Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 2

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Cánh diều Thực hành CĐ 2. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ 2:

NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chuyên đề 2 – Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài tập thực hành.

  • Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng:

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong trong Chuyên đề 2 – Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Cánh diều, Giáo án.

  • Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có). 

2. Đối với học sinh

  • SGK Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Cánh diều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về chuyên đề đã học. 

b. Nội dung: GV cho HS xem video, liên hệ, vận dụng thực tế và trả lời câu hỏi: Từ phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật, liên hệ với Việt Nam trong thời kì Đổi mới. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thực tiễn Việt Nam trong thời kì Đổi mới từ bài học về phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một số hình ảnh, video về phẩm chất, đức tính và bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật:

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ 2:NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY(2 tiết)

Video: Nguyên tắc làm việc của người Nhật.

https://www.youtube.com/watch?v=3oBcqCTdkyg

Video: Văn hóa truyền thống Nhật Bản

https://www.youtube.com/watch?v=9mw8yggqoRU

(GV cho HS xem video tùy vào thực tế giảng dạy). 

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trình bày vấn đề: Từ phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật, liên hệ với Việt Nam trong thời kì Đổi mới. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bàyvề thực tiễn Việt Nam trong thời kì Đổi mới từ bài học về phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Việt Nam có thể học tập từ Nhật Bản:

+ Phát huy truyền thống của con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước sâu sắc,... để đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao có ý thức cộng đồng, tính kỉ luật, có kế hoạch làm việc, có khả năng tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật,...

+ Thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, tăng cường các mối quan hệ quốc tế và khu vực, hội nhập với thế giới để tận dụng nguồn vốn đầu tư, thành tựu khoa học - kĩ thuật từ các nước khác.

+ Nhà nước quản lí kinh tế một cách có hiệu quả; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước; nắm bắt những thời cơ, vượt qua thách thức,...

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành Chuyên đề 2 – Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay. 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1: Lập bảng thể hiện tính chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Lập bảng thể hiện tính chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.

c. Sản phẩm: Bảng thống kê tính chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Lập bảng thể hiện tính chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay.

               Giai đoạn

Lĩnh vực

1945 – 1952

1952 – 1973

1973 – 2000

Đầu thế kỉ XXI

Chính trị

 

 

 

 

Kinh tế

 

 

 

 

Xã hội

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bảng vào giấy A0.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 HS lần lượt trình bày tình chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

               Giai đoạn

Lĩnh vực

1945 – 1952

1952 – 1973

1973 – 2000

Đầu thế kỉ XXI

Chính trị

- Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh.

- Soạn thảo Hiến pháp mới (1947), quy định Nhật Bản

là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản.

- Cam kết: 

+ Từ bỏ chiến tranh, xét xử tội phạm chiến tranh, không đe dọa, sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

+ Không duy trì quân đội thường trực, chỉ có Lực lượng phòng vệ dân sự.

- Về đối nội:

+ Duy trì và bảo vệ chế độ tư bản.

+ Từ năm 1955 đến năm 2009, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền, xây dựng “Nhà nước phúc lợi chung”, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong vòng 10 năm. 

- Về đối ngoại:

+ Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mỹ, kí Hiệp ước hoà bình Xan Phran-xi-xcô (8/9/1951), chấm dứt thời kì chiếm đóng của lực lượng Đồng minh. 

+ Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết. Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mỹ; cho Mỹ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản.

- Về đối nội:

+ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) tiếp tục cầm quyền ở Nhật Bản nhưng bắt đầu suy giảm uy tín. Nội bộ đảng cầm quyền liên tục diễn ra tình trạng bê bối, tham nhũng, tranh giành quyền lực.

→ Cục diện chính trị không ổn định.

- Về đối ngoại:

+ Duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ, tăng cường hợp tác với Tây Âu:  Tháng 4/1996, Mỹ - Nhật tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật

+ Chủ trương tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN, mở rộng đối ngoại trên phạm vi toàn cầu.

- Về đối nội:

+ Đảng Dân chủ (DPJ) giành chiến thắng áp đảo trước Đảng Dân chủ Tự do (LDP) trong cuộc bầu cử Hạ viện. 

+ Mở rộng hoạt động cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Khôi phục đầy đủ chức năng của lực lượng quân sự.

- Về đối ngoại:

+ Liên minh chặt chẽ với Mỹ

+ Tăng cường độc lập, tự chủ, tích cực vươn lên trở thành cường quốc chính trị, nền kinh tế lớn của thế giới.

+ Đẩy mạnh chiến lược “trở lại châu Á”, lấy châu Á làm bàn đạp, trở thành cường quốc chính trị. 

+ Tăng cường vai trò trong Liên hợp quốc. 

+ Nâng cao vị thế trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực.

Kinh tế

- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế: giải tán các tập đoàn “Đai-bát-xư”.

- Cải cách ruộng đất: quy định mỗi chủ đất được sở hữu không quá 3 ha ruộng, số còn lại Chính phủ bán cho nông dân.

- Thực hiện các đạo luật về lao động.

- Giai đoạn 1952 – 1960: có bước phát triển nhanh.

- Giai đoạn 1960 – 1973: giai đoạn phát triển “thần kì”.

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 10,8 %. 

+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản (sau Mỹ).

+ Đầu những năm 70 của thế ki XX, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trong thế giới tư bản.

+ Mua bằng phát minh sáng chế, tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng. 

+ Xây dựng các công trình thế kỉ (đường ngầm dưới biển, cầu đường bộ,…).

- Giai đoạn 1973 – 1980: kinh tế suy thoái.

→ Giảm 10% mức tiêu thụ dầu trong các ngành sản xuất; ngoại giao tăng nguồn nhập khẩu dầu mỏ, phát triển nguồn năng lượng mới. 

- Giai đoạn 1980 – 1990: kinh tế phục hồi nhưng phát triển không ổn định.

→ “Thời kì kinh tế bong bóng”.

- Giai đoạn 1990 – 2000: kinh tế trì trệ kéo dài (“Thập niên mất mát”), tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm dưới 1% hoặc tăng trưởng âm.

→ Chính phủ “bơm tiền” vào các ngân hàng, quốc hữu hóa, sáp nhập ngân hàng.

Dưới thời Thủ tướng Côi-dư-mi:

+ Khắc phục nợ xấu, giảm  số nợ của nhà nước.

+ Tư nhân hoá ngành bưu chính và một số ngành kinh tế.

- Dưới thời Thủ tướng Sin-dô A-bê: tái thiết nền kinh tế, đặt trọng tâm vào “ba mũi tên”: ngân sách, tiền tệ và cải tổ cơ cấu.

+ Sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư tiền vào guồng máy kinh tế quốc gia, kích cầu kinh tế.

+ Cải tổ chính sách tiền tệ, huy động Ngân hàng Trung ương “mở van” tín dụng.

+ Chuyển đổi hệ thống kinh tế, khơi dậy tiềm năng tăng trưởng, tăng cường khả năng cạnh tranh,…

Xã hội

- Cải cách, xây dựng t nền giáo dục mới khoa học và tiến bộ. 

- Ban hành Luật Giáo dục ban hành năm 1947.

- Tầng lớp trung lưu mới xuất hiện, tăng về số lượng trong các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp. 

- Đối mặt với tình trạng giá nhà ở tăng cao, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ùn tắc giao thông,…

- Khoảng 90 % số dân Nhật Bán được coi là tầng lớp trung lưu.

- Hình thành hai nhóm xã hội: những người thành công và những người thất bại. Những người thất bại trong kinh doanh bị phá sản, mất việc, phải sống bằng trợ cấp xã hội ngày càng đông. 

- Bất bình đẳng ngày càng gia tăng.

- Số lượng người nghèo và tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng. 

- Đối mặt với tình trạng già hoá và sụt giảm dân số, tỉ lệ sinh thấp. 

 

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tổ chức thảo luận về chủ đề: “Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về chủ đề “Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.

c. Sản phẩm: Phần thuyết trình của HS về chủ đề “Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Thảo luận về chủ đề “Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.

- GV định hướng nội dung cho HS thảo luận:

+ Nêu sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.

+ Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” trong những năm 1960 – 1973.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, trao đổi nhóm và chuẩn bị bài thảo luận theo chủ đề.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt trình bày về sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973. 

- GV yêu cầu 2 nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Về sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973

+ Giai đoạn 1952 – 1960: có bước phát triển nhanh.

+ Giai đoạn 1960 – 1973: giai đoạn phát triển “thần kì”.

  • Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 10,8 %. 

  • Năm 1968, Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản (sau Mỹ).

  • Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trong thế giới tư bản (cùng Mỹ và Tây Âu).

  • Mua bằng phát minh sáng chế, tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (ra-đi-ô, ti-vi, tủ lạnh, ô tô, xe gắn máy,...), đạt được nhiều thành tựu lớn.

  • Xây dựng các công trình thế kỉ (đường ngầm dưới biển, cầu đường bộ,…).

Về nguyên nhân dẫn tới sự phát triển “thần kì”:

+ Coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. 

+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước. 

+ Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

+ Nhiều tập đoàn và công ty có tầm nhìn xa, quản lí tốt, có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

+ Chi phí cho quốc phòng thấp, có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

+ Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển: nguồn viện trợ Mỹ, lợi nhuận từ chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953), Việt Nam (1954 0 1975).

- GV kết luận chung: 

+ Trong bối cảnh khó khăn của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những thành tựu của Nhật Bản đạt được thời kì này là rất nhanh chóng và đáng khâm phục. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, giai đoạn này ở Nhật Bản được thế giới đánh giá là giai đoạn phát triển “thần kì”.

+ Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là tổng hòa của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố đóng vai trò quyết định nhất là sự quyết tâm, tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản và chính sách có hiệu quả của Chính phủ Nhật Bản. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một nét văn hóa của người Nhật mà em ấn tượng. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được một nét văn hóa của người Nhật mà em ấn tượng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một số nét văn hóa của người Nhật mà em ấn tượng. 

c. Sản phẩm: Phần thuyết minh của HS về một nét văn hóa ấn tượng của người Nhật. 

d. Tổ chức thực hiện

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Giáo án word và PPT đồng bộ với nhau
  • Các phản hồi của giáo viên được trả lời ngay và luôn

Thời gian bàn giao giáo án

  • Đã có đủ chuyên đề I + II
  • Cập nhật liên tục để 30/01 bàn giao chuyên đề III

Phí giáo án chuyên đề

  • Giáo án word: 300k
  • Giáo án Powerpoint: 400k
  • Trọn bộ word + PPT: 650k

Chỉ gửi trước 350k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận. Đến lúc nhận đủ kì 1 thì gửi nốt số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15-20 phiếu
  • Nhận đủ chuyên đề I + II
  • Ít nhất 5 đề kiểm tra theo mẫu mới - có ma trận, lời giải...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay