Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Văn bản "Những cánh buồm"

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 7: Văn bản "Những cánh buồm". Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP: NHỮNG CÁNH BUỒM

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Những cánh buồm mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Những cánh buồm.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Những cánh buồm.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các truyện có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.
  4. Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em có những kỉ niệm nào đáng nhớ về gia đình?

- HS chia sẻ, trả lời.

- GV dẫn vào bài học.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập văn bản Những cánh buồm
  2. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Những cánh buồm.
  3. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nêu lại những nét chính về tác giả, tác phẩm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1: Cảnh hai cha con đi dạo trên biển.

+ Nhóm 2: Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

+ Nhóm 3: Ước mơ của hai cha con.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hoàng Trung Thông (1925 –1993), quê quán: Nghệ An.

- Thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng.

2. Tác phẩm

- Sáng tác: 1963.

- Bài thơ được rút từ tập thơ cùng tên.

- Thể loại: thơ tự do

- Phương thức biểu đạt: Tự sự , miêu tả, biểu cảm.

- Bố cục:

+ P1: từ đầu  vui phơi phới: Cảnh hai cha con đi dạo trên biển.

+ P2: tiếp theo đến “để con đi”: cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

+ P3: còn lại: Ước của của con gợi ước mơ của cha khi còn nhỏ.

II. Kiến thức trọng tâm

1. Cảnh hai cha con đi dạo trên biển

- Không gian: khoáng đạt, rực rỡ, sắc màu của biển xanh và mặt trời chiếu rọi.

- Bóng cha và bóng con in trên nền cát mịn.

 Nghệ thuật đối lập:

Bóng cha>< bóng con

Dài >< tròn

Lênh khênh >< chắc nịch

 cái già nua vì thời gian của thế hệ cha anh như đối lập với cái vững chãi, tự tin của cả thế hệ con cháu. Cha dắt con đi hay chính quá khứ dìu bước cho hiện tại, lớp trước nâng bước cho lớp sau.

 Nhận xét: con người hòa nhập, chan hòa với thiên nhiên.

2. Cuộc trò chuyện giữa hai cha con

- Ước mơ của đứa con:

+ Nhìn thấy nhà, cây cối, con người ở phía trước.

+ Được khám phá những bí mật, thần bí của biển cả bao la.

 Đứa con khao khát được hiểu biết mọi thứ trên đời.

- Người cha nhẹ nhàng giải thích cho đứa con những thắc mắc.

 Tình cảm cha con gắn bó, thân thiết.

- Nghệ thuật: ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ.

3. Ước mơ của con gợi ước mơ của cha khi còn nhỏ

- Người cha đã gặp lại những ước mơ, hoài bão của mình trong chính ước mơ của đứa con hôm nay.

 những khát vọng đẹp của con người về khám phá thiên nhiên rộng lớn.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa

- Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ  và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.

2. Nghệ thuật

- Hình ảnh thơ độc đáo, từ ngữ chắt lọc, tái hiện, lời thơ giản dị, tác giả đã khéo léo xây dựng ngôn ngữ đối thoại mang tính thẩm mĩ cao.

- Nhịp thơ trầm lắng, bay bổng, thể hiện được tình cảm ca con thiết tha, sâu lắng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

NV1: - GV phát đề cho HS, yêu cầu tự hoàn thành BT:

Khoanh vào đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ Những cánh buồm được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Lục bát

C. 5 chữ

D. 4 chữ

Câu 2. Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu Ánh nắng chảy đầy vai?

A. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Liệt kê

Câu 3. Qua cuộc trò chuyện của hai cha con, ta thấy được điều gì?

A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con.

B. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con.

C. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con.

D. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha.

Câu 4. Từ chảy trong câu Ánh nắng chảy đầy vai được hiểu theo nghĩa nào?

A. Nghĩa chuyển

B. Nghĩa gốc

Câu 5. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, để con đi…”

A. Báo hiệu một sự liệt kê.

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.

C. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 6. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.”

A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Câu 7. Đâu là câu hỏi của đứa con dành cho người cha của mình?

A. Bóng con tròn chắc nịch

Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong

Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

B. Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

C. Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

D. Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa, có nhà,

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.

- GV chữa nhanh BT.

Gợi ý đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

A

A

A

A

C

C

B

NV2: - GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

Chọn những đáp án đúng:

1. Hãy sắp xếp các câu theo thứ tự hợp lí để thuật lại cuộc trò chuyện của hai cha con.

a. Từ đó, trong lòng con dấy lên ước mơ muốn được cánh buồm trắng để đi tới những chân trời xa.

b. Hai cha con đang cùng nghĩ và nói về ước mơ của mình.

c. Trước hết, về biển cả bao la, cha mở ra trước mắt con chân trời mới theo những cánh buồm.

2. Em hãy sắp xếp lại các câu theo trình tự hợp lí để thể hiện nội dung của bài thơ:

a. Đứng trước biển, con thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá nơi chân trời tít tắp.

b. Đó cũng chính là ước mơ thuở bé của người cha.

c. Bài thơ viết về ước mơ của cha và con.

3. Khung cảnh thiên nhiên và con người được khắc họa qua những hình ảnh nào? Em hãy sắp xếp các câu theo thứ tự thích hợp nhất để thể hiện nội dung đó?

a. Hai cha con sánh bước bên nhau trên bãi cát.

b. Hình ảnh đối sánh đẹp đẽ, đáng yêu, vừa khắc họa được sự khác biệt của hai thế hệ cha – con, vừa khẳng định cả hai đang cùng hướng về một ước muốn chung, cùng tồn tại song song trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai.

c. Bóng dáng của hai cha con nổi bật trên nền thiên nhiên biển cả, kì diệu thay sự nhỏ bé của con người lại lấn lướt cả khung cảnh thiên nhiên bao la sóng nước.

d. Người cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong ước mơ vô tận biển khơi, kéo dài ra với cái bóng lênh khênh đổ nghiêng trên bãi cát.

e. Khung cảnh thiên nhiên và con người trên bãi biển trong buổi bình minh được khắc họa thật đẹp, thật ấn tượng.

f. Không gian thoáng đãng , rực rỡ, long lanh màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người.

g. Người con bé bỏng nhưng tràn đầy năng lượng của tương lai mới ở phía trước.

4. Những câu thơ nào cho thấy suy nghĩ, mong ước của con?

A. “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà”

B. “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

C. “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...”

5. Thể thơ tự do có ý nghĩa như thế nào đối với việc biểu đạt cảm xúc của nhà thơ?

A. Thể hiện được cả những cảm xúc sâu lắng bên trong và cả những âm vang cuộc sống bên ngoài.

B. Thể hiện được ước mơ, khát vọng của người con.

C. Thể hiện được mong ước của người cha.

D. Thể hiện được hoàn cảnh đứng trước biển của cha và con.

6. Tại sao “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”?

A. Bởi thời thơ bé cha đã từng ước mơ như thế.

B. Bởi thời thơ bé chưa bao giờ cha có ước mơ như thế.

C. Bởi thời thơ bé, cha cũng từng có ước mơ hồn nhiên, đẹp đẽ như con bây giờ. Khi con thể hiện ước mơ đi tới những chân trời xa, trong cha chợt thức dậy ước mơ thuở bé của mình.

D. Bởi thời thơ bé của cha khó khăn, vất vả.

7. Mong ước của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?

A. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về quá khứ khó khăn.

B. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về thời chiến tranh.

C. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về ước mơ của mình thuở bé.

D. Ước mơ của con đã gợi cha nhớ về những chuyến lênh đênh trên biển.

8. Nhan đề “Những cánh buồm” mang ý nghĩa gì?

A. Nhan đề “Những cánh buồm” gợi hình ảnh những cánh buồm trắng được nhắc đến trong bài thơ.

B. “Những cánh buồm” sẽ giúp cho thế hệ sau thực hiện những mong ước, những khao khát mà thế hệ trước chưa làm được.

C. Nhan đề nói về những chuyến đi xa của những ngư dân biển.

D. “Những cánh buồm” là hình tượng thể hiện cho ước mơ, khát vọng được bay cao, bay xa của bao thế hệ.

E. Đó là cánh buồm chở những ước mơ của tuổi thơ đi đến một chân trời mới, một cuộc sống mới, một khát vọng mới.

- GV chữa nhanh BT.

Gợi ý đáp án:

  1. b – c – a.
  2. c – a – b.
  3. e – f – a – c – d – g – b.

4

5

6

7

8

C

A

C

C

A – B – D – E

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Dựa vào những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con đi dạo trên biển. Hãy trình bày thành đoạn văn.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1. LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Văn bản "Thánh Gióng"
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 chân trời Bài 1: Sự tích Hồ Gươm
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Văn bản "Bánh chưng, bánh giầy"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 1: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 2. MIỀN CỔ TÍCH

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Sọ Dừa
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Văn bản "Em bé thông minh"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Văn bản "Chuyện cổ nước mình"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Văn bản "Non - Bu và Heng - bu"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 2: Kể lại một truyện cổ tích

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 3. VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Việt Nam quê hương ta"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Về cao dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Văn bản "Hoa bìm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 4. NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Giọt sương đêm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn bản "Cô Gió mất tên"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 4: Kể lại một trải nghiệm của bản thân

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. TRÒ CHUYỆN CÙNG THIÊN NHIÊN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Văn bản "Lao xao ngày hè"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Văn bản "Thương nhớ bầy ong"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 5: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. ĐIỂM TỰA TINH THẦN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản "Gió lạnh đầu mùa"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản "Tuổi thơ tôi"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản "Con gái của mẹ"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Văn bản"Chiếc lá cuối cùng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 6: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Văn bản "Những cánh buồm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Văn bản "Mây và sóng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Văn bản "Chị sẽ gọi em bằng tên"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 7: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. NHỮNG GÓC NHÌN CUỘC SỐNG

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Học thầy, học bạn"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Bàn về nhân vật Thánh Gióng"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Góc nhìn"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8:
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Văn bản "Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8: Trình bày ý kiến về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 9. NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Lãng quả thông"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Con muốn làm một cái cây"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Và tôi nhớ khói"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Văn bản "Cô bé bán diêm"
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Viết kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 9: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 10. MẸ THIÊN NHIÊN

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản Lễ cúng thần lửa của người Chơ-ro
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản "Trái Đất – Mẹ của muôn loài "
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản "Hai cây phong "
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Thực hành tiếng việt
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 10: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 11. BẠN SẼ GIẢI QUYẾT VIỆC NÀY NHƯ THẾ NÀO?

Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Tình huống - Làm thế nào để giúp cô bé rắc rối lựa chọn cách
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Tình huống - Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với bố mẹ
Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 11: Tình huống - Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm cho góc truyền thông của trường

Chat hỗ trợ
Chat ngay