Giáo án toán 3 chân trời tiết: Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác (1 tiết)
Giáo án tiết: Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác (1 tiết) sách toán 3 chân trời. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của toán 3 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án toán 3 chân trời tiết: Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác (1 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHU VI HÌNH TAM GIÁC, CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
(1 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết khái niệm chu vi của một hình.
- Tính được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè.
- Năng lực toán học:
- Tư duy và lập luận toán học.
- Giao tiếp toán học.
- Mô hình hóa toán học.
- Giải quyết vấn đề toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
- Tích hợp và phẩm chất
- Tích hợp: toán học và cuộc sống, tự nhiên và xã hội, tiếng Việt.
- Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Hình vẽ Luyện tập 1.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SHS Toán 3 CTST.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ khung treo lồng đèn, trả lời các câu hỏi của GV. + Người ta làm khung treo này bằng cách nào? + Muốn biết đoạn dây thép lúc đầu dài bao nhiêu, ta làm thế nào? GV: Tính tổng độ dài các cạnh của một hình chính là tính chu vi của hình đó. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi nhận biết khái niệm chu vi của một hình, tính được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Chúng ta cùng vào bài Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Hoạt động 1: Giới thiệu chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. a. Mục tiêu: HS nhận biết khái niệm chu vi của một hình. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu: Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh của mỗi hình đó (vừa nói vừa dùng đầu thước tô theo các cạnh của hình tam giác ABC, hình tứ giác DEKI đã vẽ trên bảng). - GV đặt vấn đề: Muốn tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác ta phải biết gì?
Hoạt động 2: Tính chu vi hình tam giác a. Mục tiêu: HS tính được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. b. Cách tiến hành Ví dụ 1: Tính chu vi hình tam giác ABC, biết: AB = 2 cm, BC = 3 cm, CA = 4 cm. - GV yêu cầu HS nhóm đôi đọc nội dung Ví dụ 1, xác định được yêu cầu. - GV: Tính chu vi hình tam giác ABC bằng cách nào? - GV yêu cầu HS trình bày trên bảng con như bài giải toán có lời văn. Hoạt động 3: Tính chu vi hình tứ giác Ví dụ 2: Tính chu vi hình tứ giác DEKI biết: DE = 2 cm, EK = 2 cm, KI = 3 cm, ID = 4 cm. - GV yêu cầu HS nhóm đôi đọc nội dung Ví dụ 2, xác định được yêu cầu. - GV yêu cầu HS trình bày trên vở hoặc bảng con. - GV chữa bài, mời một vài em trình bày, giải thích cách làm. - GV giúp HS kiểm tra: + Kết quả + Phép tính có phù hợp vấn đề cần giải quyết. + HS dưới lớp dùng thước đo nối tiếp các cạnh của tứ giác DEKI. (Đo vạch 0 tới vạch 2, từ vạch 2 tới vạch 4, từ vạch 4 tới vạch 7, từ vạch 7 tới vạch 11). GV chữa bài trên bảng. - GV tổng kết Muốn tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác: + Phải biết độ dài các cạnh của mỗi hình. + Tính tổng độ dài tất cả các cạnh.
|
- HS trả lời: + Người ta làm khung treo bằng cách uốn một đoạn dây thép. + Muốn biết đoạn dây thép lúc đầu dài bao nhiêu, ta đo các cạnh của khung tranh rồi tính tổng.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS dùng đầu ngón tay tô theo các cạnh của hình tam giác ABC, hình tứ giác DEKI (hình vẽ trong SGK), vừa tô vừa nói: + Chu vi của hình tam giác ABC là tổng độ dài các cạnh AB, BC, CA. + Chu vi của hình tứ giác DEKI là tổng độ dài các cạnh DE, EK, KI, ID. - HS: Muốn tính chu vi hình tam giác, tứ giác ta phải biết độ dài các cạnh của mỗi hình đó.
- HS: + Yêu cầu: tính chu vi hình tam giác ABC. + Nhận biết: Hình tam giác ABC đã cho độ dài cả ba cạnh. + Cách tính: Tính tổng độ dài ba cạnh. Bài giải Chu vi hình tam giác ABC là: 2 + 3 + 4 = 9 (cm). Đáp số: 9 cm.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất