Giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối Bài 9: Thực hành tiếng Việt (2)
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Thực hành tiếng Việt (2). Thuộc chương trình Ngữ văn 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉn chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
CÂU PHỦ ĐỊNH VÀ CÂU KHẲNG ĐỊNH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS xét những câu sau và trả lời câu hỏi:
Nam đi Huế
Nam không đi Huế
Nam chưa đi Huế
Nam chẳng đi Huế
- Các câu b, c, d có đặc điểm hình thức gì khác với câu a?
- So sánh chức năng của câu b, c, d với câu a
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Lý thuyết
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Thế nào là câu phủ định, câu khẳng định? Nêu cách nhận biết các kiểu câu trên thông qua những ví dụ.
Sản phẩm dự kiến:
1. Câu phủ định, câu khẳng định
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu có, … Câu phủ định dùng để:
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả)
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ)
- Câu khẳng định là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định thường được dùng để đánh dấu câu phủ định. Câu khẳng định sự có tồn tại của một đối tượng hay một diễn biến nào đó
2. Nhận biết câu phủ định và câu khẳng định
- Ví dụ 1:
Nhưng không phải vậy đâu Sam à
(Đa-ni-en Gốt-li-ép, Bản đồ dẫn đường)
-> Câu được dùng để phản bác một ý kiến, một nhận định; có sự xuất hiện của từ ngữ phủ định (không phải) -> Câu phủ định bác bỏ
- Ví dụ 2:
Mảnh đất này đâu phải những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới
(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)
-> Câu xác nhận không có quan hệ anh em giữa “mảnh đất này” và người da trắng; có dùng từ ngữ phủ định (đâu phải) -> Câu phủ định miêu tả
- Ví dụ 3:
Không có chúng đứng ở đầu chuỗi thức ăn, toàn bộ cộng đồng sinh thái dưới biển sẽ suy giảm và thay đổi tới mức không thể nhận ra
(Lâm Lê, Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”)
-> Câu nêu một giả định nhằm khẳng định lại vấn đề
Hoạt động 2. Hướng dẫn giải bài tập sgk
1. BÀI TẬP 1
Sản phẩm dự kiến:
a. Câu khẳng định
Lí do xác định: câu này xác nhận sự thật về ích lợi của hiện tượng ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long và trong câu không có từ ngữ đặc trưng mang tính phủ định
b. Câu phủ định
Lí do xác định: Câu này thể hiện ý phản bác một nhận thức cho rằng “Cách sống với mùa nước nổi hàng năm” mới hình thành trong thời gian gần đây; bên cạnh đó, trong câu có từ không (ở cụm từ điều này không mới)
c. Câu phủ định => có từ phủ định “chẳng thể”
Lí do xác định: Câu xác nhận không có tình trạng người nói quên đi mảnh đất tươi đẹp của mình, hơn nữa, trong câu còn có sự xuất hiện của cụm từ mang nghĩa phủ định là chẳng thể
2. BÀI TẬP 2
Sản phẩm dự kiến:
a. Câu a không phải là câu phủ định mặc dù ở đây xuất hiện từ không (không hiểu). Trọng tâm thông báo là “tôi” (thủ lĩnh Xi-át-tơn) biết hay không biết vấn đề chứ không phải là người da trắng hiểu hay không hiểu phong cách sống của người da đỏ. Theo đó, một khi câu đã xác nhận sự “biết” của “tôi” thì câu đó phải được xếp vào loại câu khẳng định
b. Câu b là câu phủ định bác bỏ
Lí do xác định: câu có từ chẳng (xuất hiện 2 lần) và nội dung của nó ngầm bác bỏ nhận thức rằng cuộc sống của người da trắng vẫn bình thường, trong khi, theo cách nhìn nhận của người da đỏ, đó là cuộc sống không bình thường (mọi âm thanh đáng yêu của sự sống đều bị cảm nhận là “tiếng ồn ào lăng mạ”)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đặc điểm hình thức của câu phủ định là gì?
A. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...
B. Là câu có những từ ngữ để hỏi như: không, phải không, đúng vậy không,...
C, Là câu có những từ ngữ bộc lộc cảm xúc: chao ôi, ôi, trời ơi,...
D. Là câu có những từ ngữ kể, tả, thông báo, nhận định.
Câu 2: Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản?
A. Hai loại.
B. Ba loại.
C. Bốn loại.
D. Không loại nào.
Câu 3: Câu khẳng định là gì?
A. Là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định vốn thường được dùng để đánh dấu câu khẳng định.
B. Là câu xác nhận có sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó.
C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…
D. A và B đúng
Câu 4: Câu khẳng định có chức năng gì?
A. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó
B. Thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việc nhất định
C. Phản bác một ý kiến, một nhận định
D. Tất cả đáp án trên
Câu 5: Xác định câu khẳng định trong các trường hợp dưới đây?
A. Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết Trung thu
B. Linh không làm bài tập toán
C. Trời không rét lắm
D. Tôi không đi học
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - A | Câu 3 - B | Câu 4 - B | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn (3-5 câu) chứa ít nhất một câu khẳng định và một câu phủ định về sở thích của em.
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn kể về một chuyến du lịch mà em đã tham gia, trong đó có một câu khẳng định và một câu phủ định.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 450k /học kì - 500k /cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/ học kì - 700k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức