh.

Tư liệu 6: Nho giáo.

     6.1. Nho giáo quan niệm Trời là chủ thể của càn khôn vũ trụ và vạn vật nên điều khiển tất cả mọi sự biến hoá, xoay chuyển trong vũ trụ. Đó chính là Thiên mệnh (mệnh Trời). Sách “Thượng Thư” viết rằng: “Chỉ có Trời Đất là cha mẹ của vạn vật, trong vạn vật, người là linh hơn cả. Người là con Trời nhưng cũng là dân của Trời. Thiên tử (con Trời) là người thay Trời để cai trị dân chúng và mưu cầu hạnh phúc cho dân chúng”. Không chỉ Nho gia mà một bộ phận lớn nhân dân tôn vinh đức Khổng Tử là bậc thánh trong thiên hạ. Họ lập Văn Miếu hay Văn Thánh Miếu làm nơi thờ Khổng Tử và các học trò của ngài cùng với các Tiên hiền, Tiên nho qua các thời kì. Vì thế, Nho giáo còn được gọi là Đạo Nho hay Đạo Khổng.

     6.2. Khi tiếp nhận Nho giáo, người Việt đã tiếp thu nội dung khái niệm “tam cương” và “Ngũ thường” để hình thành các chuẩn mực đạo đức - xã hội. 

     “Tam cương” gồm 3 mối quan hệ cốt yếu trong xã hội là: quân thần cương (quan hệ vua - tôi), phụ tử cương (quan hệ cha - con), phu phụ cương (quan hệ chồng - vợ). Tam cương thể hiện khuôn phép, kỉ luật trong xã hội phong kiến.

     “Ngũ thường” gồm 5 đức cơ bản của con người: nhân (học cách làm người tốt), nghĩa

(chính nghĩa, công bằng, ngay thẳng), lễ (lễ độ, hoà nhã, tôn trọng), trí (trí tuệ, khôn ngoan, biết lí lẽ và tín (uy tín, tín nhiệm, có lòng tin). Ngũ thường góp phần quan trọng hình thành các chuẩn mực đạo đức - xã hội phong kiến.

GIỚI THIỆU, THUYẾT MINH VỀ VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

      Văn Miếu ở Hà Nội được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1070): Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Văn Miếu ở Hà Nội được xây dựng từ năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Văn Miếu được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật (dài 300 m, rộng 70 m), xung quanh là tường gạch, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gốm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Về sau, kiến trúc khu Văn Miếu dần được hoàn thiện: từ ngoài vào trong có các cống lần lượt là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, cổng Đại Thành và cổng Thái Học.

     Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và Chu Văn An - người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Trong Văn Miếu có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiển Nho để thờ cúng. Về sau, Quốc Tử Giám được xây dựng ngay bên cạnh, biến khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền nho mà còn trở thành trường quốc học đầu tiên của Việt Nam và là trung tâm giáo dục Nho học cao cấp, lớn nhất dưới thời quân chủ.

     Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách, có những đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển về mọi mặt của thủ đô cũng như của cả nước. Từ năm 1962, di tích đã được Bộ Văn hóa xếp hạng quốc gia và đến nay là Di tích Quốc gia đặc biệt, 82 tấm bia được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu thế giới. Di tích luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, tổ chức quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị. Năm 1988, Thành phố đã thành lập Trung tâm nghiên cứu văn hóa, khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và giao nhiệm vụ quản lý di tích trực tiếp và toàn diện. Hiện nay, các hạng mục kiến trúc chính trong di tích đã được tu bổ, phục dựng để phục vụ nhu cầu bảo tồn, phát huy giá trị, khai thác du lịch của thủ đô cũng như của cả nước.

Video: Văn Miếu – Biểu tượng của Nho giáo Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=nBnlMLIfgio

Hoạt động 3.2. Tìm hiểu về Phật giáo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Tư liệu, Hình 14 – 16, mục Góc mở rộng, Góc khám phá, thông tin mục III.2 SGK tr.15 – 17 và trả lời câu hỏi:

- Nêu nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.

- Nêu những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội.

- Theo em, vì sao Phật giáo có ảnh hưởng phổ biến và lâu dài trong đời sống của người Việt?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2:

Khai thác Tư liệu, Hình 14 – 16, mục Góc mở rộng, Góc khám phá, thông tin mục III.2 SGK tr.15 – 17 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam.

+ Nêu những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội.

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về Phật giáo (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3.2).

GV cho HS liên hệ, vận dụng và giới thiệu: Một số cơ sở thờ tự của Phật giáo đã trở thành những căn cứ nuôi giấu cán bộ cách mạng trong thời kì vận động.

+ Giải phóng dân tộc và kháng chiến chống Pháp:

Chùa Cổ Lễ qua câu chuyện “Huyền thoại về chùa Cổ Lễ có 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận”. 

https://vpub.namdinh.gov.vn/du-lich-thanh-nam/nam-dinh-huyen-thoai-ve-chua-co-le-27-nha-su-coi-ao-ca-sa-khoac-chien-bao-ra-tran-191824

+ Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước: nhiều nhà sư, phật tử trực tiếp tham gia đấu tranh, kháng chiến. 

Tấm gương của hòa thượng Thích Quảng Đức: “vị pháp thiêu thân” của hòa thượng Thích Quảng Đức.

https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/ngon-lua-thich-quang-duc-voi-viec-chong-cu-ong-quyen-1491909661

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và cho biết: Theo em, vì sao Phật giáo có ảnh hưởng phổ biến và lâu dài trong đời sống của người Việt?

- GV yêu cầu HS sử dụng thiết bị có kết nối internet, thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu về ngôi chùa em thấy tiêu biểu và ấn tượng nhất. 

- GV cho HS xem video: Chào mừng 40 năm thành lập Phật giáo Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=tirWmtfTtww

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2 nêu những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa – xã hội.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Phật giáo có ảnh hưởng phổ biến và lâu dài trong đời sống của người Việt vì: 

+ Phật giáo dung hợp với nhiều tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam như thờ Mẫu, thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên,…

+ Lối sống vị tha, hòa hợp.

+….

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu trước lớp về ngôi chùa em thấy tiêu biểu và ấn tượng nhất (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3.2). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Phật giáo là tôn giáo truyền thống lâu đời, phổ biến và có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa – xã hội truyền thống. 

- GV mở rộng kiến thức về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo với 4 thời kì chính:

+ Đầu Công nguyên – thế kỉ X: từ đầu Công nguyên đến thế kỉ IV, Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo Nam Tông, được truyền bá trực tiếp từ Ấn Độ. Từ khoảng thế kỉ V đến thế kỉ VI, Phật giáo Đại thừa từ Trung Hoa trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, Mật tông cũng được du nhập.

+ Thế kỉ X – đầu thế kỉ XV: Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Phật giáo phổ biến và ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, được coi như quốc giáo. Cuối thời Trần và dưới thời Hồ, Phật giáo suy yếu, đặc biệt là đời sống chính trị. 

+ Đầu thế kỉ XV – thế kỉ XVIII: Thời Lê Sơ, vị trí, ảnh hưởng của Phật giáo tiếp tục suy giảm, cả trong cung đình và trong dân gian. Thời Mạc và Lê trung hưng, Phật giáo từng bước phục hồi, đặc biệt là trong đời sống dân gian. Ở vùng đất phía nam thời chúa Nguyễn, Phật giáo phát triển và có ảnh hưởng mạnh mẽ. 

+ Thế kỉ XIX – thế kỉ XX: từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Phật giáo từng bước suy yếu. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, Phật giáo có sự phục hồi, gắn liền với phong trào Chấn hưng Phật giáo. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Phật giáo tiếp tục có ảnh hưởng trong đời sống văn hóa – xã hội. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Phật giáo

a. Nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển

- Nguồn gốc:  ra đời ở Ấn Độ thế kỉ VI TCN, người sáng lập là Xít-đác-ta Gô-ta-ma (Đức Phật, Bụt, Phật Thích Ca).

- Quá trình du nhập, phát triển:

+ Du nhập vào Việt Nam từ khoảng đầu Công nguyên, trở thành tôn giáo phổ biến. 

+ Dưới thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Phật giáo ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống cung đình và đời sống dân gian, được coi như quốc giáo.

b. Biểu hiện trong đời sống văn hóa – xã hội

- Thực hiện những hoạt động thể hiện sự quan tám, tin theo Phát pháp:

+ Cầu cúng tại chùa, tại gia.

+ Nghe giảng về đạo Phật, tham dự khóa tu. 

+ Phụ giúp nhà chùa làm lễ.

+ Thăm và vãn cảnh chùa.

- Chủ trọng đạo đức trong đời sống cá nhân và quan hệ xã hội:

+ Lòng từ bi, bác ái, khoan dung, vị tha,... 

+ Làm việc thiện, không nói và không làm điều ác hoặc điều xấu, quý trọng muôn vật,...

- Tổ chức, tham gia những ngày lễ, dịp lễ Phật giáo trong năm:

+ Đại lễ Phật đản (kỉ niệm ngày Đức Phật ra đời).

+ Lễ Vu Lan báo hiếu.

- Tổ chức, tham gia lễ hội chùa hằng năm: lễ hội chùa Thầy (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội chùa Hương (Hà Nội, Hà Tĩnh),…

Tư liệu 7: Phật giáo.

     Phật giáo Việt Nam có nhiều đóng góp vào công cuộc hộ quốc, an dân. Thời Đinh – Tiền Lê, nhà sư Ngô Chân Lưu được phong là Khuông Việt Đại sư vì có công lao to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thiên sư Vạn Hạnh góp công đầu trong việc sáng lập Triều Lý. Thiên phái Trúc Lâm thời Trần đóng góp to lớn vào sự phát triển tư tưởng, văn hoá, xã hội Đại Việt,... Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, nhiều tăng ni, cư sĩ, Phật tử Phật giáo đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

     Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng phát biểu: “Trong quá khứ, Phật giáo Việt Nam đã gắn chặt với dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Lịch sử đã xác nhận Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo mà từ bản chất, bản sắc, từ trong thực tiễn hoạt động của mình đã biểu hiện truyền thống yêu nước, gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với Tổ quốc”.

Video: Khám phá ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=px5aE_BhGpU

Video: Chùa Trấn Quốc - Cổ tự ngàn năm tuổi bên Hồ Tây.

https://www.youtube.com/watch?v=YxXD7Lk1chI

Video: Chùa Tây Phương - đệ nhất cổ tự của Hà Nội.

https://www.youtube.com/watch?v=LQaPdk0_8qc

Video: Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan.

https://www.youtube.com/watch?v=okXfZGiPdjQ

Video: Hàng ngàn tăng ni, phật tử dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

https://www.youtube.com/watch?v=wbkLL2jiK4o

 

GIỚI THIỆU VỀ MỘT NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU 

– CHÙA THIÊN MỤ (THỪA THIÊN HUẾ)

      Chùa Thiên Mụ còn được gọi là chùa Linh Mụ, toạ lạc bên bờ bắc sông Hương, thuộc địa phận xã Hương Long, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km.

      Chùa được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Hai công trình kiến trúc

chính của ngôi chùa là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng. Tháp Phước Duyên hình bát giác, với 7 tầng, cao 21 m, mỗi tầng thờ một Đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn.

Điện Đại Hùng là ngôi điện chính giữa trong chùa, có kiến trúc đồ sộ; hai bên là lầu chuông,

lầu trống, điện Thập Vương, nhà Vần Thuỷ, nhà tri vị, phòng tăng, nhà thiền,...; phía sau có vườn Tỳ gia, nhà Phương trượng.

      Điểm nhấn của chùa Thiên Mụ là quả chuông Đại Hồng Chung do chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc vào năm 1710, nặng hơn 2 tấn và tấm bia đá dựng năm 1715 khắc bài “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của chùa này nói về việc tôn tạo chùa. Ngoài ra còn có một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu để tặng năm 1714 cùng nhiều tượng quý.

      Với vị trí là “Đệ nhất cổ tự” của Cố đô Huế, chùa Thiên Mụ đã được Bộ Văn hoá và Thông tin công nhận là Di tích cấp quốc gia (Kiến trúc nghệ thuật) năm 1996.

Video: Chùa Thiên Mụ - Ngôi Chùa Cổ Nhất Ở Huế - Flycam 4k.

https://www.youtube.com/watch?v=H073ES_DoGY

Hoạt động 3.3. Tìm hiểu về Đạo giáo

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được những biểu hiện của Đạo giáo trong đời sống văn hóa – xã hội. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 17, mục Góc mở rộng, thông tin mục III.3 SGK tr17, 18 và trả lời câu hỏi:

- Nêu nguồn gốc và quá trình du nhập, phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam.

- Nêu những biểu hiện của Đạo giáo trong đời sống văn hóa – xã hội. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của Đạo giáo trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam. 

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay