Giáo án toán 10 kết nối bài 4: hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (3 tiết)
Giáo án bài 4: hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (3 tiết) sách toán học 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của toán học 10 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án toán 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án toán 10 kết nối bài 4: hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (3 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 4: HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận diện và thể hiện được hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- Biểu diễn được miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ.
- Vận dụng được kiến thức về hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải quyết bài toán tính toán và bài toán thực tiễn.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học lũy thừa, quy tắc thực hiện phép tính, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
- Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn.
- Giao tiếp toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1: HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN. BIỂU DIỄN MIỀN NGHIỆM CỦA HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu:
- HS bước đầu nhận biết được hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn thông qua tình huống trong đời sống.
- b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại: Cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- GV cho HS đọc tình huống mở đầu:
Trong năm nay, một cửa hàng điện lạnh dự định kinh doanh hai loại máy điều hòa: điều hòa hai chiều và điều hòa một chiều với số vốn ban đầu không vượt quá 1,2 tỉ đồng.
Cửa hàng ước tính rằng tổng nhu cầu của thị trường sẽ không vượt quá 100 máy cả hai loại. Nếu là chủ cửa hàng thì em cần đầu tư kinh doanh mỗi loại bao nhiêu máy để lợi nhuận thu được là lớn nhất?
- GV gợi mở:
+ Lợi nhuận của phụ thuộc vào việc số lượng bán ra của những sản phẩm nào? (phụ thuộc vào số lượng bán ra của điều hòa hai chiều và điều hòa một chiều).
+ Có điều kiện gì cho số lượng điều hòa bán ra không? (điều kiện: tổng hai loại không vượt quá 100, số lượng điều hòa lớn hơn hoặc bằng 0).
+ Số tiền bỏ ra để mua vào cả hai loại điều hòa phải như thế nào? (tổng số tiền mua vào phải nhỏ hơn hoặc bằng 1,2 tỉ đồng).
=> Tức là phải giải nhiều bất phương trình hai ẩn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS Trả lời câu hỏi: Cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Cách biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn (SGK- tr24)
+ Bước 1: Vẽ đường thẳng d: ax + by = c
+ Bước 2: Lấy
+ Bước 3: Tính so sánh với c.
+ Bước 4:
Nếu thì nửa mặt phẳng bờ d chứa Mo là miền nghiệm của bất phương trình.
Nếu thì nửa mặt phẳng bờ d không chứa Mo là miền nghiệm của bất phương trình.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Chúng ta đã học bất phương trình bậc nhất hai ẩn, bài này ta sẽ nghiên cứu về hệ gồm nhiều bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Bên cạnh đó là tìm hiểu về ứng dụng của nó, trong đó có các bài toán về kinh tế, đời sống".
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- a) Mục tiêu:
- HS nhận biết và thể hiện được hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
- HS có thể lập hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- HS biểu diễn được miền nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
- b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, làm các HĐ1, HĐ2, Luyện tập, đọc hiểu Ví dụ.
- c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, biểu diễn được miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
- d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐ1.
+ Giới thiệu hệ các bất phương trình trong HĐ1 được gọi là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Từ đó khái quát dạng tổng quát. + Thế nào là nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
- GV hướng dẫn HS làm Ví dụ 1. - HS áp dụng làm Luyện tập 1. + Đặt ẩn x, y lần lượt là số máy điều hòa loại một chiều và hai chiều, tìm các điều kiện của x và y, tìm các bất phương trình chứa x, y. + Rồi xác định một nghiệm của hệ.
Nhiệm vụ 2: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn - GV cho HS làm HĐ2 theo nhóm đôi. + GV lưu ý: phương trình của trục Ox là y = 0 và phương trình của trục Oy là x = 0.
+ GV giới thiệu về miền nghiệm của hệ phương trình.
- GV cho HS đọc Ví dụ 2, hướng dẫn cụ thể cách biểu diễn + Bước 1: Làm thế nào để xác định miền nghiệm của bất phương trình? Miền nghiệm có bao gồm bờ là đường thẳng d: 7x + 4y = 2400? + Tương tự với bước 2 và bước 3.
- GV cho HS khái quát cách xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình bất nhất hai ẩn.
- GV đặt câu hỏi: Ở Ví dụ 2 ta biểu diễn miền nghiệm của hệ là tam giác OAB như hình Vậy nếu miền nghiệm của hệ thì sao? Làm thế nào để xác định miền nghiệm. - Từ đó GV chú ý cho HS về dấu (>, <, ) của mỗi bất phương trình trong hệ để kết luận nghiệm có lấy bờ đó hay không. - HS áp dụng làm Luyện tập 2, cho HS kiểm tra chéo đáp án. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn HĐ1: Số tiền vốn mà cửa hàng phải bỏ ra để mua hai loại máy điều hòa là: 20x + 10y (triệu đồng). a) b) c) . Định nghĩa: - Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là một hệ gồm hai hay nhiều bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - Cặp số là nghiệm của một hệ bất phương trình bậc nhât hai ẩn khi đồng thời là nghiệm của tất cả các bất phương trình trong hệ đó. Ví dụ 1 (SGK – tr 27) Luyện tập 1: Ta có hệ phương trình Một nghiệm của hệ trên là: (x; y) = (30; 20). 2. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn HĐ2: a) + Trục Oy có phương trình x = 0 Điểm (1; 0) thỏa mãn 1 > 0, nên miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ Oy chứa điểm (1; 0) (tính cả bờ Oy). + Trục Oy có phương trình y = 0. Điểm (0; 1) ) thỏa mãn 1 > 0, nên miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ Ox chứa điểm (0: 1) (tính cả bờ Ox). + Vẽ đường thẳng d: x + y = 150. Tọa độ điểm O(0; 0) thỏa mãn 0 + 0 < 150. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d chứa gốc tọa độ (tính cả bờ d). b) Miền tam giác OAB là giao của các miền , , . c) Ta có: 1 > 0, 2 > 0 và 1 + 2 < 150 nên (1; 2) là nghiệm của hệ bất phương trình đã cho. Vì 1 > 0, 149 > 0 và 1 + 149 = 150 nên (1; 149) là nghiệm của hệ bất phương trình đã cho. Định nghĩa: - Trong mặt phẳng tọa độ, tập hợp các điểm có tạo độ là nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là miền nghiệm của hệ bất phương trình đó. - Miền nghiệm của hệ là giao các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ. Ví dụ 2: Bước 1: Xác định miền nghiệm của bất phương trình của bất phương trình (miền không tô màu). Bước 2: Xác định miền nghiệm của bất phương trình (miền không tô màu). Bước 3: Xác định miền nghiệm của bất phương trình (miền không tô màu) Cách xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn: - Trên cùng một mặt phẳng tọa độ, xác định miền nghiệm của mỗi bất phương trình bậc nhất hai ẩn trong hệ và gạch bỏ miền còn lại. - Miền không bị gạch là miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.
Chú ý: Hệ bất phương trình thì miền nghiệm sẽ là tam giác OAB bỏ đi cạnh AB.
Luyện tập 2: Bước 1: Trục Oy có phương trình x = 0 và điểm (1; 0) thỏa mãn 1 > 0. miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ Oy chứa điểm (1; 0) (miền không bị gạch). Bước 2: Trục Ox có phương trình y = 0 và điểm (0; 1) thỏa mãn 1 > 0. miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ Ox chứa điểm (0; 1), không kể trục Ox (miền không bị gạch). Bước 3: Vẽ đường thẳng d: x + y = 100. Tọa độ điểm O(0; 0) thỏa mãn 0 + 0 < 100. miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d chứa điểm (0; 0) (miền không bị gạch). Bước 4: Vẽ đường thẳng d': 2x + y = 120. Tọa độ điểm O(0; 0) thỏa mãn 2. 0 + 0 < 120. miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d' chứa điểm (0; 0) (miền không bị gạch). Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho là miền tứ giác OABC, không kể hai cạnh OC và BC (miền không bị gạch). |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH TẢI:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất