Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 12 bộ sách Cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm
HOẠT ĐỘNG II. VIỆT NAM HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ (5 TIẾT)
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được những tác động (tích cực và tiêu cực) của toàn cầu hóa đối với Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 8 – 11, mục Em có biết, mục Góc mở rộng SGK tr.47 – 49 và trả lời câu hỏi:
- Giải thích những tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể. Theo em, toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nào cho thế hệ trẻ Việt Nam?
- Giải thích những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể. Theo em, toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nào cho thế hệ trẻ Việt Nam?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác động tích cực Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem video kết hợp dẫn dắt: + Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của kinh tế và khoa học công nghệ vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành nền kinh tế thế giới thu hút ngày càng nhiều các nước tham gia, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và đấu tranh với nhau. Không thể có một quốc gia nào có thể phát triển bình thường nếu đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá. + Xu thế toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Video: Hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc. https://www.youtube.com/watch?v=UKLZOaJjr4Y&t=20s Video: Hội nhập quốc tế - Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam. https://www.youtube.com/watch?v=XldBNQH2-L8&t=42s - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Hình 8 – 9, mục Em có biết SGK tr.48 và trả lời câu hỏi: Giải thích những tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể. Hình 9. Các nghệ sĩ biểu diễn tại Phét-xti-van nghề truyền thống Huế (2023) + Nhóm 1: Tìm hiểu tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam về kinh tế. + Nhóm 2: Tìm hiểu tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam về an ninh, chính trị. + Nhóm 3: Tìm hiểu tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam về khoa học, công nghệ. + Nhóm 4: Tìm hiểu tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với văn hóa giáo dục. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: HS chia làm 2 đội. Sử dụng thiết bị có kết nối internet, thực hiện các yêu cầu, trả lời vào bảng phụ. + Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn, đó là đội chiến thắng. Câu 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động tích cực như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? Câu 2: Sự gia tăng thương mại toàn cầu đã mở rộng cơ hội thị trường cho các sản phẩm của Việt Nam và góp phần phát triển kinh tế như thế nào? Câu 3: Trình bày một số hoạt động của Việt Nam khi tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình hoặc các sáng kiến ngoại giao hoặc các nỗ lực hợp tác khu vực. Câu 4: So sánh các chỉ số giáo dục ở Việt Nam trước và sau Đổi mới. Câu 5: Trình bày một số thành tựu đạt được trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam trên các lĩnh vực có mối quan hệ như thế nào? - GV cho HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Theo em, toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nào cho thế hệ trẻ Việt Nam? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày về tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam theo Phiếu học tập số 2. - GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt trả lời câu hỏi trò chơi: Câu 1: Tác động tích cực của ầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến nền kinh tế Việt Nam: + Đóng góp vào GDP, góp phần tạo việc làm, đóng góp tích cực vào xuất khẩu và thu ngân sách nhà nước. + Đóng góp gián tiếp cho nước nhận đầu tư, như tạo ra môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới sáng tạo, thích nghi với công nghệ hiện đại, thay đổi tư duy kinh doanh, quản trị doanh nghiệp lỗi thời; chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho các doanh nghiệp trong nước và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho lao động Việt Nam… Câu 2: Sự gia tăng, thay đổi, điều chỉnh thương mại toàn cầu kéo theo những ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh tế, thương mại, mở rộng cơ hội thị trường cho các sản phẩm của Việt Nam và góp phần phát triển kinh tế. + Các xu thế thương mại mới dần xuất hiện, nổi bật là: Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng được ưu tiên. Thương mại quốc tế thúc đẩy theo hướng hợp tác về công nghệ số. Thương mại hướng tới phát triển bền vững. Dịch chuyển, tái cấu trúc các chuỗi cung ứng theo hướng tin cậy, an toàn, bền vững. Ưu tiên hợp tác song phương, khu vực và theo nhóm trong khi toàn cầu hóa chững lại. + Sự gia tăng thương mại toàn cầu đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam. tận dụng được cơ hội và giải quyết được thách thức sẽ thúc đẩy nền kinh tế thích ứng nhanh chóng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ toàn cầu, đồng thời phát triển theo hướng bền vững, xanh và thân thiện với môi trường. Câu 3: Một số hoạt động của Việt Nam khi tham gia vào các sứ mệnh gìn giữ hòa bình. + Vào tháng 6/2014, hai sỹ quan đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được cử đi làm nhiệm vụ sỹ quan liên lạc tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS). + Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã cử 804 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp triển khai theo hình thức cá nhân và đơn vị, trong đó có 5 thê đội của Bệnh viện dã chiến cấp 2 triển khai tại phái bộ UNMISS (Nam Sudan); 2 thê đội của Đội Công binh triển khai tại phái bộ UNISFA (khu vực Abyei) và 114 lượt sĩ quan triển khai theo hình thức cá nhân tại Trụ sở Liên hợp quốc, phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và phái bộ huấn luyện của Liên minh châu Âu tại Cộng hòa Trung Phi. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã cử 804 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp triển khai theo hình thức cá nhân và đơn vị tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc => Hiện nay, Việt Nam đang đứng vị trí 39 trên tổng số 117 quốc gia cử quân và cảnh sát với quân số triển khai thường xuyên tại các Phái bộ thực địa với 274 người, trong đó có 36 nữ quân nhân. Hành trình 10 năm đánh dấu những bước trưởng thành mạnh mẽ của Việt Nam trong quá trình tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, góp phần thực hiện sứ mệnh nhân đạo cao cả, kiến tạo hòa bình bền vững cho thế giới. Sự tham gia, đóng góp của Việt Nam cho sứ mệnh hòa bình trên thế giới góp phần khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế; nâng cao vị thế, uy tín và vai trò của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác quốc tế trên cả bình diện song phương và đa phương; tăng cường lòng tin chiến lược, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Video: Dấu ấn hòa bình: Việt Nam trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế. https://www.youtube.com/watch?v=z0lWEougJCo Câu 4: So sánh các chỉ số giáo dục ở Việt Nam trước và sau Đổi mới: + Về tỉ lệ biết chữ: trên 734.000 người chưa đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 (chiếm 1,15%) và trên 1.731.000 người chưa đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 (chiếm 2,71%). Tỷ lệ huy động người học xoá mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp. + Về khả năng tiếp cận giáo dục: tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 96,9%; cấp trung học cơ sở là 81,6%; cấp trung học phổ thông là 47%. Đặc biệt, Việt Nam đã có chính sách phát triển mạng lưới các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Cô giáo Pơloong Thị Nhun tại lớp học ở điểm trường thôn Atu (xã Ch’Ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) Tiết học ngoại khóa của học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai + Về hợp tác quốc tế trong nghiên cứu học thuật: trao đổi giảng viên, trao đổi học giả, mở rộng mạng lưới hợp tác, phát triển sâu rộng hơn các đề tài nghiên cứu, tăng cường khả năng sáng tạo nhằm hình thành định hướng, ý tưởng nghiên cứu mới cùng các giảng viên nghiên cứu ở các trường đối tác ở nước ngoài; sinh viên có điều kiện được tiếp xúc và trải nghiệm nhiều nền văn hóa mới, khám phá thế giới xung quanh, phát triển bản thân, được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. => Những nỗ lực của Việt Nam trong suốt 35 năm đổi mới đã mang lại những thành tựu đáng ghi nhận trong việc cải thiện chỉ số HDI, trong đó trình độ học vấn của người dân được cải thiện đáng kể, nâng cao sự tiến bộ về mặt xã hội. Tuy nhiên, để có sự vượt bậc trên bảng xếp hạng của thế giới, trong thời gian tới, Việt Nam cần giải quyết tốt hơn nữa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Xây dựng, hoàn thiện chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó coi tăng trưởng kinh tế là điều kiện, cơ sở để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao trình độ phát triển con người là mục tiêu và là động lực cho tăng trưởng kinh tế, để nước ta trở thành một quốc gia phát triển như mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định. Câu 5: Một số thành tựu đạt được trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam: + Về hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ: đã và đang góp phần đáng kể vào việc tăng cường tiềm lực, nâng cao trình độ nghiên cứu và đặc biệt là góp phần giải quyết các vấn đề khoa học - công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Việt Nam hiện đang là thành viên của gần 100 tổ chức quốc tế về khoa học - công nghệ; có quan hệ về hợp tác khoa học - công nghệ với hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế; hơn 80 điều ước, thỏa thuận quốc tế về hợp tác khoa học - công nghệ cấp chính phủ, cấp bộ đã được ký kết và thực hiện. Các mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ được điều chỉnh theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, một mặt, vẫn tiếp tục duy trì các mối quan hệ hợp tác truyền thống trước đây, như với Nga, các nước Đông Âu...; mặt khác, thiết lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác mới với một số nước Nam Mỹ, châu Phi, Trung Đông... +Về hạ tầng công nghệ thông tin: được đầu tư, phát triển; công tác nghiên cứu, phát triển ứng dụng CNTT đạt được bước tiến lớn với sự tham gia của nhiều ngành, sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị. CNTT đứng trong top 500 của thế giới như Viettel, FPT…, đóng vai trò quyết định trong quá trình chuyển đổi số. Viettel cung cấp gói giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp FPT Telecom giới thiệu đến khách tham quan các giải pháp, sản phẩm dịch vụ nổi bật như: Ví điện tử Foxpay, FDrive, Fshare, FPT Cloud Connect Video: Viettel phục vụ hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số Quốc gia. https://www.youtube.com/watch?v=JfDr-JHQ3rQ Video: FPT Giới Thiệu Các Sản Phẩm Ứng Dụng AI Trong Đời Sống Tại AI4VN. https://www.youtube.com/watch?v=G5Oo-pl2_SA + Về doanh thu: trong 5 năm qua liên tục tăng trưởng cao, từ gần 103 tỷ USD năm 2018 lên hơn 124,67 tỷ USD năm 2020 và 136,15 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử năm 2022 ước đạt 136 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2021; xuất siêu hơn 26 tỷ USD. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam trên các lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với nhau. Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu và ngày càng mở rộng. Tác động tích cực của toàn cầu hóa ở Việt Nam trước hết được biểu hiện ở lĩnh vực về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hóa; nó tác động sâu sắc đến lĩnh vực chính trị. Những thay đổi về chính trị lại tác động về kinh tế và văn hóa. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ thực tế, bản thân: Một số cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại cho thế hệ trẻ Việt Nam: cơ hội du học, du lịch, tìm kiếm việc làm ở nước ngoài,… Video: Cơ hội du học cho Sinh viên Việt Nam. https://www.youtube.com/watch?v=5kMDUW2DWS0 Video: Cơ hội đi du học miễn phí tại Nhật Bản. https://www.youtube.com/watch?v=4Apekzp8zwA Video: Bỏ 70 triệu đồng đi du lịch Châu Âu 28 ngày. https://www.youtube.com/watch?v=rMaqOEkbo1U Video: Đưa lao động có tay nghề đi làm việc ở nước ngoài https://www.youtube.com/watch?v=T8Ci0DTk3y0 Video: Người Việt đông nhất trong số lao động nước ngoài ở Hàn Quốc 20 năm qua. https://www.youtube.com/watch?v=DUF_t83Ytdo Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu khách quan của thời đại mà hầu như không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế này, trong đó có Việt Nam. Thời cơ mà toàn cầu hóa mang lại là rất lớn, giúp cho những giá trị về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, khoa học – kĩ thuật và công nghệ của đất nước được trao đổi, phát triển, tôn trọng và ngày càng mở rộng. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là cần nhận diện rõ và có những chiến lược hợp lý, tận dụng được những thời cơ nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập và phát triển. - GV mở rộng: Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng và rõ ràng, để thành công, cần đặt con người vào vị trí trung tâm, phải có con người đạo đức, trí tuệ với đầy đủ các phẩm chất cần có của con người xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt đến con người, coi con người là trung tâm, mục tiêu và động lực của sự phát triển và định hướng sự nghiệp xây dựng con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với xây dựng nhân cách phát triển hài hoà, kế thừa truyền thống và hiện đại. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | II. VIỆT NAM HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ 1. Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam a. Tác động tích cực - Về kinh tế: + Tạo điều kiện kết nối nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, đầu tư tài chính, tham gia các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế như WB, IMF, ADB,.. + Thúc đẩy quá trình Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng. - Về an ninh, chính trị: + Thúc đẩy hợp tác an ninh, chính trị của Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực như UN, EU,... + Tạo khả năng hợp tác nhằm giải quyết các thách thức an ninh khu vực, quốc tế liên quan đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. - Về khoa học, công nghệ: đẩy mạnh quá trình giao lưu công nghệ, kĩ thuật, tri thức của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. - Về văn hóa, giáo dục: tạo điều kiện để Việt Nam tăng cường giao lưu với văn hóa các nước trên thế giới. Thúc đẩy hoạt động du học, thành lập các trường đại học quốc tế,… Ví dụ minh họa: + VD1: Toàn cầu hoá giúp đa dạng hoá nền kinh tế và tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Toàn cầu hoá đã góp phần cải thiện các chỉ số xã hội như giáo dục và y tế. Chẳng hạn, tỉ lệ biết chữ ở Việt Nam đã tăng từ 89% năm 2000 lên 96% năm 2016, trong khi số lượng bác sĩ và giường bệnh trên đầu người cũng tăng đáng kể. + VD2: Từ một quốc gia có thu nhập thấp, chỉ trong 10 năm (2006 - 2016), do tác động tích cực của toàn cầu hoá, Việt Nam đã nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình (thấp), có một số mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Việt Nam cũng là nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất trong ASEAN; đồng thời, Việt Nam cũng chủ động đầu tư hàng tỉ USD sang các nước khác.
|
Tư liệu 4. Tác động tích cực của toàn cầu hóa. 4.1. Thực hiện chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững, năm 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được cơ quan Quản lí hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép. Xuất khẩu hàng hoá và địch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao so với quy mô GDP, tăng từ 72,9% năm 2015 lên 93, 3% năm 2021. (Theo Bộ Công thương, Đẩy mạnh chuyển đổi số để xây dựng logistics hiện đại, bền vững, năm 2023) Video: Lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. https://www.youtube.com/watch?v=nI5HWYHaL2o&t=113s Video: Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế https://www.youtube.com/watch?v=oYlOaMTwBTI Video: Việt Nam Hội Nhập Kinh Tế Quốc tế Thế Giới https://www.youtube.com/watch?v=tfASzd57QN4 Video: Hội nhập kinh tế quốc tế từ các FTA thế hệ mới https://www.youtube.com/watch?v=ITTHriAiVUk&t=83s Video: Hội nhập quốc tế về kinh tế - Nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế https://www.youtube.com/watch?v=1GcsNCOU0KM&t=11s (HS tham khảo thêm). Video: Nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và quốc tế https://www.youtube.com/watch?v=zHsegfrmK64 Video: Giao lưu văn hóa Việt – Nhật. https://www.youtube.com/watch?v=LLNG8M0Wvdc&t=53s Video: Thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam - Liên bang Nga. https://www.youtube.com/watch?v=ppk11qnocfI Video: Việt Nam tham dự Diễn đàn công nghệ toàn cầu. https://www.youtube.com/watch?v=2iy6EoQydpc Video: Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất UAV hiện đại. https://www.youtube.com/watch?v=As53DFgPazw&t=19s | |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác động tiêu cực Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Bên cạnh những tác động tích cực, xu thế toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo 4 nhóm đã phân công ở Nhiệm vụ 1. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Hình 10 – 11, mục Góc mở rộng SGK tr.49 và trả lời câu hỏi: Giải thích những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể. Hình 11. Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai phát tờ rơi tuyên truyền về tội phạm buôn bán người + Nhóm 1: Tìm hiểu tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam về kinh tế. + Nhóm 2: Tìm hiểu tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam về an ninh, chính trị. + Nhóm 3: Tìm hiểu tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam về khoa học, công nghệ. + Nhóm 4: Tìm hiểu tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với văn hóa, giáo dục. - GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV tổ chức cho HS cuộc thi Tranh biện. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + HS chia làm 4 đội chơi, lần lượt bốc thăm để bắt cặp 2 đội chơi tranh biện về một chủ đề GV đưa ra. + GV chọn ra đội chiến thắng sau mỗi chủ đề tranh luận. Chủ đề 1: Bất bình đẳng kinh tế ở Việt Nam ngày càng trầm trọng hơn do toàn cầu hóa. Chủ đề 2: Toàn cầu hóa tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. (HS nêu quan điểm cá nhân – GV định hướng, kết luận). Gợi ý: Những thời cơ và thách thức, cơ hội và nguy cơ từ toàn cầu hóa luôn xuất hiện đan xen nhau và việc nhận diện chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng những quyết sách, chính sách, chiến lược phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể của Việt Nam hiện nay. Do đó, cần tận dụng được những thời cơ, khắc chế nguy cơ nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập và phát triển, hướng tới mục tiêu cao cả là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh). - GV cho HS liên hệ thực tế, liên hệ cá nhân và trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số tác động tiêu cực mà toàn cầu hóa đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với Việt Nam, lấy ví dụ chứng minh. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ thực tế, cá nhân: Một số tác động tiêu cực mà toàn cầu hóa đối với thế hệ trẻ Việt Nam: sự cạnh tranh từ thị trường lao động nước ngoài, nguy cơ tệ nạn xã hội, ma túy, buôn người, tội phạm mạng,… Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam đã đem lại những thời cơ, vận hội, đồng thời cũng làm xuất hiện cả những thách thức, nguy cơ thực sự đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là cần nhận diện rõ và có những chiến lược hợp lý, tận dụng được những thời cơ, khắc chế nguy cơ nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong hội nhập và phát triển. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Tác động tiêu cực - Về kinh tế: + Nguy cơ lệ thuộc kinh tế, chịu sức ép cạnh tranh từ thị trường quốc tế. + Nguy cơ chảy máu chất xám, nguồn lực ra bên ngoài. - Về an ninh, chính trị: + Xuất hiện nguy cơ đe doạ an ninh, chủ quyền, như tội phạm quốc tế, chủ nghĩa khủng bố, nạn buôn người,... + Gia tăng nguy cơ lệ thuộc, chịu sức ép về chính trị, an ninh từ các nước lớn. - Về khoa học, công nghệ: + Nguy cơ tụt hậu về khoa học, công nghệ so với thế giới. + Xuất hiện các loại tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia. - Về văn hóa, giáo dục: + Gia tăng xung đột giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại. + Thách thức trong mối quan hệ giữa hội nhập văn hoá và duy trì bản sắc cộng đồng, dân tộc. Ví dụ minh họa: 100 triệu người dân Việt Nam nằm trong nhóm đối tượng để bị tổn thương nhất trên thế giới trước sự tàn phá của biến đổi khí hậu, đối mặt với những hiểm họa, đặc biệt là dọc theo các vùng trũng ven biển và đồng bằng ven sông rộng lớn của đất nước do mực nước biển dâng cao, bão và lũ lụt. Biến đổi khí hậu không chỉ đặt ra thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu của quốc gia trên trường quốc tế trong cả công nghiệp chế biến, chế tạo và nông nghiệp.
|
Tư liệu 5. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. 5.1. Trong những năm qua, các hiện tượng khí hậu cực đoan tiếp tục được ghi nhận với cường độ mạnh hơn và tần suất cao hơn. Số liệu quan trắc trong 60 năm (1958 - 2018) cho thấy, nhiệt độ trung bình năm trên cả nước tăng khoảng 0,89 °C; lượng mưa giảm ở các khu vực phía Bắc từ 1% đến 7% và tăng ở các khu vực phía Nam từ 6% đến 21%; số lượng các cơn bão mạnh tăng; nhiệt độ ngày cao nhất và thấp nhất tăng; số ngày nóng tăng ở hầu hết các khu vực; hạn hán gia tăng trên phạm vi toàn quốc; số ngày rét đậm, rét hại giảm; mưa cực đoan tăng; mực nước biển trung bình của các trạm ven biển và hải đảo tăng 2,74 mm/năm, riêng trong giai đoạn 1993 - 2018 tăng 3,0 mm/năm. (Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Biến đổi khí hậu ở Việt Nam đến cuối thế kỉ XXI, năm 2020) Video: OTA du lịch nội và bài toán cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại. https://www.youtube.com/watch?v=Xzr0cEoLpNg Video: Việt Nam trước áp lực cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực ASEAN. https://www.youtube.com/watch?v=50aeA6ybBPY Video: Phản đối tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. https://www.youtube.com/watch?v=44eXQUE-BPM Video: Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo tiến tới bình đẳng trong xã hội. https://www.youtube.com/watch?v=IuPp8xaKqdY Video: Ngăn chặn nạn buôn bán người qua biên giới. https://www.youtube.com/watch?v=qz0VwE34feA Video: Nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc https://www.youtube.com/watch?v=kpEnkZSm1vc&t=1s (GV khuyến khích HS xem thêm video tại nhà) |
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế
Hoạt động 2.2.1. Tìm hiểu về Việt Nam hội nhập khu vực Đông Nam Á, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong ASEAN
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được vai trò và đóng gốp của Việt Nam trong tổ chức ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 12 – 16, Tư liệu, mục Em có biết, Góc mở rộng, thông tin mục 2a SGK tr.50 – 53 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:
- Nêu những sự kiện quan trọng trong quá trình Việt Nam hội nhập khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích vai trò và đóng góp của Việt Nam trong ASEAN trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS về Việt Nam hội nhập khu vực Đông Nam Á, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong ASEAN.
d. Tổ chức thực hiện:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ chuyên đề I + II
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án powepoint: 350k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 650k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều