Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 6 Tuần 23

Giáo án Chủ đề 6 Tuần 23 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 9 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2

Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 Chủ đề 6 Tuần 23

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 

VÀ BẢO VỆ CẢNH QUAN

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) tại địa bàn sinh sống;
  • Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường;
  • Thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước;
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch quảng bá về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước.

NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý tiến trình hoạt động:

  • Tọa đàm về nguyên nhân ô nhiễm môi trường và biện pháp phòng chống;
  • Trưng bày, giới thiệu sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước.
  • Giao lưu với chuyên gia về chủ đề Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Gợi ý: 

GIAO LƯU VỚI CHUYÊN GIA VỀ CHỦ ĐỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,...) tại địa bàn sinh sống.
  • Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

  • Liên hệ mời chuyên gia về môi trường ở địa phương đến giao lưu với HS về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. 
  • Trao đổi, thống nhất với chuyên gia về mục đích, nội dung và chương trình buổi giao lưu để chuyên gia chủ động chuẩn bị.
  • Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho buổi giao lưu của HS với chuyên gia: loa đài, micro, màn hình, máy chiếu,...
  • Cử người dẫn chương trình buổi giao lưu (MC).

2. Đối với HS

  • Tổ/ lớp trực tuần xây dựng chương trình buổi giao lưu, cử người dẫn chương trình (MC) và tập 2 - 3 tiết mục văn nghệ theo sự phân công.
  • Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung buổi giao lưu.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

- Cung cấp cho HS một số hiểu biết về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

- Định hướng, tạo hứng thú cho HS tham gia Nội dung 2 của chủ đề.

b. Tổ chức thực hiện

- Mở đầu, đại diện BTC lên tuyên bố lí do, giới thiệu mục đích, ý nghĩa buổi giao lưu, giới thiệu chuyên gia và mời chuyên gia ngồi lên hàng ghế phía trên, đối diện với HS.

- Chuyên gia tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân mình và làm quen với HS.

- Chuyên gia trình bày/ nói chuyện về chủ đề, tập trung vào các nội dung sau:

+ Thực trạng ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,...) ở Việt Nam.

+ Nguyên nhân của thực trạng.

+ Các biện pháp phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Để thu hút, hấp dẫn HS, chuyên gia có thể mở đầu phần trình bày của mình bằng cách mời HS cùng xem một video hoặc nghe kể một câu chuyện thực tế. Trong quá trình trình bày, chuyên gia cần đưa ra những thông tin, số liệu cụ thể và sử dụng những câu chuyện, tranh ảnh, video để dẫn chứng, minh hoạ.

- Sau khi kết thúc phần trình bày, chuyên gia khuyến khích HS tiếp tục nêu câu hỏi, tình huống và những điều các em còn mong muốn tìm hiểu thêm bằng cách đứng lên hỏi trực tiếp hoặc viết ra giấy, không cần ghi tên. Những câu hỏi của HS sẽ được BTC đến tận nơi thu và chuyển lên cho chuyên gia. Chuyên gia sẽ phân loại nhanh những câu hỏi của HS và tiến hành trả lời HS theo từng câu hỏi hoặc từng loại vấn đề.

Nếu ban đầu HS còn chưa mạnh dạn đặt câu hỏi, người dẫn chương trình có thể chủ động nêu 1 – 2 câu hỏi trước cho chuyên gia hoặc chuyên gia có thể chủ động nêu một vài câu hỏi/ tình huống/ băn khoăn, thắc mắc đã có HS ở những trường khác, địa phương khác,...

- Kết thúc, chuyên gia tóm tắt lại những thông điệp chính mà muốn chuyển tới HS; Cảm ơn sự quan tâm, chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi của HS đặt ra; Cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho mình được tham gia buổi giao lưu với HS và và hi vọng HS sẽ làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Đồng thời, chuyên gia cũng có thể thông báo địa chỉ, điện thoại di động, email của mình cho HS biết để các em có thể liên lạc, hỏi ý kiến khi cần thiết.

- Đại diện BTC tổng kết buổi giao lưu, cảm ơn chuyên gia đã dành thời gian tới nói chuyện, trao đổi chia sẻ với HS và bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục được chuyên gia hợp tác, hỗ trợ nhà trường trong vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho HS.

 

NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP

Gợi ý tiến trình hoạt động:

  • Chia sẻ kết quả tuyên truyền về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
  • Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch quảng bá về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước.
  • Chia sẻ kết quả khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương sinh sống.

Gợi ý: 

CHIA SẺ KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY 

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG SINH SỐNG

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

HS hiểu rõ các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương.

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả khảo sát của nhóm mình. Nội dung trình bày bao gồm:

+ Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương.

+ Số liệu và dẫn chứng cụ thể.

+ Ảnh hưởng của ô nhiễm đến cuộc sống hàng ngày.

+ Các quan sát và nhận định cá nhân.

- HS chia sẻ trong nhóm.

- GV mời mỗi nhóm một HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét chung và đề xuất các giải pháp cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương.

 

TỔNG KẾT

- Yêu cầu một số HS chia sẻ những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV kết luận chung: Mỗi HS cần tích cực thực hiện một số hành động cụ thể góp phần bảo vệ môi trường như tham gia vào các hoạt động tình nguyện dọn dẹp, tuyên truyền bảo vệ môi trường, hoặc đề xuất ý tưởng cho chính quyền địa phương.

- Nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của HS. Tuyên dương, khen ngợi những HS, nhóm HS tích cực tham gia các hoạt động.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 23: NHIỆM VỤ 1

- THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN SINH SỐNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống.
  • Biết được các bước thực hiện đề tài khảo sát nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống.
  • Thiết kế được công cụ khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống.
  • Thực hiện khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Xác định được thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống.
  • Thực hiện khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống.

3. Phẩm chất

  • Yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh; có ý thức bảo vệ môi trường.
  • Phản đối những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
  • Thực hiện những việc làm bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo. 
  • Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 6. 
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả. 
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo. 
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 6. 
  • Cùng tổ/nhóm trình bày kết quả khảo sát trên giấy A0.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung: 

- Khởi động: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đi tìm ẩn số; giới thiệu ý nghĩa chủ đề 6. 

- Giới thiệu chủ đề: GV hướng dẫn HS đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

c. Sản phẩm: 

HS chơi trò chơi Đi tìm ẩn số và lắng nghe GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề.

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. 

d. Tổ chức thực hiện: 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hứng thú với chủ đề, hiểu được ý nghĩa của việc phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan.

- Chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu. 

d. Nội dung: 

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Đi tìm ẩn số.

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

c. Sản phẩm: 

HS chơi trò chơi Đi tìm ẩn số; hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của chủ đề.

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. 

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đi tìm ẩn số - giải ô chữ về chủ đề phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan.

- GV chuẩn bị các câu hỏi và chia lớp thành 4 đội để thi đua với nhau.

- GV nêu luật chơi:

+ GV nêu câu hỏi gợi ý để HS giải từng ô chữ hàng ngang theo thứ tự tuỳ ý. HS hoặc nhóm nào trả lời được sẽ ghi điểm. 

+ Thời gian ghi đáp án cho mỗi câu hỏi là 15 giây. Giải mỗi ô chữ hàng ngang được 10 điểm, hàng dọc được 30 điểm.

+ Nhóm nào ghi được nhiều điểm nhất thì giành chiến thẳng và được trao thưởng.

TRÒ CHƠI “ĐI TÌM ẨN SỐ”

1. Hàng ngang số 1: Cụm từ gồm 13 chữ cái, chỉ tên một loại khí thải phát sinh từ các hoạt động của con người (khai thác rừng, chăn nuôi gia súc, phân huỷ rác thải,...); các loài thực vật hấp thụ khí này trong quá trình quang hợp. Khí này có khả năng hấp thụ và phản xạ lại bức xạ nhiệt từ Mặt Trời, tạo ra hiệu ứng nhà kính gây nên tình trạng biến đổi khí hậu.

2. Hàng ngang số 2: Cụm từ gồm 7 chữ cái, chỉ loại vật và chất mà môi trường tiếp nhận từ con người. Chúng được tạo ra từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người và có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau, dựa trên thành phần, nguồn gốc, tính chất, khả năng tái chế,...

3. Hàng ngang số 3: Cụm từ gồm 8 chữ cái, chỉ công việc chia rác thải thành nhiều phần khác nhau như: rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ, rác thải tải chế sau khi thu gom rác thải tại các hộ gia đình nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác xả ra môi trường.

4. Hàng ngang số 4: Cụm từ gồm 7 chữ cái, chỉ loại tài nguyên thiên nhiên có thể di chuyển được.

5. Hàng ngang số 5: Cụm từ gồm 6 chữ cái, chỉ phương tiện giao thông không sử dụng các nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường như: xăng, dầu,... mà dùng pin (có thể được sạc bằng máy quang năng, pin nhiên liệu hoặc máy phát,...). Sử dụng loại phương tiện này sẽ giảm thiểu tác động của giao thông vận tải lên biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, và những vấn đề môi trường khác.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết để chơi trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng hợp kết quả trò chơi Đi tìm ẩn số.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và kết luận: 

 

 

C

A

R

B

O

N

D

I

O

X

I

D

E

R

Á

C

T

H

I

 

 

 

 

 

 

 

 

P

H

Â

N

L

O

I

 

 

 

 

 

 

 

 

Đ

N

G

V

T

 

 

 

 

 

 

 

 

X

E

Đ

I

N

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Giới thiệu chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). 

- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh chủ đề để trả lời câu hỏi:

CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ CẢNH QUAN

Em hãy mô tả bức tranh chủ đề.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo các nhóm, quan sát bức tranh chủ đề và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Bức tranh mô tả buổi triển lãm tranh của các bạn học sinh về phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: THÍCH NGHI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ CẢNH QUAN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU NGHỀ VÀ RÈN LUYỆN BẢN THÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: THÍCH NGHI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay