Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 4: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ÔN TẬP: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Bài học đường đời đầu tiên mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bài học đường đời đầu tiên.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bài học đường đời đầu tiên.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  5. Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

  1. 1. Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.
  2. Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc văn bản, em đoan xem “bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học đường đời đầu tiên.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập VB Bài học đường đời đầu tiên
  2. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của VB Bài học đường đời đầu tiên.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, tìm hiểu về thể loại, nhân vật chính, ngôi kể, bố cục của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận:

+ Nhóm 1: Hình dáng và tính cách nhân vật Dế Mèn.

+ Nhóm 2: Hình dáng và tính cách nhân vật Dế Choắt.

+ Nhóm 3: Trò đùa của Dế Mèn và cái chết của Dế Choắt.

+ Nhóm 4: Bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS báo cáo kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, tổng kết về nội dung và nghệ thuật văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS báo cáo kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

I. Tìm hiểu văn bản

1. Tác giả

- Nguyễn Sen (1920 – 2014), quê: Hà Nội

- Ông là nhà văn có vốn sống rất phong phú, năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh, nhịp điệu, ngôn ngữ chân thực, gần gũi với đời sống.

2. Tác phẩm

- Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện đồng thoại, viết cho trẻ em.

- Năm sáng tác: 1941.

 

 

 

II. Kiến thức trọng tâm

1. Đọc, tìm hiểu chú thích

- Thể loại: truyện đồng thoại

- Nhân vật chính: Dế Mèn.

- Ngôi kể: Thứ nhất.

2. Bố cục

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu -> thiên hạ: Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.

+ Phần 2: Còn lại.

 

 

 

 

 

3. Phân tích

a.  Hình dáng và tính cách nhân vật Dế Mèn

- Khi miêu tả nhân vật có thể nói đến đặc điểm hình dáng, cử chỉ, hành động, tính cách của nhân vật đó.

- Chi tiết tả hình dáng, hành động Dế Mèn: Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng.... Đạp phanh phách, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu.

- Thái độ của Dế Mèn: cà khịa với tất cả mọi người, quát mấy chị Cào  Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó...

- Nhận xét:

+ Chàng Dế khỏe mạnh, cường tráng, trẻ trung, yêu đời.

+ Kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

b. Hình dáng, tính cách của Dế Choắt

+ Như gã nghiện thuốc phiện.

+ Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.

+ Hôi như cú mèo.

+ Có lớn mà không có khôn.

- Cách xưng hô của Dế Mèn: gọi “chú mày”

 - Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh.

 DM tỏ thái độ, chê bai, trịch thượng, , kẻ cả coi thường Dế Choắt.

- Dế Mèn không giúp đỡ Dế choắt đào hang sâu

 Không sống chan hòa ; ích kỉ, hẹp hòi ; Vô tình, thờ ơ, không rung động, lạnh lùng trước hoàn cảnh khốn khó của đồng loại.

c. Trò đùa của DM và cái chết của DC

- Dế Mèn hát véo von trêu chị Cốc

- Chị Cốc trút giận lên Dế Choắt

 DM Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.

- Diễn biễn tâm lí của Dế Mèn:

+ Lúc đầu thì hênh hoang trước Dế Choắt

+ Hát véo von, xấc xược… với chi Cốc

+ Sau đó chui tọt vào hang vắt chân chữ ngũ, nằm khểnh yên trí...  đắc ý

+ Khi Dế choắt bị Cốc mổ thì nằm im thin thít,  khi Cốc bay đi rồi mới dám mon men bò ra khỏi hang  hèn nhát tham sống sợ chết bỏ mặc bạn bè, không dám nhận lỗi.

d. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

- Tâm trạng:

+ Dế Mèn ân hận: Nâng đầu Dế Choắt vừa thương, vừa ăn năn tội mình, chôn xác Dế Choắt vào bụi cỏ um tùm.

 Ở đây có sự biến đổi tâm lý : từ thái độ kiêu ngạo, hống hách sang ăn năn, hối hận

 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hợp lí.

- DM còn có tình cảm đồng loại ; biết hối hận, biết hướng thiện.

- Bài học rút ra:

+ Bài học về cách ứng xử, sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác

+ Bài học về tình thân ái, chan hòa.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa

- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết  của Dế Choắt.

- Bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm...

2. Nghệ thuật

- Truyện đồng thoại với nội dung hấp dẫn, sinh động.

- Kể chuyện kết hợp với miêu tả.

-Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ, miêu tả loài vật chính xác, sinh động

- Các phép tu từ .

- Lựa chọn  ngôi kể, lời văn giàu hình  ảnh, cảm xúc.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

NV1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Khoanh tròn đáp án đúng trước mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1. Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?

A. Chương I               B. Chương III

C. Chương VI             D. Chương X

Câu 2: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.        B. Dế Mèn và chị Cốc.

C. Dế Mèn và Dế Choắt.            D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 3. Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.

B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.

C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.

D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 4. Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.

B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,

C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.

D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người. 

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là

A. Tự sự           B. Biểu cảm

C. Miêu tả        D.  Nghị luận

Câu 6. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi                 B. Thương và ăn năn hối hận

C. Than thở và buồn phiền         D. Nghĩ ngợi và xúc động

Câu 7. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?

A. So sánh            B. Ẩn dụ         C. Nhân hóa          D. Hoán dụ

Câu 8. Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn những gì?

A. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

B. Ở đời không nên xem thường người khác, cần tôn trọng người khác như chính bản thân mình.

C. Cần phải báo thù cho Choắt.

D. Không nên trên ghẹo người khác.

Câu 9. Bài học rút ra từ đoạn trích là gì?

A. Sống ở đời phải khiêm tốn, biết nhường nhịn và cảm thông với người khác.

B. Không được kiêu căng, tự phụ để rồi không chỉ hại mình mà còn gây vạ cho người khác.

C. Cần phải sống đoàn kết, thân ái với mọi người xung quanh.

D. Tất cả đều đúng

Câu 10. Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

A. Truyện kể theo ngôi thứ nhất hấp dẫn.

B. Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động,  trí tưởng tượng phong phú.

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

D. Tất cả đều đúng.

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

1 - A

2 - C

3 - B

4 -C

5 - C

6 - B

7 - C

8 - A

9 - D

10 - D

NV2: - GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

                      (Sách Ngữ văn 6, tập 1 – Chân trời sáng tạo, NXB Giáo dục, 2021, tr. 83 – 84)

1.    Nêu nội dung chính của đoạn văn?

2.     Nhân vật trong đoạn trích được thể hiện qua những hành động nào?

3.    Dế mèn lấy làm “hãnh diện  với bà con” Theo em , Dề Mèn có quyền hãnh diện như thế không?

4.    Tìm những tính từ, danh từ, động từ, chỉ ra  một biện pháp nghệ thuật so sánh có trong đoạn trích và nêu tác dụng?

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Đoạn trích trên miêu tả hình dáng và tính cách của dế mèn.

Câu 2. Hành động, suy nghĩ của Dế Mèn:

  • Đạp phanh phách
  • Nhai ngoàm ngoạm
  • Trịnh trọng vuốt râu

Câu 3. Không vì nó tạo thành thói tự kiêu, có hại cho Dế Mèn sau này.

Câu 4.

- Danh từ (càng, vuốt, cánh, thân, đầu) kết hợp với  tính từ tuyệt đối (Mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh…), động từ (đạp, vũ, nhai) dưới ngòi bút miêu tả tài tình tác giả đã làm hiện lên trước mắt người đọc một chàng dế với vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh đầy sức sống.

- Phép so sánh: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

Tác dụng: cho thấy độ sắc và bén của hai cái răng của dế mèn , nó có thể nhai đứt và làm gãy cỏ một cách nhanh gọn và dễ dàng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Văn bản "Thánh Gióng"
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Sự tích Hồ Gươm
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Văn bản "Bánh chưng, bánh giầy"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. MIỀN CỔ TÍCH

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Sọ Dừa
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Văn bản "Em bé thông minh"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Văn bản "Chuyện cổ nước mình"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Văn bản "Non - Bu và Heng - bu"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Kể lại một truyện cổ tích

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Việt Nam quê hương ta"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Về cao dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Hoa bìm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Giọt sương đêm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Cô Gió mất tên"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Kể lại một trải nghiệm của bản thân

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. TRÒ CHUYỆN CÙNG THIÊN NHIÊN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Văn bản "Lao xao ngày hè"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Văn bản "Thương nhớ bầy ong"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. ĐIỂM TỰA TINH THẦN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản "Gió lạnh đầu mùa"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản "Tuổi thơ tôi"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản "Con gái của mẹ"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản"Chiếc lá cuối cùng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Văn bản "Những cánh buồm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Văn bản "Mây và sóng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Văn bản "Chị sẽ gọi em bằng tên"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. NHỮNG GÓC NHÌN CUỘC SỐNG

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Học thầy, học bạn"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Bàn về nhân vật Thánh Gióng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Góc nhìn"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8:
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Trình bày ý kiến về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Lãng quả thông"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Con muốn làm một cái cây"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Và tôi nhớ khói"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Cô bé bán diêm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Viết kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. MẸ THIÊN NHIÊN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản Lễ cúng thần lửa của người Chơ-ro
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản "Trái Đất – Mẹ của muôn loài "
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản "Hai cây phong "
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 11. BẠN SẼ GIẢI QUYẾT VIỆC NÀY NHƯ THẾ NÀO?

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Tình huống - Làm thế nào để giúp cô bé rắc rối lựa chọn cách
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Tình huống - Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với bố mẹ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Tình huống - Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm cho góc truyền thông của trường

Chat hỗ trợ
Chat ngay