Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối bài 8: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản

Giáo án bài 8: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối bài 8: Vai trò và triển vọng của thuỷ sản

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỦY SẢN

BÀI 8: VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA THỦY SẢN

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được vai trò và triển vọng của thủy sản trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Phân tích được xu hướng phát triển của thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới.
  • Trình bày được những yêu cầu cơ bản với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong thủy sản.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về vai trò và triển vọng của thủy sản.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
  • Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Phiếu bài tập cho HS. 
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Tranh ảnh, video về vai trò của thủy sản, triển vọng và xu hướng phát triển của thủy sản.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS tái hiện những kiến thức, kinh nghiệm đã có về thủy sản, đồng thời gợi mở những vấn đề mới về thủy sản (triển vọng, xu hướng phát triển) nhằm kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi đóng vai, yêu cầu HS trả lời những câu hỏi liên quan đến vai trò của thủy sản đối với con người.

c. Sản phẩm: HS nêu được vai trò của thủy sản đối với con người.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động đóng vai theo nhóm đôi hỏi đáp về vai trò của thủy sản đối với con người:

+ HS1: Nêu tên một loài thủy sản mà em biết.

+ HS2: Nêu vai trò của loài thủy sản đó đối với con người.

Sau đó các HS đổi vai cho nhau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, thực hiện yêu cầu của GV. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm xung phong trả lời:

+ Cá: cung cấp thực phẩm.

+ Tôm: nguyên liệu của ngành công nghiệp chế biến thủy sản.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngoài những vai trò như các bạn đã kể, thủy sản còn có vai trò nào khác? Để làm việc trong lĩnh vực thủy sản, người lao động cần đáp ứng những yêu cầu gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời sau khi học xong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Vai trò và triển vọng của thủy sản. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thủy sản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò của thủy sản đối với đời sống con người, ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, bảo vệ chủ quyền biển đảo; nêu được ý nghĩa và sự cần thiết phải phát triển thủy sản ở nước ta.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục I SGK tr.41 – 42, hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của thủy sản đối với đời sống con người, chăn nuôi, xuất khẩu và công nghiệp chế biến, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau:

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, dựa vào hình được cung cấp kết hợp khai thác thông tin mục I. SGK tr.41 – 42, trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của thủy sản.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 8.2.

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi Khám phá 1: Quan sát Hình 8.2 và nêu vai trò của thủy sản đối với con người, nền kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- GV yêu cầu HS liên hệ với thực tiễn cuộc sống, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi Khám phá 2: Nêu vai trò của thủy sản đối với gia đình và địa phương em.

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và tư liệu do GV cung cấp để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm HS trả lời các câu hỏi:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Khám phá:

1. a) Cung cấp nguyên liệu cho chế biến.

b) Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người.

c) Khẳng định chủ quyền biển đảo và an ninh quốc phòng.

d) Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.

2. Vai trò của thủy sản đối với gia đình và địa phương em 

+ Cung cấp nguồn thực phẩm giúp nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

+ Góp phần tăng thu nhập cho gia đình. 

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về ý nghĩa về vai trò của thủy sản.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

I. Vai trò của thủy sản

- Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người.

- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

- Phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân.

- Khẳng định chủ quyền biển đảo và an ninh quốc phòng.

- Vai trò khác: cung cấp nguyên liệu cho chăn nuôi, vui chơi,…

Hoạt động 2: Tìm hiểu triển vọng phát triển thủy sản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được tiềm năng, triển vọng phát triển thủy sản của nước ta.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.1 trong SGK tr.42-44, hoạt động nhóm đôi để hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về triển vọng của thủy sản ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 8.3, 8.4.

- GV yêu cầu HS dựa vào hình vừa quan sát kết hợp nghiên cứu nội dung mục II.1 trong SGK, trả lời câu hỏi: Phân tích thuận lợi giúp thủy sản Việt Nam phát triển trong tương lai.

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tiễn, trả lời câu hỏi Khám phá: Phân tích triển vọng phát triển thủy sản của địa phương em.

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục II.1 để hoàn thành yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Khám phá: HS nêu được triển vọng phát triển thủy sản tùy theo địa phương sinh sống, ví dụ:

Triển vọng

Phân tích

Điều kiện tự nhiên

+ Có bờ biển dài/nhiều sông hồ/nhiều đầm phá/vùng trũng,… thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

+ Khí hậu ôn hòa/ấm áp/mưa nhiều,… thuận lợi cho nhiều loài thủy sản sinh trưởng.

+ Nguồn nước dồi dào từ sông hồ, nước ngầm.

Hạ tầng

+ Hệ thống giao thông phát triển, thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm thủy sản.

+ Có nhiều khu công nghiệp chế biến thủy sản hiện đại.

+ Nguồn nhân lực dồi dào, nhiều người có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.

Thị trường

+ Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước và quốc tế ngày càng cao.

+ Giá bán thủy sản tương đối cao, ổn định.

+ Nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ,...

- Các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về triển vọng phát triển thủy sản Việt Nam.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

II. Triển vọng và xu hướng phát triển thủy sản

1. Triển vọng phát triển thủy sản Việt Nam 

- Có bờ biển dài với nhiều đầm, phá, rừng ngập mặn,…; trong đất liền có hệ thống sông, suối, kênh rạch,… có thể nuôi thủy sản nước ngọt.

- Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của con người được dự báo ngày càng tăng.

- Chính sách hội nhập thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản.

- Khai thác thủy sản xa bờ gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.2 trong SGK tr.44-45, hoạt động nhóm đôi để hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Chứng nhận VietGAP Thủy sản | Chất Lượng Việt

- GV yêu cầu HS dựa vào hình kết hợp nghiên cứu thêm thông tin để thực hiện yêu cầu mục Kết nối: Sử dụng internet, sách, báo,… để tìm hiểu về xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới.

- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tiễn, trả lời câu hỏi: Đề xuất hướng phù hợp với phát triển thủy sản ở địa phương.

Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục II.2 để hoàn thành yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời:

* Trả lời câu hỏi Kết nối (DKSP).

* Trả lời câu hỏi của GV: HS đề xuất được hướng phát triển thủy sản phù hợp với điều kiện ở địa phương, ví dụ: Khu nuôi trồng thủy sản thường xuyên xảy ra dịch bệnh, làm chết thủy sản, gây ảnh hưởng đến kinh tế ⇒ Hướng tới nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP để hạn chế dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

II. Triển vọng và xu hướng phát triển thủy sản

2. Xu hướng phát triển thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới 

- Phát triển bền vững gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản (đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường).

- Tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác để phát triển bền vững (giúp hạn chế khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản).

- Áp dụng công nghệ cao để phát triển bền vững (tăng hiệu quả khai thác, giảm tác động đến thủy sản và môi trường).

- Hướng tới nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP (giúp hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng, đảm bảo vệ sinh môi trường, góp phần phát triển thủy sản bền vững).

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong thủy sản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức được một số yêu cầu đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong thủy sản, thông qua đó có ý thức trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III trong SGK tr.45, hoạt động nhóm đôi để hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong thủy sản.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 12 Lâm nghiệp - thủy sản kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1-5

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1-5

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP - THỦY SẢN KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay