Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Giáo án Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi sách Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG VI: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

BÀI 21: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:.

  • Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
  • Có ý thức bảo vệ môi trường vận dụng và thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Nhận thức được những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nói riêng và bảo vệ môi trường sống nói chung.

Năng lực công nghệ:

  • Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
  • Vận dụng bảo vệ môi trường vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nói riêng
  • Tích cực tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến bạn bè và người thân
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua các hình ảnh, video về nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi giúp HS tái hiện và nhận biết được một số nguyên nhân chính và hậu quả của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, giúp HS nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, kích thích mong muốn tìm hiểu về các biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
  3. Nội dung: : GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi mở đầu
  4. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát video

(https://youtu.be/Bws6A3s3O6Y?si=p8z0yuZiCabfzCWF 0:00 - 3:28) và trả lời các câu hỏi sau:

Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi do những nguyên nhân nào gây ra? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với vật nuôi và con người? Cần phải làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra những nhận định ban đầu

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc nghiên cứu mục I SGK kết hợp quan sát hình 21.1 trong SGK, trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm: nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục I.1 trong SGK, nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu, trả lời Khám phá mục I SGK trang 110

Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương em..

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu, thảo luận thông tin mục I SGK trang 109 - 110 và trả lời Khám phá

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận và trả lời Khám phá mục I SGK trang 110

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng: Tổ chức cho HS liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương để nhận xét, đề xuất các biện pháp cải tiến, khắc phục

- GV chuyển sang hoạt động mới.

I. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

1. Chất thải chăn nuôi

- Chất thải chăn nuôi bao gồm: chất thải của vật nuôi, thức ăn thừa, bao bì đựng thức ăn, chất thải thú y, độn lót chuồng nuôi.

- Chất thải này gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước và không khí.

2. Xác vật nuôi

- Việc xử lí và tiêu huỷ đúng quy định xác vật nuôi chết là cần thiết trong chăn nuôi để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

Trả lời Khám phá mục I SGK trang 110

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi:

Chất thải chăn nuôi chưa được thu gom, xử lí đúng quy định.

Xác vật nuôi chưa được thu gom đúng cách, xử lí đúng quy định.

Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương em:

Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken (kim loại nặng)... và các vi sinh vật gây hại khác gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.

Ô nhiễm từ quá trình hô hấp của vật nuôi và thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái như: E. Coli, Salmonella, Streptococcus faecalis, Enterobacteria…

Hoạt động 2.Tìm hiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được tác hại của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đối với con người,vật nuôi, hiệu quả chăn nuôi và hệ sinh thái. Từ đó ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS nghiên cứu mục II, trả lời Khám phá mục II SGK trang 110.
  3. Sản phẩm: Ảnh hưởng của ô nhiễm trong chăn nuôi đối với vật nuôi, con người, hiệu quả chăn nuôi và hệ sinh thái.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghiên cứu mục II SGK nêu tác hại của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đối với vật nuôi, con người, hiệu quả chăn nuôi và hệ sinh thái

- GV cho HS thảo luận nhóm trả lời Khám phá mục II SGK trang 110:

Vì sao cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thảo luận mục II trả lời Khám phá

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trả lời Khám phá

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

II. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

- Chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.

- Chất thải và xác vật nuôi có chứa vi sinh vật gây hại, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng nguy cơ mắc bệnh và phát tán dịch bệnh, giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

- Chất thải chăn nuôi có chứa ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác, gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.

Trả lời Khám phá mục II SGK trang 110

Cần phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi vì:

- Giảm tỉ lệ mắc bệnh và nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

- Giảm các chi phí phòng, trị bệnh.

- Tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

- Ngăn chặn gây ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm đất và không khí.

- Ngăn chặn ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, tránh làm mất cân bằng sinh thái.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Nhận biết được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong mục III, quan sát Hình 21.1-3, trả lời Khám phá mục III SGK trang 110.
  3. Sản phẩm: một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi, Câu trả lời Khám phá mục III SGK trang 110
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 5 nhóm, cho HS nghiên cứu mục III SGK, quan sát Hình 21.1-3; hoàn thành nhiệm vụ sau:

- Vòng chuyên gia:

Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu biện pháp quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về biện pháp quy hoạch mật độ và diện tích chuồng nuôi

+ Nhóm 3: Tìm hiểu biện pháp áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi

+ Nhóm 4: Tìm hiểu công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại

+ Nhóm 5: Tìm hiểu biện pháp chuyển đổi phương thức chăn nuôi

Yêu cầu các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm mình một lượt, như là chuyên gia.

- Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

+ Thành lập nhóm mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia

+ Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

+ Nhóm mảnh ghép thảo luận và trả lời Khám phá mục III SGK trang 110:

Nêu một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, ý nghĩa của từng biện pháp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thảo luận mục III theo nhóm, quan sát Hình 21.1-3; hoàn thành nhiệm vụ, trả lời Khám phá

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, trả lời Khám phá

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

III. Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Trả lời Khám phá mục III SGK trang 110:

+ Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt: hạn chế lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng; giảm phát thải và sử dụng tối đa chất thải ngay trong trang trại.

+ Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp: tránh quá tải cho hệ sinh thái, nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp.

+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi: đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định.

+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại: giảm thiểu ô nhiễm cho chăn nuôi, hạn chế tối đa sự phát triển của mầm bệnh, tạo tiểu khí hậu tốt cho sức khỏe vật nuôi, giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải ra môi trường

+ Chuyển đổi phương thức chăn nuôi: tối ưu hóa năng suất, tối đa hóa lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường và tăng việc đối xử nhân đạo với vật nuôi.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG II - CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III - CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IV - PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG V. CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II - CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III - CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IV. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V. CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT CẢNH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay