Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 8: Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa (Trần Đình Sử)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 8: Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa (Trần Đình Sử). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
ĐỌC VĂN – CUỘC CHƠI TÌM Ý NGHĨA
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi:
- Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?
- Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Đình Sử?
Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản
Sản phẩm dự kiến:
1. Tác giả
- Trần Đình Sử là một giáo sư, tiến sĩ lý luận văn học, Nhà giáo Nhân dân, giảng viên Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường đại học khác ở Việt Nam. Ông là một trong những nhà lí luận văn học hàng đầu của Việt Nam và có nhiều đóng góp trong việc làm thay đổi diện mạo nền lí luận, phê bình văn học của Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI
2. Tác phẩm
Đọc – cuộc chơi tìm ý nghĩa được trích trong Đọc văn học văn (NXB Giáo dục, 2001)
Hoạt động 2. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm
Nhiệm vụ 1: Luận đề, luận điểm văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
GV đưa ra câu hỏi:
Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?
Em hãy chỉ ra các luận điểm trong văn bản? Các luận điểm đó có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận đề của văn bản?
Sản phẩm dự kiến:
- Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là: Bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn
- Mỗi đoạn trong văn bản thể hiện một luận điểm:
+ Luận điểm 1: Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt
+ Luận điểm 2: Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa của cuộc đời qua văn bản văn học
+ Luận điểm 3: Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc
+ Luận điểm 4: Người đọc được quyền tự do nhưng không được tuỳ tiện trong cách tiếp nhận
+ Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì
+ Luận điểm 6: Giá trị của việc đọc văn
-> Các luận điểm trên đều làm rõ những khía cạnh khác nhau của luận đề bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn
Nhiệm vụ 2: Ý nghĩa của văn học và mục đích của việc đọc văn
GV đưa ra câu hỏi:
Thông qua phần đầu tác phẩm, tác giả đã quan niệm ý nghĩa của văn học là gì? Em hiểu như thế nào về quan niệm này?
Tác giả quan niệm đọc văn là gì? Theo em, tác giả lí giải như thế nào về việc đọc văn thông qua các từ ngữ như “trò chơi”, “ú tim”?
Sản phẩm dự kiến:
- Tác giả cho rằng “Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa, nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn”. Vì văn bản thường ẩn chứa hàm nghĩa, tức là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Khi đọc một tác phẩm, phải nhìn nhận nó theo nhiều chiều hướng khác nhau thì dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản. Điều này phụ thuộc vào vốn sống, nhận thức, quan niệm, tư tưởng tình cảm... của người tiếp nhận.
- Tác giả quan niệm đọc văn là “cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc”
- Sở dĩ có sự liên tưởng giữa việc đọc văn với “trò chơi”, “ú tim” bởi đọc văn cũng giống như một cuộc chơi. Trò chơi cần có luật chơi và đem đến cho người tham gia niềm vui thích, sự hứng khởi. Đọc văn cũng như vậy, đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó và trong quá trình đọc văn, người đọc cũng tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của việc đọc. Không chỉ vậy, tác giả liên tưởng đến trò chơi ú tim còn hàm ý đây là cuộc chơi có nhiều bất ngờ.
Nhiệm vụ 3: Hành trình đi tìm ý nghĩa trong văn bản và cách người đọc tiếp nhận văn bản
GV đưa ra câu hỏi:
Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?
Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” đã được tác giả làm sáng tỏ như thế nào?
Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?
Sản phẩm dự kiến:
- Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn: “Ý nghĩa văn bản không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản của cuộc đời.” đã giúp em hiểu rõ về vấn đề này.
- Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” đã được tác giả làm sáng tỏ bằng việc đưa ra nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ tóm lược được bằng một câu nhận định hay một công thức nào đó. Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong vì vậy nên cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết vẫn luôn là một ẩn số và luôn được đào sâu tìm kiếm các tầng nghĩa khác nhau. Cụ thể chúng ta có thể hiểu nguyên nhân của “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” là do:
+ Ý nghĩa của văn bản không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời
+ Ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tuỳ vào cách thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau
Ngoài ra, quan niệm này còn phủ định quan niệm cũ cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học chỉ là cố định, đơn nhất; khẳng định đặc trưng của văn học là có tính đa nghĩa, mơ hồ và theo lý thuyết tiếp nhận và quan niệm mới về tác phẩm văn học, mỗi người đọc có cách tiếp nhận khác nhau về tác phẩm và có cơ hội bình đẳng như nhau trong trò chơi tìm ý nghĩa.
- Thưởng thức văn học cũng có quy luật, câu văn này nhắc nhở người đọc được tự do trong tiếp nhận nhưng không thể tùy tiện. Người đọc vẫn cần căn cứ vào những tín hiệu thẩm mĩ, ngôn từ, hình tượng,... để giải mã văn bản. Chính điều này khiến sự tiếp nhận của người đọc về VB tuy phong phú, đa dạng nhưng vẫn có nhiều điểm gặp gỡ.
Nhiệm vụ 4: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì và giá trị của việc đọc văn
GV đưa ra câu hỏi:
Vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?
Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6). Mối quan hệ đó làm rõ ý nghĩa gì của việc đoạn văn?
Em hãy chỉ ra ý nghĩa của việc đọc văn theo quan niệm của tác giả. Hãy nhận xét về bằng chứng mà tác giả đưa ra.
Sản phẩm dự kiến:
- Trong đoạn (5), tác giả đề cập đến hiện tượng “sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hóa thân vào nhân vật trong sách”, tác phẩm và người đọc hoà vào nhau, “nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta lại chiếm tác phẩm của họ, tác phẩm “gần như xoá bỏ ranh giới giữa ta và tác giả”. Sự hòa quyện giữa tác phẩm với người đọc, giữa người đọc với nhà văn khiến cho tác phẩm văn học và đọc văn trở thành một hiện tượng diệu kì.
- Về giọng văn, nếu những đoạn khác chủ yếu thiên về diễn giải, sử dụng kiểu câu trần thuật thì trong đoạn (5), tác giả sử dụng linh hoạt lí lẽ theo nhiều hình thức: đặt ra vấn đề rồi giải đáp, nhấn mạnh ý bằng cách sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Bên cạnh câu trần thuật, tác giả còn sử dụng câu hỏi và câu cảm thán.
- Mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6) làm rõ ý nghĩa của nội dung đoạn trích tập trung bàn về hai khái niệm: “tác phẩm văn học” và “đọc văn học”. Cụ thể, quan hệ của đoạn (5) và đoạn (6) là quan hệ nhân quả. Đoạn (5) là nguyên nhân, chỉ ra đọc văn là hiện tượng diệu kì, trong quá trình đọc văn, người đọc đã hoá thân vào tác phẩm. Đoạn (6) thể hiện kết quả, nhờ quá trình hoá thân ấy mà người đọc khám phá sâu sắc hơn về bản thân mình, trưởng thành hơn trong nhận thức, tình cảm, ứng xử,...
- Đọc văn là nền tảng của học văn, muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc văn; đối với độc giả nói chung, đọc văn giúp “tự phát hiện ra mình và lớn lên”. Để đi đến kết luận ấy, ngoài việc cắt nghĩa về đọc văn và học văn, người viết còn nêu lên hai bằng chứng về tác dụng của đọc văn đối với Đỗ Phủ và M. Go-rơ-ki. Đỗ Phủ và M. Go-rơ-ki đều là những nhà thơ, nhà văn lớn, có nhiều thành tựu trong sự nghiệp sáng tác. Việc đưa ra bằng chứng về những nhà thơ, nhà văn ấy đã giúp luận điểm của tác giả thuyết phục hơn.
Hoạt động 3. Tổng kết
HS cùng thảo luận và trả lời câu hỏi:
Trình bày nhận xét của em về bố cục và ngôn ngữ trong văn bản “Đọc văn - Cuộc chơi tìm ý nghĩa”.
Sản phẩm dự kiến:
1. Bố cục
Hệ thống luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được xây dựng chặt chẽ, rõ ràng, liên kết mạch lạc và đều góp phần làm sáng tỏ vấn đề mà văn bản đang tập trung hướng đến: Bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn
2. Ngôn ngữ
- Gần gũi, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đoạn trích trong SGK được chia làm mấy phần?
A. 3 phần
B. 4 phần
C. 5 phần
D. 6 phần
Câu 2: Phê bình văn học từ xưa đến nay đều chơi trò đi tìm điều gì của văn học?
A. Nội dung của văn học
B. Ý nghĩa của văn bản
C. Lỗi chính tả
D. Lỗi ngữ pháp
Câu 3: Văn bản Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa do ai sáng tác?
A. Xuân Diệu
B. Vũ Nho
C. Trần Đình Sử
D. Y Phương
Câu 4: Thưởng thức văn học cũng có quy luật. Người đọc văn không có quyền tự do tuyệt đối, mà phụ thuộc vào điều gì của văn bản?
A. Cấu tạo của văn bản
B. Hình thức của văn bản
C. Nội dung của văn bản
D. Nhân vật trong văn bản
Câu 5: Học văn là học những gì?
A. Năng lực cảm thụ văn học
B. Bồi dưỡng thị hiến văn, tiếp nhận kiến thức văn hóa văn
C. Rèn luyện năng lực năng lực biểu đạt, sáng tạo văn
D. Tất cả đáp án trên
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - D | Câu 2 - B | Câu 3 - C | Câu 4 - A | Câu 5 - D |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?
Câu 2: Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức