Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 2 Tuần 8 Nhiệm vụ 5

Giáo án chủ đề 2 Tuần 8 Nhiệm vụ 5 sách Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2

Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 2 Tuần 8 Nhiệm vụ 5

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 8: NHIỆM VỤ 5

TẠO ĐỘNG LỰC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được các việc làm tạo động lực thực hiện hoạt động.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Nhận diện được nguyên nhân thiếu động lực thực hiện hoạt động.
  • Đề xuất được cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong các tình huống.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm, chăm chỉ. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo. 
  • Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 2. 
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả. 
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo. 
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 2. 
  • Cùng tổ/nhóm trình bày kết quả khảo sát trên giấy A0.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi:

- Động lực là gì?

- Vì sao phải tự tạo động lực cho bản thân?

c. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết về động lực và lí giải vì sao phải tự tạo động lực cho bản thân. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV ổn định trật tự lớp học.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Động lực là gì?

+ Vì sao phải tự tạo động lực cho bản thân?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày một số hiểu biết về động lực và lí giải vì sao phải tự tạo động lực cho bản thân. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Động lực là sức mạnh bên trong con người, là yếu tố giúp định hướng, thúc đẩy và duy trì hành vi liên tục để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. 

+ Ở bất kì tình huống nào, tạo động lực cho bản thân cũng là việc làm cần thiết. Có động lực, mỗi người mới vượt qua thử thách, giải quyết vấn đề nhanh hơn và đón nhận nhiều cơ hội mới. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tạo động lực cho bản thân mỗi ngày là chìa khóa để mỗi con người duy trì đam mê, hứng thú trong công việc và học tập mà không cần chờ đến giúp đỡ của người khác. Khi có động lực, chúng ta sẽ có thêm năng lượng tích cực, sẵn sàng nỗ lực hết mình để tạo ra giá trị tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Vậy làm thế nào để tạo được động lực cho bản thân khi thực hiện các hoạt động? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Chủ đề 2 - Tuần 8: Tạo động lực thực hiện hoạt động.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM - RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Hoạt động 5: Tạo động lực thực hiện hoạt động

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách tạo động lực thực hiện hoạt động và tạo động lực thực hiện hoạt động trong tình huống cụ thể

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS biết cách tạo động lực thực hiện hoạt động và tạo động lực theo các nội dung:

  • Chia sẻ những nguyên nhân khiến em thiếu động lực thực hiện hoạt động.
  • Thảo luận cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
  • Đề xuất cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong các tình huống.

c. Sản phẩm: HS biết cách tạo động lực thực hiện hoạt động và tạo động lực trong học tập, cuộc sống. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những nguyên nhân khiến em thiếu động lực thực hiện hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp những nguyên nhân khiến bản thân thiếu động lực thực hiện hoạt động.

- GV đặt thêm câu hỏi cho HS: Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào khiến em mất động lực nhiều nhất?

- GV trình chiếu cho HS xem video về những trường hợp thiếu động lực trong cuộc sống:

https://www.youtube.com/watch?v=hVyK1MUx_wA 

https://www.youtube.com/watch?v=nPjYN42Hv6s (0:00 – 3:54)

https://www.youtube.com/watch?v=r-IY3EHKTbY 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân, thực tế để chia sẻ trước lớp những nguyên nhân khiến bản thân thiếu động lực thực hiện hoạt động.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HSchia sẻ trước lớp những nguyên nhân khiến bản thân thiếu động lực thực hiện hoạt động.

- GV yêu cầu HS cả lớp cùng theo dõi và cho ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Động lực là sự thúc đẩy một người hành động. Động lực càng cao sẽ khiến cho chúng ta thực hiện hoạt động đạt hiệu quả hơn.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

5. Tạo động lực thực hiện hoạt động

a. Chia sẻ những nguyên nhân khiến em thiếu động lực thực hiện hoạt động

- Hoạt động nhàm chán.

- Không được ghi nhận, động viên dù đã nỗ lực, cố gắng.

- Không theo kịp các nội dung học tập do thiếu kiến thức cơ bản.

- Không có mục tiêu phấn đấu.

 

 

Nhiệm vụ 2: Thảo luận cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cách tạo động lực thực hiện hoạt động hiệu quả.

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu hình ảnh và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và trả lời câu hỏi: Làm gì để biến áp lực thành động lực trong cuộc sống?

áp lực đồng trang lứa

Phải Chăng Áp Lực Chính Là Động Lực? – BILA

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi về cách tạo động lực thực hiện hoạt động hiệu quả.

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trao đổi về cách tạo động lực thực hiện hoạt động hiệu quả.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Để biến áp lực thành động lực trong cuộc sống:

+ Luôn đặt ra mục tiêu mới có tính khả thi, cao hơn mục tiêu trước.

+ Đặt ra mốc thời gian hoàn thành cho từng mục tiêu và cam kết thực hiện đúng thời hạn.

+ Sắp xếp các công việc hợp lí trong quỹ thời gian mình có.

+ Tự thưởng cho bản thân sau mỗi mục tiêu được hoàn thành.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Tạo động lực từ bản thân giữ vai trò quyết định. Vì vậy mỗi người cần thường xuyên rèn luyện kĩ năng này thông qua các hoạt động nhỏ hằng ngày. Đó cũng là cách chúng ta đang nghiêm túc thực hiện các mục tiêu cá nhân.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

b. Thảo luận cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động

- Khám phá về những giá trị, ý nghĩa của hoạt động.

- Chia sẻ mong muốn được ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của bản thân.

- Tìm phương pháp thực hiện hoạt động hiệu quả hơn.

- Xác định mục tiêu hoạt động và tự thưởng cho bản thân khi đạt được những mục tiêu cụ thể.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Đề xuất cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu HS đọc tình huống 1, 2 trong SGK tr.19 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đề xuất cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong tình huống sau:

Hôm nay, Y được bạn rủ tham gia vào hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông do trường tổ chức. Y chưa thấy hứng thú với hoạt động này nên băn khoăn không biết có tham gia hay không.

+ Nhóm 2, 3: Đề xuất cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong tình huống sau:

Dù M rất nỗ lực nhưng thành tích học tập môn Ngữ văn chưa cải thiện nhiều. M thấy buồn và chán học.

- GV khuyến khích HS sắm vai, thảo luận và đề xuất cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong các tình huống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đề xuất cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong các tình huống.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm sắm vai, trình bày đề xuất cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong các tình huống.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, góp ý (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Tạo động lực cho bản thân khi tham gia các hoạt động là chìa khóa để chúng ta duy trì sự hứng thú, nâng cao hiệu quả trong học tập và các hoạt động khác.

- GV động viên, khích lệ HS thực hiện rèn luyện kĩ năng tạo động lực trong học tập, cuộc sống theo kế hoạch đã đề ra.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Đề xuất cách tạo động lực để thực hiện hoạt động trong các tình huống

- Tình huống 1: 

Giúp Y hiểu được giá trị, ý nghĩa lớn lao của việc tuyên truyền an toàn giao thông:

+ Mỗi năm cả nước nước có hàng chục ngàn người chết do tai nạn giao thông.

+ Nếu người dân có ý thức khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm số lượng tai nạn xảy ra.

+ Qua tham gia hoạt động, T sẽ được nâng cao kiến thức và nhiều kĩ năng.

- Tình huống 2:

M cần hiểu được tầm quan trọng, giá trị của môn Ngữ văn:

+ Môn Ngữ văn có vai trò đặc biệt trong phát triển kiến thức xã hội, trí tuệ, sự sáng tạo, nhất là trau dồi thế giới cảm xúc, tình cảm,... Quan trọng hơn là rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. 

+ Tự suy ngẫm và trao đổi với thầy cô, bạn bè để tìm nguyên nhân việc học môn Ngữ văn chưa được cải thiện. 

+ Tích cực tìm hiểu cách học môn Ngữ văn từ sách, báo, thầy cô và các bạn học giỏi môn này; kiên trì, nỗ lực vận dụng, thực hành để từng bước cải thiện kết quả học tập.

-------------------------------

------------- Còn tiếp ------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: THÍCH NGHI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ CẢNH QUAN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU NGHỀ VÀ RÈN LUYỆN BẢN THÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: THÍCH NGHI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay