Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 7: Thực hành tiếng Việt (1)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 7: Thực hành tiếng Việt (1). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS xem video bài hát “Niềm vui của em”:
- Đường link : https://www.youtube.com/watch?v=iczR-7mixJY
+ Giao nhiệm vụ: trong lời bài hát có những cụm từ nào, câu nào có sử dụng biện pháp tu từ?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Lý thuyết
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Thế nào là nhân hóa? Nêu ví dụ.
Thế nào là hoán dụ? Nêu ví dụ.
Thế nào là điệp ngữ? Nêu ví dụ.
Nghĩa của từ ngữ là gì?
Sản phẩm dự kiến:
1. Đặc điểm của biện pháp tu từ nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ
- Nhân hoá: là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
Ví dụ: Chú công khoác lên mình bộ áo lộng lẫy bảy sắc màu
- Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Ví dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
-> Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động
- Điệp ngữ: là biện pháp tu từ trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ.
Ví dụ:
"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập."
(Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh)
-> Cụm từ "Một dân tộc" được lặp lại mang ý nghĩa liệt kê. Thể hiện các đặc điểm đã thực hiện, đã gan góc trong thời kì kháng chiến.
"Dân tộc đó phải" được lặp lại 2 lần mang ý nghĩa khẳng định. Đây là điều chắc chắn, một sự thật hiển nhiên "phải được độc lập" dành cho một dân tộc kiên cường bất khuất. Tự do, độc lập phải được thể hiện mạng ý nghĩa tất yếu cho dân tộc, thể hiện lòng yêu nước, sự dũng cảm đấu tranh giành độc lập.
2. Nghĩa của từ ngữ
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ....) mà từ biểu thị.
Hoạt động 2. Hướng dẫn giải bài tập sgk
1. BÀI TẬP 1
Sản phẩm dự kiến:
a. Trong dòng thơ Súng bên súng đầu sát bên đầu, biện pháp tu từ điệp ngữ (“súng”, “đầu” , “bên”) và hoán dụ (súng, đầu) đã được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh những người lính kề vai sát cánh bên nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Đây cũng là một biểu tượng của tình đồng chí giữa những người lính trong thời kì kháng chiến giành độc lập dân tộc
b. Biện pháp tu từ trong câu Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
+ Nhân hóa: giếng nước “nhớ”, diễn tả tình thương nỗi nhớ của quê hương, gia đình dành cho người đi xa
+ Hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể "giếng nước", "gốc đa" để nói về quê hương, người thân của những người lính.
Hai dòng thơ làm nổi bật tâm trạng của người lính: Các anh ra đi với một ý chí quyết tâm mạnh mẽ, dứt khoát nhưng trong lòng không thôi xót xa vì người thân vẫn còn sống trong hoàn cảnh nghèo khó. Tâm tư thầm kín đó chỉ có những người đồng chí cùng cảnh ngộ mới có thể thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ
2. BÀI TẬP 2
Sản phẩm dự kiến:
Từ đồng nghĩa với từ “đôi”: hai, cặp,... Tuy nhiên trong ngữ cảnh cụ thể này, từ hai không thể thay thế cho từ đôi. Vì ngoài nghĩa chỉ số lượng giống từ hai, từ đôi còn có nghĩa chỉ hai cá thể tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về vai trò, chức năng, không thể tách rời. Trong ngữ cảnh câu thơ, từ đôi được dùng để chỉ hai người có sự tương đồng (tương đồng về hoàn cảnh, chung chí hướng, lí tưởng), có chung một nhiệm vụ (chiến đấu giành độc lập cho đất nước)
3. BÀI TẬP 3
Sản phẩm dự kiến:
a. Nét chung về nghĩa của 2 cụm từ in đậm nước mặt đồng chua và đất cày lên sỏi đá: cùng chỉ những miền quê nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống con người khó khăn, vất vả
b. Nét chung về nghĩa đó cho thấy sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân giữa những người lính. Đó là một yếu tố giúp người xa lạ gắn bó thành bạn tâm giao tri kỉ bởi sự tương đồng về hoàn cảnh giúp họ thấu hiểu, cảm thông cho nhau. Qua hai cụm từ đó, người đọc cũng cảm thấy sự xúc động, niềm cảm thông của nhà thơ trước hoàn cảnh sống của những người lính vốn là nông dân chân lấm tay bùn
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ Chó ăn đá, gà ăn sỏi, ý chỉ nơi đất đai khô cằn, khó canh tác.
4. BÀI TẬP 4
Sản phẩm dự kiến:
Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, từ lung lay là từ láy.
=> Tác dụng của việc sử dụng từ láy lung lay: lung lay nghĩa là lỏng lẻo, rung lắc, nghiêng bên này nghiêng bên kia, không giữ nguyên thế đứng thẳng. Trong bài thơ Đồng chí, từ lung lay được dùng để miêu tả tình trạng đã cũ, không vững chãi và rung lắc mỗi khi có gió thổi mạnh của gian nhà trống trải, lâu ngày không được tu sửa tại quê nhà của người lính. Từ đó nói lên nỗi niềm xót xa thầm kín của người lính khi đi xa, để lại người thân chật vật lo toan cuộc sống vất vả, thiếu thốn nơi quê nhà
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Thế nào là đảo ngữ?
A. Là biện pháp tu từ mà bộ phận vị ngữ được chuyển từ vị trí thông thường lên vị trí trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận đó.
B. Là biện pháp tu từ mà bộ phận bổ ngữ được chuyển từ vị trí thông thường lên vị trí trước chủ ngữ, vị ngữ,… nhằm nhấn mạnh vào sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận đó.
C. Là biện pháp tu từ mà một bộ phận câu được chuyển từ vị trí thông thường sang vị trí khác nhằm nhấn mạnh vào sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận đó hoặc tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong văn bản.
D. Là biện pháp tu từ mà bộ phận tân ngữ được chuyển từ vị trí thông thường lên vị trí trước chủ ngữ, vị ngữ,… nhằm nhấn mạnh vào sự vật, sự việc được biểu thị bởi bộ phận đó.
Câu 2: Tác dụng của biện pháp đảo ngữ là?
A. Tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ
B. Nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét…), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).
C. Làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau
D. Giúp người đọc nhận thức được một sự vật, hiện tượng thông quan hình ảnh của sự vật, hiện tượng khác tương đồng và tăng thêm ý nghĩa cho câu văn giống như biện pháp ẩn dụ
Câu 3: Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối
B. Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường
C. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc
D. Canh, nem, rau xào, cá rán.
Câu 4: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đã được sắp xếp hợp lí
A. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
B. Vi vu, ngọt ngào, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
C. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
D. Thất thểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén.
Câu 5: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
B. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - C | Câu 2 - B | Câu 3 - C | Câu 4 - C | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) về một ngày đặc biệt của em, trong đó sử dụng ít nhất hai biện pháp tu từ.
Câu 2: Viết một đoạn văn mô tả một sự kiện đáng nhớ mà em từng tham gia. Sau khi viết xong, lựa chọn từ ngữ sao cho đoạn văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh hơn.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức