Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao
Giáo án Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao sách Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 19: CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ CAO
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ mô tả được một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về chăn nuôi công nghệ cao.
Năng lực công nghệ:
- Nêu được khái niệm chăn nuôi công nghệ cao.
- Trình bày được một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao.
- Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về các công nghệ cao đang được áp dụng trong chăn nuôi để vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi của gia đình, địa phương.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video và các câu hỏi gợi ý về mô hình chăn nuôi công nghệ cao giúp kích thích tính tò mò, ham học hỏi của HS, tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào bài học mới.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi mở đầu
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh
;
video (https://youtu.be/d0AZaLS5E3A?si=wJ5gnocXrMKkdvlR)
Trả lời các câu hỏi sau: Thế nào là chăn nuôi công nghệ cao? Chăn nuôi công nghệ cao có thể áp dụng với những loại vật nuôi nào? Nhằm mục đích gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra những nhận định ban đầu
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm chăn nuôi công nghệ cao
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm chăn nuôi công nghệ cao
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc nghiên cứu mục I SGK, quan sát hình 19.1, và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: khái niệm chăn nuôi công nghệ cao
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I trong SGK, trình bày hiểu biết về chăn nuôi công nghệ cao - GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời Khám phá mục I SGK trang 95: Quan sát Hình 19.1 và nêu những công nghệ cao được ứng dụng trong chăn nuôi phù hợp với từng ảnh trong hình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu, thảo luận thông tin mục I SGK trang 92 và trả lời Khám phá- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận và trả lời Khám phá - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. | I - Khái niệm về chăn nuôi công nghệ cao - Chăn nuôi công nghệ cao là mô hình kết hợp nhiều công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu tác động môi trường và giải phóng sức lao động. - Các công nghệ cao áp dụng trong chăn nuôi bao gồm: tự động hoá (ăn, tắm mát, vệ sinh chuồng, phát hiện bệnh, thu gom sản phẩm), công nghệ loT, chip sinh học... Trả lời Khám phá mục I SGK trang 92: Hình a - Ứng dụng công nghệ cao trong vắt sữa bò Hình b - Ứng dụng công nghệ cao trong thu gom trứng gà Hình c - Ứng dụng công nghệ cao trong tắm chải cho bò Hình d - Ứng dụng công nghệ cao trong cho ăn |
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong mục II SGK, hoàn thành câu hỏi Khám phá
- Sản phẩm: Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao; những điểm cần chú ý trong từng mô hình.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, cho HS nghiên cứu mục II SGK, quan sát Hình 19.2-4; hoàn thành nhiệm vụ sau: - Vòng chuyên gia: Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu Mô hình chăn nuôi gà đẻ thu trứng tự động + Nhóm 2: Tìm hiểu về Mô hình sử dụng robot trong chăn nuôi bò + Nhóm 3: Tìm hiểu Mô hình chăn nuôi lợn gắn chip Yêu cầu các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm mình một lượt, như là chuyên gia. - Vòng 2: Nhóm mảnh ghép + Thành lập nhóm mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia + Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia. + Nhóm mảnh ghép thảo luận và trả lời Khám phá mục II.1 SGK trang 96: Mô tả hoạt động của mô hình chăn nuôi gà đẻ thu trứng tự động. Khám phá mục II.2 SGK trang 96: Mô tả hoạt động của robot cho ăn tự động. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng robot trong chăn nuôi. Khám phá mục II.3 SGK trang 97: Nêu ý nghĩa của việc sử dụng chip điện tử trong chăn nuôi lợn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thảo luận mục II theo nhóm, quan sát Hình 19.2-4; hoàn thành nhiệm vụ, trả lời Khám phá - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, trả lời Khám phá - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động mới. | II. Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao 1. Mô hình chăn nuôi gà đẻ thu trứng tự động Trả lời Khám phá mục II.1 SGK trang 96: - Trứng gà được vận chuyển tự động về khu vực tập kết và được sàng lọc bằng robot để loại bỏ trứng không đạt yêu cầu. - Trứng đạt yêu cầu sẽ được diệt khuẩn và phân loại theo kích cỡ, in thông tin và đóng gói để chuyển về kho và tiêu thụ. - Hệ thống lưu trữ và cung cấp thông tin về số lượng và chất lượng trứng của từng cá thể, ô chuồng, dãy và nhà gà để giúp người chăn nuôi điều chỉnh khi có sự cố.
2. Mô hình sử dụng robot trong chăn nuôi bò - Các robot được sử dụng để rải thức ăn cho từng ô chuồng bò và được trang bị máy dò va chạm để đổi hướng hoặc dừng lại khi gặp chướng ngại vật. - Trong chuồng bò còn có hệ thống máy massage tự động. Trả lời Khám phá mục II.2 SGK trang 96: - Mô tả hoạt động của robot cho ăn tự động: robot nhận thức ăn từ kho và di chuyển đến từng ô chuồng bò để “rải” thức ăn. Do được trang bị máy dò va chạm, robot sẽ đổi hướng hoặc dừng lại ngay khi gặp phải chướng ngại vật. - Ý nghĩa của việc sử dụng robot trong chăn nuôi: nâng cao hiệu quả chăn nuôi, giải phóng sức lao động cho người chăn nuôi, giảm thiểu tác động đến môi trường. 3. Mô hình chăn nuôi lợn gắn chip - Lợn nái mang thai được nuôi theo nhóm, được tự do đi lại, ăn uống và sinh hoạt thoải mái. - Mỗi lợn nái được gắn một chip điện tử ở tai để ghi nhận các thông tin cơ bản của lợn. - Các thông tin được chuyển về thiết bị trung tâm để phân tích bằng công nghệ Big data và AI, đưa ra quyết định về lượng thức ăn phù hợp và tự động báo cáo về tình trạng sức khoẻ của từng con lợn. Trả lời Khám phá mục II.3 SGK trang 97: Ý nghĩa của việc sử dụng chip điện tử trong chăn nuôi lợn: Mỗi con bò được gắn chip điện tử để kiểm soát tình trạng sức khỏe, phát hiện động dục ở bò cái. Hệ thống vắt sữa tự động sử dụng máy hoặc robot vắt sữa tự động khép kín hoàn toàn, không tiếp xúc với không khí vì vậy đảm bảo vệ sinh. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây