Giáo án toán 6 bài 29: tính toán với số thập phân

Giáo án toán 6 - sách kết nối tri thức bài 29: Tính toán với số thập phân. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô.

Xem toàn bộ: Giáo án toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 29: TÍNH TOÁN VỚI SỐ THẬP PHÂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Thực công hiện phép tính cộng, trừ nhân chia số thập phân

- Vận dụng các tính chất của phép tính trong tính toán

- Giải quyết một số bài toán thực tiễn gắn với các phép tính về số thập phân

  1. Kĩ năng và năng lực
  2. Kĩ năng:

- Thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân

- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc với số thập phân trong các bài toán tính viết, tính nhanh, tính nhẩm một cách hợp lí

  1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

- Năng lực riêng:

+ Nhận biết được cách quy các phép toán với số thập phân bất kì về các phép toán với số thập phân dương

+ Nhận biết được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số thập phân trong tính toán

  1. Phẩm chất: Rèn luyện ‎ thức tự học, hứng thú học tập, thói quen tìm hiểu, khám phá
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên: Để đỡ mất thời gian trên lớp, GV nên viết sẵn các phép đặt tính trên các giấy khổ lớn (A0) để treo (ghim) lên bảng (GV cũng có thể chuẩn bị dưới dạng bảng trình chiếu lên màn hình ti vi hoặc máy chiếu). Nếu có điều kiện, GV chuẩn bị một điện thoại thông minh có tải phần mềm Plickers, mã làm bài cho mỗi HS để có thể đánh giá nhanh chóng các kĩ năng của HS (https://get-plickers.com).
  4. Đối với học sinh: Ôn lại cách đặt tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân đã học ở Tiểu học; xem lại cách đưa các phép tính với số nguyên về các phép tính với số tự nhiên đã học trong Chương III.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

GV đọc bài toán phần mở đầu sgk

Gv trình bày vấn đề:  Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về số thập phân. Bài học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phép tính cộng trừ nhân chia số thập phân. Từ đó giải quyết bài toán tính độ cao mới của tàu ở phần mở đầu bài học này nhé.

 

 

 

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phép cộng, phép trừ số thập phân

  1. Mục tiêu: Thực hiện được phép cộng từ hai phân số
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HĐ1: GV viết lên bảng phép đặt tính cộng và phép đặt tính trừ, yêu cầu HS thực hiện hai phép đặt tính đó để tính kết quả

- HĐ2: GV gợi ‎ hs cách tính gọi hs lên bảng

- GV chiếu lên màn hình nội dung hộp kiến thức và yêu cầu HS ghi cẩn thận nội dung vào vở.

- VD1: GV hướng dẫn hs trình bày bài giải, ghi chép vào vở

- LT1: Gv gọi 2 hs lên bảng, hs khác làm vào vở

- Vận dụng 1: Gọi hs trả lời. GV có thể đtặ thêm câu hỏi: Nếu tàu lặn xuống thêm 0,11 km thì độ cao mới (so với mực nước biển) của tàu là bao nhiêu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

HĐ1:

a. 2,259 + 0,31 = 2,569                                   

b. 11,325 - 0,15 = 11,175.

HĐ2:

a.(-2,5)+(-0,25)=-(2,5+0,25)=-2,75;                                 

b.(-1,4)+2,1=0.7.

LT1:

a. (-2,259) + ( -31,3 ) =

- (2,259 + 31,3) = - 33,559.

b. 11,5 + (-0,325) = 11,5-0,325 = 11,175.

Vận dụng 1:

Độ cao  mới của tàu sau khi tàu nổi lên thêm 0,11 km là: - 0,32 + 0,11 = - 0,21 (km)

 

 

 

Hoạt động 2: Phép nhân số thập phân

  1. Mục tiêu: Hình thành và phát biểu quy tắc đưa phép nhân hai số thập phân bất kì về nhân hai số thập phân dương
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HĐ3: Cho 2 HS lên bảng đặt tính, các em khác làm vào vở nháp. GV nhận xét và chữa.

- HĐ4: GV có thể đặt thêm câu hỏi: Có thể tính (-5) . 2 và (-5) . (-2) như thế nào?

- GV chiếu hộp kiến thức lên màn hình, đồng thời giảng và quan sát HS ghi chép vào vở

- GV bổ sung quy tắc thực hành

- GV chữa mẫu VD2, hs quan sát chú y

- LT2: GV gọi 1 hs lên bảng, cả lớp làm vào vở

- Vận dụng 2: GV hướng dẫn bằng cách đặt câu hỏi: Chiếc xe máy đó đi 100km thì hết bao nhiêu lít xăng? Hết bao nhiêu tiền xăng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

- Quy tắc thực hành : Muốn nhân hai số thập phân ta bỏ dấu của các thừa số rồi đặt tính nhân như nhân hai số thập phân dương, kết quả nhận được là tích cần tính nếu hai thừa số cùng dấu. Nếu hai thừa số khác dấu thì thêm dấu âm vào trước kết quả. Chú ‎: tích hai số cùng dấu là một số dương, tích hai số khác dấu là một số âm.

 

LT2:

a. a.2,72.(-3,25)=-8,84

b.(-0,827).(-1,1)=0,9097.

VD2:

Số tiền xăng là: 14 260 . 1,6=22 816 (đồng)

 

Hoạt động 3: Phép chia số thập phân

  1. Mục tiêu: Trình bày quy tắc đưa phép chia hai phân số thập phân bất kì về phép chia hai phân số thập phân dương
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HĐ5: GV hướng dẫn hs lập phân bất kì đặt tính chia, mời một HS có kết quả ai số thập phân đúng lên bảng chữa, sửa chữa cách trình bày.

 - HĐ6: GV có thể đặt câu hỏi bổ sung. Có thể tính (–10) : 2 và (10) : (–2) như thế nào?

- HS ghi chép vào vở. GV quan nhắc nhở HS ghi chép đúng, đủ. Sát

- GV bổ sung quy tắc thực hành

- GV đặt câu hỏi trong sgk yêu cầu hs trả lời

- VD3: GV chữa mẫu cho HS ghi chép. GV quan sát hướng dẫn hs cách đặt phép chia hai số thập phân dương về hai số tự nhiên

- LT3: HS làm bài vào vở. GV nhận xét sửa chữa trên bảng.

- Vận dụng 3: GV có thể giải thích thêm khái niệm số dư tài khoản.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

- GV bổ sung quy tắc:  Muốn chia hai số thập phân ta bỏ dấu của các số bị chia và số chia rồi đặt tính chia như chia hai số thập phân dương, kết quả nhận được là thương cần tính nếu số bị chia và số chia cùng dấu. Nếu số bị chia và số chia khác dấu thì thêm dấu âm vào trước kết quả để có thương cần tỉnh.

HĐ5: 31,5: 1,5=21

HĐ6:

a.(-31,5) : 1,5=-21           

b. (-31,5) : (-1,5)=21

Câu hỏi:

- Thương của hai số là số dương khi hai số đó có cùng dấu .

- Thương của hai số là số âm khi hai số đó khác dấu LT3:

a.(-5,24) : 1,31=-4

b.(-4,625) : (-1,25)=3,7

VD3: Sau khi chủ xưởng nợ trả được một nửa khoản nợ thì số dư tài khoản là:

 -1,25 : 2 = -0,625 (tỉ đồng)

* Khái niệm số dư tài khoản: Số dư tài khoản là số tiền có trong tài khoản tài chính, chẳng hạn như tài khoản tiết kiệm hay tài khoản vãng lai, tại bất kì thời điểm nào. Số dư tài khoản luôn là số tiền ròng còn lại sau khi thanh toán xong nợ và tín dụng.

 

Hoạt động 4: tính giá trị biểu thức với số thập phân

  1. Mục tiêu: Biết cách tính giá trị biểu thức với số thập phân từ đó vận dụng giải quyết bài toán thực tế.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv trình bày phần nêu vấn đề để gâu chú ‎ cho HS tới mục tiêu vấn đề sắp trình bày

- Vd4: Gv yêu cầu hs lên bảng làm câu a, gv nhận xét và cho HS ghi vào vở. GV giảng và chữa câu b

- Vd5: GV yêu cầu hs tự làm vào vở nháp. Yêu cầu 1 hs lên bảng làm và chữa cẩn thận cho cả lớp ghi chép

- LT4: Hs suy nghĩ và làm vào vở. Gv nhận xét và chữa trên bảng

- VD4: Yêu cầu 1 hs lên bảng làm

- Thử thách: Nếu còn thời gian, gv hướng dẫn hs làm. GV gợi‎: cần tìm số bị trừ và số trừ (trong bốn số đã  cho) biết hiệu là 120,75. Nếu chon -3,2 làm số trừ thì số bị trừ là bao nhiêu? Có phải là một trong bốn số đã cho hay không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

- LT4:

21.0,1- [4-(-3,2-4,8)]:0,1= 2,1-12:0,1=2,1-120=-117,9

- VD4:

Sau 10 phút tàu lặn sâu  được : 10.(- 0,021) = -0,21(km)

Biểu thức tính độ cao xác định vị trí tàu sau 10 phút kể từ khi tàu bắt đầu lặn là:

- 0,21+ (-0,21) = -0,42 km ( so với mực nước biển )

- Thử thách nhỏ:

a. Mai đã thực hiện phép trừ với 2 số sau : 120; -0,75

b. Hà đã chọn 2 số sau :

 -3,2 ; -0,1.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: bài tập 7.5, 7.6, 7.7, 7.8

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 7.5:  Tính :

a.(-12,245) + (-8,235)                  

b.(-8,451) +  9,79

c.(-11,254) -(-7,35).

Câu 7.6: Tính :

a. 8,625 .(-9);           

b. (-0,325).(-2,35)

c.(-9,5875):2,95.

Câu 7.7: Để nhân ( chia ) một số thập phân với 0,1; 0,01;0,001;.... ta chỉ cần dịch dấu phẩy số thập phân đó sang trái (phải) 1,2,3,.... hàng, chẳng hạn :

2,057.0,1=0,2057;

-31,025:0,01=-3 102,5

Tính nhẩm:

a.(-4,125).0,01;

b.(-28,45): (-0,01).

Câu 7.8: Tính giá trị của các biểu thức sau:

a.2,5.(4,1-3-2,5+2.7,2)+4,2:2;

b.2,86.4+3,14.4-6,01.5+3^{2}.

Câu 7.5:

a. (-12,245) + (-8,235) = - 20,48      

b. (-8,451) +  9,79 = 1,339

c. (-11,254) - (-7,35) = (-11,254) + 7,35= - 3,904

Câu 7.6:

a. 8,625 . (-9) = - 77,625             

b. (-0,325) . (-2,35)= 0,76375

c.(-9,5875) : 2,95= - 3,25.

Câu 7.7:

a.(-4,125).0.01=-412,5

b.(-28,45): (-0,01)=2845.

Câu 7.8:

a.2,5.(4,1-3-2,5+2.7,2)+4,2:2=2,5.(-1,4+14,4)+2,1=13+2.1=15,1

b.2,86.4+3,14.4-6,01.5+3^{2}=4.(2,86+3,14)-30,05+9=24-30,05+9=2,95.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: HS làm câu 7.10. 7.11

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 7.10: Một khối nước đá có nhiệt độ -4,5 độ C .Nhiệt độ của khối nước đá đó phải tăng thêm bao nhiêu độ để chuyển thành thể lỏng ?( biết điểm nóng chảy của nước là 0 độ C).

Câu 7.11:

Năm 2018 , ngành giấy Việt Nam sản xuất được 3,674 triệu tấn .Biết rằng để sản xuất ra 1 tấn giấy phải dùng hết 4,4 tấn gỗ .Em hãy tính xem năm 2018 Việt Nam đã phải dùng bao nhiêu tấn gỗ cho sản xuất giấy ?

Câu 7.10: Nhiệt độ của khối nước đá đó phải tăng thêm số độ để chuyển thành thể lỏng là:

0-(-4,5)=4,5( độ C).

Câu 7.11:

Đổi 3,674 triệu tấn=3 674 000 tấn 

Năm 2018 Việt Nam đã phải dùng số tấn gỗ cho sản xuất giấy là:

3 674 000:4,4=835 000 (tấn giấy )

 

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp    đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

 

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

 

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG V. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN

...

GIÁO ÁN WORD: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VII. SỐ THẬP PHÂN

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VIII. NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IX. DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM

GIÁO ÁN WORD: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

[Kết nối tri thức] Giáo án toán 6 bài: Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN POWERPOINT: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

...

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VII. SỐ THẬP PHÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VIII. NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IX. DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM

GIÁO ÁN POWERPOINT: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

Chat hỗ trợ
Chat ngay