Giáo án toán 3 chân trời tiết: Em làm được những gì? trang 32 (2 tiết)
Giáo án tiết: Em làm được những gì? trang 32 (2 tiết) sách toán 3 chân trời. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của toán 3 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án toán 3 chân trời tiết: Em làm được những gì? trang 32 (2 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn tập nhân, chia các số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Sử dụng các kiến thức về phép nhân và phép chia để giải quyết vấn đề đơn giản.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường: khối lượng, dung tích.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè.
- Năng lực toán học:
- Tư duy và lập luận toán học.
- Mô hình hoá toán học.
- Giao tiếp toán học.
- Tích hợp và phẩm chất
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
- Phẩm chất: trách nhiệm, nhân ái, chăm chỉ, trung thực.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Máy tính, máy chiếu.
- Hình vẽ bài Vui học.
- Đối với học sinh
- SHS Toán 3 CTST.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú học tập, kích thích sự tò mò, vui vẻ trước khi bước vào bài mới của HS. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò Tìm bạn. + HS viết một số tròn nghìn bất kì (trong phạm vi 10000) vào bảng con. + Một HS đưa bảng con lên trước lớp để tìm bạn. Ví dụ: Bảng con của bạn trước lớp có số 5000. Bạn đó nói: 5 nghìn cộng thêm mấy để được 7 nghìn? Các bạn có bảng mang số 2000 chạy lên kết bạn. Cả lớp vỗ tay… - Kết thúc trò chơi, GV đó dẫn dắt HS vào bài mới: “Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi ôn tập nhân, chia các số có bốn chữ số với số có một chữ số; sử dụng các kiến thức về phép nhân và phép chia để giải quyết vấn đề đơn giản; giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường: khối lượng, dung tích. Chúng ta cùng vào bài học Em làm được những gì? B. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Ôn tập nhân, chia các số có bốn chữ số với số có một chữ số. - Sử dụng các kiến thức về phép nhân và phép chia để giải quyết vấn đề đơn giản. - Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường: khối lượng, dung tích. b. Cách tiến hành Bài tập 1: Chọn ý trả lời đúng. a. .?. 8 = 1600 A. 8800 B. 2000 C. 200 b. .?. : 6 = 600 A. 3600 B. 606 C. 100 c. 3 .?. = 9000 A. 3000 B. 2700 C. 300 - GV yêu cầu HS tìm hiểu bài và thực hiện cá nhân. - GV chữa bài, mời đại diện một HS trình bày, giải thích cách làm. - GV: Các em có thể giải thích theo các cách khác nhau, chẳng hạn: a. ? 8 = 1600 + Nhẩm: Mấy trăm 8 = 16 trăm? (2 trăm) + Dựa vào quan hệ giữa phép nhân và phép chia (1600 : 8 = ?) + Dựa vào quy tắc tìm thừa số. (tích: thừa số kia) - GV đánh giá, chốt lại đáp án. Bài tập 2: Tìm biểu thức có giá trị bằng nhau - GV yêu cầu nhóm hai HS tìm hiểu, nhận biết yêu cầu bài toán, thảo luận tìm các cách thực hiện. - GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân, chia sẻ nhóm đôi. - GV sửa bài, GV tổ chức trò chơi “Tìm bạn”, khuyến khích HS nói cách làm. - GV khái quát lại một số kiến thức về phép nhân, phép chia. + Nhân, chia với 1 (5000 1 = 5000 : 1). + Bản chất của phép nhân (1530 + 1530 = 1530 2). + Nhân nhẩm (4 2000 = 4000 2). - GV nhận xét, đánh giá. Bài tập 3: Đặt rồi tính a. 1342 2 b. 1650 6 c. 3630 : 3 d. 6879 : 9 - GV yêu cầu HS thực hành cá nhân rồi chia sẻ nhóm đôi. - GV chữa bài, hỏi để hệ thống hoá: + Cách đặt tính + Cách tính (nếu có nhớ thì sao) + Cách kiểm tra kết quả (dùng mối quan hệ nhân, chia để kiểm tra). Bài tập 4: Số? - GV yêu cầu HS + Tìm hiểu bài + Nhận biết yêu cầu của bài + Cách thực hiện - GV hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu: + Nếu có số ở hàng trên, muốn tìm số ở hàng dưới thì làm sao? + Nếu có số ở hàng dưới, muốn tìm số hàng trên thì phải làm sao? - GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao điền như vậy. - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án. - GV hệ thống mối quan hệ gấp, giảm qua một số trường hợp cụ thể.
|
- HS tích cực tham gia.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trình bày: a. ? 8 = 1600 1600 : 8 = 200 Chọn C b. ? : 6 = 600 600 6 = 3600 Chọn A c. 3 ? = 9000 9000 : 3 = 3000 Chọn A
- HS trình bày: Các biểu thức có giá trị bằng nhau là: + A = P (5000 1 = 5000 : 1 = 5000) + B = M (1530 2 = 1530 + 1530 = 3060) + C = N (4000 2 = 4 2000 = 8000).
- HS trình bày: a. b. c. d.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài: Số?
- HS tìm hiểu mẫu: + Nếu có số ở hàng trên, muốn tìm số ở hàng dưới thì ta lấy số hàng trên 2, thử tính 3280 2 = 6560. + Nếu có số ở hàng dưới, muốn tìm số hàng trên thì ta lấy số hàng dưới : 2.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất