Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 4 tuần 14 nhiệm vụ 2,3

Giáo án chủ đề 4 tuần 14 nhiệm vụ 2,3 sách Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2

Xem video về mẫu Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 2 chủ đề 4 tuần 14 nhiệm vụ 2,3

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 14: NHIỆM VỤ 2, 3

- GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG TRONG QUAN HỆ GIỮA BẢN THÂN VỚI CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH

- GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH.

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải quyết được những tình huống nảy sinh trong quá trình giao tiếp với các thành viên trong gia đình.
  • Đề xuất được cách thức giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Xử lí tình huống liên quan đến bất đồng trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất

  • Có trách nhiệm trong việc giải quyết bất đồng trong mối quan hệ gia đình.
  • Thực hiện tốt các quy định của gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo. 
  • Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 4. 
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả. 
  • Video clip chủ đề gia đình.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – Chân trời sáng tạo. 
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 4. 
  • Cùng tổ/nhóm trình bày kết quả khảo sát trên giấy A0.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: GV dẫn dắt, yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Theo em, bất đồng xảy ra trong quan hệ gia đình có thể xảy ra do những nguyên nhân nào?

c. Sản phẩm: HS chia sẻ về một số nguyên nhân dẫn đến bất đồng trong quan hệ gia đình. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu kết hợp dẫn dắt: Gia đình hòa hợp, vui vẻ sẽ tạo cho chúng ta một cảm giác an toàn, thân thuộc. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình, nhất định sẽ có những lúc xảy ra tranh cãi và xung đột. Đây dường như là điều không thể tránh khỏi, bao gồm cả những chuyện nhỏ nhặt hay những chuyện lớn lao. Khi xảy ra bất kì sự bất đồng nào trong quan hệ gia đình thì cảm giác thân thuộc lại bị đe dọa. Cho dù bất kì nguyên nhân nào dẫn đến những bất đồng, mâu thuẫn xung đột cũng đều khiến mỗi thành viên cảm thấy tồi tệ và tiêu cực.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Theo em, bất đồng xảy ra trong quan hệ gia đình có thể xảy ra do những nguyên nhân nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ về một số nguyên nhân dẫn đến bất đồng trong quan hệ gia đình. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bất đồng trong quan hệ gia đình. Sự khác nhau về quan điểm sống, tuổi tác, giới tính, tính cách, sở thích, công việc,…là một trong các yếu tố lớn khiến cho các thành viên trong gia đình nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp. 

+ Sự khác biệt giữa các thế hệ.

+ Thiếu sự chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau

+ Thiếu trách nhiệm giữa bố mẹ và con cái. 

+ Vấn đề giáo dục con cái gây mâu bất đồng.

+ Nguồn thu nhập không ổn định, các nhu cầu hằng ngày không được đáp ứng tốt.

+ Bất đồng ý kiến khi phải đối mặt với một quyết định lớn trong cuộc sống.

+ ….

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống gia đình, nhất định sẽ có những lúc xảy ra bất đồng. Đây dường như là điều không thể tránh khỏi, bao gồm cả những chuyện nhỏ nhặt hay những chuyện lớn lao. Hiểu và biết rõ được nguyên nhân gây ra bất đồng sẽ giúp chúng ta mau chóng hòa giải, khắc phục tốt các vấn đề mâu thuẫn đang xảy ra. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Chủ đề 4 - Tuần 14:

+ Giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình.

+ Giải quyết bất đồng giữa các thành viên khác trong gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM - RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Hoạt động 2: Giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện những nguyên nhân gây ra bất đồng trong mối quan hệ giữa HS và người thân. Từ đó, giúp HS rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng giải quyết những bất đồng này sinh trong mối quan hệ giữa HS với người thân.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình theo các nội dung:

  • Chia sẻ về những bất đồng có thể nảy sinh giữa em với các thành viên trong gia đình.
  • Thảo luận về cách giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên trong gia đình.
  • Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thực hiện cách giải quyết những bất đồng.

c. Sản phẩm: HS giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những bất đồng có thể nảy sinh giữa em với các thành viên trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ về những bất đồng có thể nảy sinh giữa em với các thành viên trong gia đình.

- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý:

+ Em và người thân (bố, mẹ, anh, chị, em) bất đồng về việc gì?

+ Nguyên nhân gây ra bất đồng là gì?

+ Em ứng xử như thế nào khi xảy ra bất đồng?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân và chia sẻ với các bạn về những bất đồng có thể nảy sinh giữa em với các thành viên trong gia đình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ với các bạn trong lớp về những bất đồng có thể nảy sinh giữa em với các thành viên trong gia đình.

- GV yêu cầu HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bất đồng hoặc mâu thuẫn có thể xảy ra bất kì lúc nào trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Vì thế mỗi người cần nhận biết được những bất đồng/ mâu thuẫn không cần thiết để phòng tránh.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. 

2. Giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình

a. Chia sẻ về những bất đồng có thể nảy sinh giữa em với các thành viên trong gia đình

- Không thống nhất với bố mẹ về việc chọn trường sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Không thống nhất với anh chị em trong phân công việc nhà;

- Không hài lòng với ý kiến của bố mẹ về việc kết bạn của mình;

- Không hài lòng với anh chị em về thói quen sinh hoạt.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ cách giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên trong gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ cách giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên trong gia đình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp cách giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên trong gia đình. (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2)

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Bất đồng hoặc mâu thuẫn có thể xảy ra bất kì lúc nào trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Khi có bất đồng, mâu thuẫn, điều quan trọng nhất chính là mỗi người chúng ta phải dũng cảm đối diện và lựa chọn cách hòa giải hiệu quả, phù hợp, không trốn tránh hoặc có thái độ tức giận để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Thảo luận về cách giải quyết bất đồng giữa em và các thành viên trong gia đình

- Xác định đúng nguyên nhân dẫn đến bất đồng;

- Chủ động giải thích để người thân hiểu suy nghĩ, mong muốn của mình;

- Đồng cảm, thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của người thân;

- Thảo luận để tìm ra giải pháp phù hợp với cả hai bên.

CÁCH GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG GIỮA EM VÀ 

CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH

1. Giữ bình tĩnh và lắng nghe tích cực khi người thân đang nói.

2. Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách chân thành, lễ phép: “Con cảm thấy bực bội vì ....”, “Em rất vui khi em và chị cùng...”,...

3. Chủ động giải thích cho người thân về nhu cầu, mong muốn của mình.

Không nói những lời chỉ trích, phê bình: “Mẹ lúc nào cũng ...”, “Em không bao giờ....”, ...

5. Thương lượng để tìm giải pháp đáp ứng nhu cầu của em và người thân.

6. Xin lỗi và hứa sẽ thay đổi bằng hành động cụ thể.

7. Cố gắng suy nghĩ tích cực để lí giải nguyên nhân khiến người thân có hành động như vậy.

8. Cách làm khác (HS ghi thêm ý kiến cá nhân): ............................................................................

 

Nhiệm vụ 3: Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thực hiện cách giải quyết những bất đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu các nhóm đọc tình huống 1, 2, 3 trong SGK tr.33 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đóng vai nhân vật trong tình huống 1 để thực hiện cách giải quyết bất đồng.

Tình huống 1. H thường xuyên nhắn tin tâm sự với một người bạn quen qua mạng xã hội. Bố mẹ H biết chuyện và không muốn H duy trì mối quan hệ này vì không tin tưởng người bạn ấy. Điều này khiến H và bố mẹ xảy ra bất đồng.

+ Nhóm 3, 4: Đóng vai nhân vật trong tình huống 2 để thực hiện cách giải quyết bất đồng.

Tình huống 2. P và mẹ xảy ra bất đồng mỗi khi bị mẹ nhắc nhở về việc mải chơi trò chơi điện tử mà quên làm bài tập.

+ Nhóm 5, 6: Đóng vai nhân vật trong tình huống 3 để thực hiện cách giải quyết bất đồng.

Tình huống 3. Bố mẹ thường giao cho D và em trai làm một số công việc nhà nhưng em trai luôn tìm cớ trốn tránh khiến D rất bực bội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đọc tình huống SGK tr.33 và sắm vai, đóng vai nhân vật trong các tình huống để thực hiện cách giải quyết bất đồng

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả sắm vai, thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, rút kinh nghiệm (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Biết giải quyết bất đồng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình sẽ giúp gia đình luôn hòa thuận, êm ấm, yêu thương gia đình.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

c. Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để thực hiện cách giải quyết những bất đồng

- Tình huống 1:

+ H nên tâm sự và giải thích với bố mẹ về mối quan hệ với người bạn kia.

+ H cũng chứng minh với bố mẹ rằng mình thấy thoải mái khi được tâm sự với bạn, bố mẹ có thể kiểm tra thông tin về bạn ấy để cảm thấy yên tâm hơn.

- Tình huống 2:

+ P nên xin lỗi mẹ và hứa sẽ không tái phạm nữa. 

+ P sẽ sắp xếp lịch học và thư giãn sao cho hợp lí hơn. 

- Tình huống 3:

D nên nói chuyện thẳng thắn với em trai, lắng nghe lí do vì sao em ấy lại trốn việc nhà. Từ đó, D thỏa thuận và động viên em trai nên phụ giúp công việc nhà với mình để gia đình được vui vẻ hơn.

Hoạt động 3: Giải quyết bất đồng giữa các thành viên khác trong gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện những nguyên nhân gây ra bất đồng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và rèn luyện kĩ năng tham gia giải quyết những bất đồng đó. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của HS trong việc góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS giải quyết bất đồng giữa các thành viên khác trong gia đình theo các nội dung:

  • Chia sẻ những bất đồng giữa các thành viên trong gia đình.
  • Thảo luận về cách giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình.
  • Đóng vai nhân vật trong các tình huống sau để tham gia giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình.

c. Sản phẩm: HS giải quyết bất đồng giữa các thành viên khác trong gia đình.

d. Tổ chức thực hiện:

-------------------Còn tiếp----------------

------------------------------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: THÍCH NGHI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ CẢNH QUAN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: TÌM HIỂU NGHỀ VÀ RÈN LUYỆN BẢN THÂN THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ VÀ SỐNG HÀI HÒA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: THÍCH NGHI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN CHĂM LO HẠNH PHÚC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay