Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản"Chiếc lá cuối cùng"

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 6: Văn bản"Chiếc lá cuối cùng". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Chiếc lá cuối cùng mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chiếc lá cuối cùng.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chiếc lá cuối cùng.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS kể những tấm gương vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn vào bài học.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập văn bản Chiếc lá cuối cùng
  2. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Chiếc lá cuối cùng.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS báo cáo kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thảo luận:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sống và diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn-xi.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu tâm trạng và hành động của Xiu.

+ Nhóm 3: Vì sao cụ Bơ-men lại vẽ chiếc lá cuối cùng? Chiếc lá cuối cùng có phải là một kiệt tác không? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết về nội dung và nghệ thuật văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- O. Hen-ri (1862-1910).

- Là nhà văn nổi tiếng của Mĩ, chuyên viết truyện ngắn.

- Tinh thần nhân đạo cao cả được thể hiện một cách cảm động là điểm nổi bật trong tác phẩm của ông.

2. Tác phẩm

- Văn bản này là phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Bố cục: 3 phần.

II. Kiến thức trọng tâm

1. Nhân vật Giôn – xi

* Hoàn cảnh sống

- Là một nữ hoạ sĩ trẻ, nghèo.

- Bị bệnh sưng phổi nặng.

 Nghèo túng, bệnh tật.

* Diễn biến tâm trạng:

- Lúc đầu:

+ Có ý nghĩ: chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ lìa đời  Ngớ ngẩn, đáng thương.

+ Tâm trạng: chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi, thờ ơ với sự sống của chính bản thân mình.

- Sau đó:

+ Ngạc nhiên nằm nhìn chiếc lá hồi lâu.

+ Tự thấy mình là một con bé hư, muốn chết là một tội.

+ Đòi ăn uống, soi gương, muốn vẽ vịnh Na – plơ.

 Nhu cầu sống đã trở lại, yêu bạn, yêu nghề, vượt qua được cái chết.

+ Chiếc lá cuối cùng đã đem lại sự hồi sinh cho Giôn - xi, cô đã chiến thắng bệnh tật, vượt qua được cái chết.

 NT: Đảo ng­ược tình huống lần thứ nhất.

 Nghị lực và tình yêu cuộc sống sẽ giúp con người chiến thắng được bệnh tật, khó khăn.

2. Tình thương yêu của Xiu

* Tâm trạng:

- Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân còn bám lại trên tường.       

- Lo sợ mất Giôn - xi.

* Hành động:

- Nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ.

- An ủi, động viên chăm sóc Giôn xi tận tình.

 Xiu là hiện thân của tình yêu thương, đức hi sinh, nhân hậu, tình bạn đẹp, gắn bó, thủy chung.

 Tình yêu thương của Xiu làm đẹp thêm bức tranh tình người bao la kì diệu của câu chuyện.

3. Cụ Bơ men và kiệt tác cuối cùng

* Cuộc đời:

- Là một họa sĩ già, nghèo.

- Kiếm sống bằng nghề ngồi làm mẫu vẽ.

- Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.

* Cụ Bơ - men vẽ chiếc lá

- NT: Thủ pháp giấu kín sự việc.

 tạo sự bất ngờ cho Giôn - xi và gây hứng thú, bất ngờ cho người đọc.

- Vẽ chiếc lá âm thầm bí mật trong đêm mưa gió dữ dội để cứu Giôn - xi.

- Cụ đã chết vì bệnh sưng phổi.

- Đảo ng­ược tình huống lần thứ hai.

 Cụ là ng­ười nhân hậu, có tình thương yêu bao la và sự hi sinh cao cả.

* Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác:

- Sinh động, giống nh­ư thật.

- Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con ngư­ời.

- Đư­ợc vẽ bằng cả tấm lòng nhân hậu, bằng trái tim yêu thương và sự hi sinh cao cả.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- NT khắc họa nhân vật.

- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo.

- Kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần.

2. Nội dung

- Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người, nhất là của những con người nghèo khổ.

- Khẳng định giá trị nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì sự sống của con người.

- Thể hiện quan niệm của tác giả về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

Khoanh vào đáp án đúng:

Câu 1: Tác giả O-hen-ri là người nước nào?

A. Nga

B. Đan Mạch

C. Hà Lan

D. Hoa Kì

Câu 2: Vì sao tác giả đặt tên truyện là “Chiếc lá cuối cùng”?

A. Vì hình ảnh chiếc lá rất đẹp.

B. Vì chiếc lá là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc.

C. Vì chiếc lá là chi tiết nghệ thuật thể hiện rõ nhất chủ đề tác phẩm.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?

A. Nhà văn

B. Nhạc sĩ

C. Hoạ sĩ

D. Bác sĩ

Câu 4: Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.

B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.

C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.

D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

Câu 5: Cụ Bơ-men đã nghĩ gì khi này ra ý định vẽ chiếc lá thường xanh?

A. Cụ muốn trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi.

B. Cụ nghĩ Giôn-xi cần phải sống vì cô gái trẻ

C. Cụ muốn để lại một kiệt tác cho đời.

D. Cụ nghĩ mình đã già, sẽ chết nên hi sinh để cứu Giôn-xi

Câu 6: Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi.

A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.

B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ

C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.

D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.

Câu 7: Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

B. Tác phẩm đó phải rất đẹp

C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.

D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Câu 8: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?

A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.

B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.

C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.

D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.

Câu 9: Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn “Nhưng, ô kìa!” trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

A. Ngạc nhiên

B. Nghi ngờ

C. Lo lắng

D. Sợ hãi

Câu 10: Chủ đề của đoạn trích được học của văn bản "Chiếc lá cuối cùng" là:

A. Phản ánh cuộc sống nghèo khổ của những người nghệ sĩ Mỹ.

B. Ngợi ca tình cảm yêu thương giữa con người với con người.

C. Nêu lên những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?

A. Là người thương yêu và lo lắng cho số phận của Giôn-xi

B. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm.

C. Là một người rất cao thượng, biết quên mình vì người khác.

D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Cái chết của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuât?

A. Cụ Bơ-men đã chết nhưng chiếc lá thường xuân sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.

B. Cụ đã chọ lấy cái chết để Giôn-xi được sống.

C. Đó là hành động cao cả và đẹp đẽ.

D. Nó đã chứng tỏ rằng, nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần tuý, nghệ thuật trước hết vì cuộc sống, vì hạnh phúc của con người.

Câu 13: Qua câu chuyện, em hiểu thế nào về một tác phẩm được coi là kiệt tác?

A. Tác phẩm đó phải rất đẹp.

B. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

C. Tác phẩm đó phải đẹp và có ích cho cuộc sống.

D. Tác phẩm đó phải đồ sộ

Câu 14: Ý nào nói đúng nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện Chiếc lá cuối cùng?

A. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.

B. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.

C. Đảo ngược tình huống truyện.

D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về nội dung của tác phẩm là

A. Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

B. Phê phán sự bất công và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nước Mĩ.

C. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

D. Là câu chuyện về tình bạn, tình người đáng trân trọng.

- GV chữa nhanh BT.

Gợi ý đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

D

D

C

D

A

C

A

A

A

D

D

D

C

C

C

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Văn bản "Thánh Gióng"
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Sự tích Hồ Gươm
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Văn bản "Bánh chưng, bánh giầy"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. MIỀN CỔ TÍCH

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Sọ Dừa
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Văn bản "Em bé thông minh"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Văn bản "Chuyện cổ nước mình"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Văn bản "Non - Bu và Heng - bu"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Kể lại một truyện cổ tích

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Việt Nam quê hương ta"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Về cao dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Hoa bìm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Giọt sương đêm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Cô Gió mất tên"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Kể lại một trải nghiệm của bản thân

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. TRÒ CHUYỆN CÙNG THIÊN NHIÊN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Văn bản "Lao xao ngày hè"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Văn bản "Thương nhớ bầy ong"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. ĐIỂM TỰA TINH THẦN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản "Gió lạnh đầu mùa"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản "Tuổi thơ tôi"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản "Con gái của mẹ"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản"Chiếc lá cuối cùng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Văn bản "Những cánh buồm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Văn bản "Mây và sóng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Văn bản "Chị sẽ gọi em bằng tên"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. NHỮNG GÓC NHÌN CUỘC SỐNG

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Học thầy, học bạn"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Bàn về nhân vật Thánh Gióng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Góc nhìn"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8:
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Trình bày ý kiến về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Lãng quả thông"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Con muốn làm một cái cây"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Và tôi nhớ khói"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Cô bé bán diêm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Viết kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. MẸ THIÊN NHIÊN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản Lễ cúng thần lửa của người Chơ-ro
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản "Trái Đất – Mẹ của muôn loài "
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản "Hai cây phong "
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 11. BẠN SẼ GIẢI QUYẾT VIỆC NÀY NHƯ THẾ NÀO?

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Tình huống - Làm thế nào để giúp cô bé rắc rối lựa chọn cách
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Tình huống - Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với bố mẹ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Tình huống - Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm cho góc truyền thông của trường

Chat hỗ trợ
Chat ngay