Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 1: Liên hợp quốc

Giáo án bài 1: Liên hợp quốc sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 1: Liên hợp quốc

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC 

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu quá trình thành lập Liên hợp quốc. 

  • Nêu được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc.

  • Trình bày được mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.

  • Nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, anh ninh quốc tế.

  • Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân.

  • Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,…), biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu về Liên hợp quốc. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc trình bày được bối cảnh lịch sử và quá trình thành lập của Liên hợp quốc; Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc; Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế; thúc đẩy phát triển, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân cũng như đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Thông qua việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích về vai trò của Liên hợp quốc. 

3. Phẩm chất

  • Có ý thức trân trọng vai trò của Liên hợp quốc đối với hòa bình, an ninh, phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Bản đồ thế giới. 

  • Hình ảnh, video clip, tư liệu sưu tầm về bài học Liên hợp quốc.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Liên hợp quốc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS hình dung các nội dung sẽ tìm hiểu về tổ chức Liên hợp quốc.

- Tạo tâm thế, kích thích được sự hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, định hướng nhiệm vụ cho HS trong bài học mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, HS tìm những từ khóa có liên quan đến chủ đề Liên hợp quốc.

c. Sản phẩm: Các từ khóa về chủ đề Liên hợp quốc.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi:

+ HS 2 đội viết ra bảng phụ tên các từ khóa có liên quan đến chủ đề Liên hợp quốc.

+ Sau 3 phút, đội nào có nhiều từ khóa đúng và chính xác hơn, đó là đội chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tham gia tích cực vào trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt đọc đáp án.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Một số từ khóa có liên quan đến chủ đề Liên hợp quốc.

- GV tuyên bố đội thắng cuộc.

1. Tổ chức toàn cầu lớn nhất thế giới.

2. Tổ chức liên chính phủ. 

3. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. 

4. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

5. Thực hiện hợp tác quốc tế.

6. Trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế hướng đến các mục tiêu chung.

7. 196 thành viên.

8. Thành lập ngày 24/10/1945.

9. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO).

10. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

11. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

12. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).

13. Thành phố Niu Oóc.

14. 6 ngôn ngữ chính thức.

15. Hội đồng Bảo an

16. Tòa án Công lý Quốc tế.

….

 

- GV tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới. Từ khi thành lập đến nay, tổ chức này đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế; thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế; đảm bảo quyền con người và phát triển văn hóa, xã hội ở các quốc gia. Vậy tổ chức này được thành lập trong bối cảnh nào? Nguyên tắc hoạt động như thế nào? Vai trò của tổ chức trong thực tiễn lịch sử ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Liên hợp quốc. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được bối cảnh lịch và quá trình hình thành Liên hợp quốc.

- Trình bày được mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, làm việc nhóm, khai thác Hình 2 – Hình 5, Tư liệu 1, mục Em có biết và trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc.

- Hãy trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bối cảnh lịch sử, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành

Nhiệm vụ 1.1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 1a (Bối cảnh lịch sử) SGK tr.7.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh mắt hơn, trình chiếu nhiệm vụ trên bảng lớp và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Sử dụng thông tin SGK và hoàn thành bảng dưới đây.

TRÒ CHƠI: AI NHANH MẮT HƠN

BỐI CẢNH LỊCH SỬ 

THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trả lời

- Vào giai đoạn cuối của …(1)…, tình hình thế giới của những chuyển biến quan trọng.

+ Ưu thế trên chiến trường thuộc về phe …(2)…

+ Việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh trở nên cấp bách. 

+ Ý tưởng về một tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc …(3)…càng rõ nét. 

- Trong bối cảnh đó, các nước …(4)…, …(5)…, Anh triển khai các hoạt động thành lập Liên hợp quốc. 

Hướng dẫn

Lựa chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống (…) trong đoạn thông tin cho phù hợp với nội dung về bối cảnh lịch sử thành lập Liên hợp quốc.

Đồng minh chống phát xít

Mỹ

Chiến tranh thế giới thứ hai

duy trì hoà bình thế giới

Liên Xô

 

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng hợp bảng mẫu đã hoàn thành và trả lời câu hỏi: Nêu bối cảnh lịch sử thành lập Liên hợp quốc. 

- GV hướng dẫn HS đọc thêm mục Em có biết SGK tr.7 để nắm được tiền thân của Liên hợp quốc là Hội Quốc liên. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1a, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời lần lượt 5 HS điền từ/cụm từ vào bảng mẫu:

1. Chiến tranh thế giới thứ hai

2. Đồng minh chống phát xít

3. duy trì hoà bình thế giới

4. Liên Xô (Mỹ)

5. (Mỹ) Liên Xô

 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu bối cảnh lịch sử thành lập Liên hợp quốc.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đồng minh nhận thấy sự cần thiết phải xác lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và trật tự thế giới. Điều này cũng phù hợp với khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 1.2. Tìm hiểu quá trình hình thành

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: 

Khai thác Hình 2 – 3, thông tin mục 1b SGK tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Nêu quá trình hình thành Liên hợp quốc.

Hình 2. Lễ kí Hiến chương Liên hợp quốc 

tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô

Hình 3. Trụ sở Liên hợp quốc tại thành phố

Niu Oóc (Mỹ) ngày nay

- GV khuyến khích các nhóm trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy. 

GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về quá trình hình thành (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.2).

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.8 để nắm được 24/10 là Ngày liên hợp quốc.

Khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhân dịp 

Kỉ niệm 50 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc (1995)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu quá trình hình thành Liên hợp quốc.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Quá trình hình thành Liên hợp quốc kéo dài từ năm 1941 đến 1945, trải qua nhiều sự kiện, gắn với vai trò quan trọng của Chính phủ Liên Xô, Mỹ, Anh.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc

a. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành

* Bối cảnh lịch sử:

- Tình hình sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Ưu thế trên chiến trường thuộc về phe Đồng minh. 

+ Việc tổ chức lại thế giới trở nên cấp bách.

→ Cần có một tổ chức quốc tế có vai trò trong duy trì hòa bình thế giới.

- Liên Xô, Mỹ, Anh triển khai các hoạt động, thành lập Liên hợp quốc. 

* Quá trình hình thành

- 1/1/1942: Đại diện 26 nước chống phát xít kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc.

Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi toàn thế giới.

- Từ 1943: các nước thoả thuận một số điểm cơ bản về cơ cấu Liên hợp quốc, Đại hội đồng,…

- Cuối 1943: Hội nghị ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ, Anh họp (Mát-xcơ-va) khẳng định quyết tâm thành lập Liên hợp quốc.

- Năm 1945:

+ Tháng 2/1945: Hội nghị tổ chức ở I-an-ta, thành lập Liên hợp quốc, thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.  

+ 25/4/1945 – 26/6/1945: Hội nghị (50 nước) tổ chức ở Xan Phran-xi-xcô, thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.

- 24/10/1945: Quốc hội các nước phê chuẩn, Hiến chương có hiệu lực.

Liên hợp quốc chính thức thành lập. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu 1: 

Trong hai ngày 1/1 và 2/1/1942, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), đại diện các nước Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và 22 nước khác đã kí bản Tuyên bố Liên hợp quốc (Declaration by United Nations), cam kết cùng chống lại phát xít. Trong bản tuyên bố này, lần đầu tiên tên gọi “Liên hợp quốc” (United Nations, đề xuất của Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven) được sử dụng chính thức.

Ngày 1/1/1942, 26 nước Đồng Minh kí Tuyên bố Liên hợp quốc

Tư liệu 2:

Cờ của Liên hợp quốc được thông qua ngày 7/12/1946, có biểu tượng màu trắng trên nền màu xanh. Màu xanh tượng trưng cho tinh thần hướng đến một thế giới yên bình. Biểu tượng được thiết kế trên lá cờ là một bản đồ thế giới, lấy điểm bắt đầu ở Bắc Cực kéo dài đến 60 độ vĩ nam và bao gồm năm vòng tròn đồng tâm, được bao quanh bởi hai nhánh ô-liu biểu tượng của hòa bình. 

Quốc kì Liên hợp quốc

Tư liệu 3:

Video quá trình hình thành Liên hợp quốc:

https://www.youtube.com/watch?v=2TSq3w73a40

Video Hiến chương Liên hợp quốc 1945:

https://www.youtube.com/watch?v=SMtCHB7WpTM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4 – 5, Tư liệu 1 – 2, thông tin mục 1b SGK tr.8, 9.

- GV tổ chức nhanh cho HS chơi trò chơi Đi tìm từ khóa: Tìm những cụm từ thể hiện mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.

Gợi ý:

Mục tiêu: duy trì hòa bình; an ninh quốc tế; thúc đẩy quan hệ hữu nghị; thúc đẩy hợp tác; trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế;…

Nguyên tắc hoạt động: bình đẳng; tôn trọng; từ bỏ đe dọa bằng vũ lực; giải quyết các tranh chấp; hòa bình;…

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, tổng kết các từ khóa và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS tìm hiểu thêm thông tin trên internet và trả lời câu hỏi: Cho biết những hoạt động của Việt Nam nhằm tham gia giữ gìn hòa bình thế giới với cương vị là một thành viên của Liên hợp quốc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt nêu mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.

- GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Một số hoạt động của Việt Nam nhằm tham gia giữ gìn hòa bình thế giới:

+ T5/2022, cử Đội công binh (184 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, gần 2 000 tấn trang thiết bị) sang Phái bộ An ninh lâm thời của Liên hợp quốc ở khu vực Abyei (UNISFA).

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Việt Nam lên đường thực hiện nhiệm vụ của Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA

Đội danh dự của Việt Nam tại Abyei

+ Tháng 10/2018: Bệnh viện dã chiến cấp 2 (63 cán bộ, nhân viên) lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Nam Sudan.

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng (giữa) và các sĩ quan tại lễ xuất quân  Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 

lên đường làm nhiệm vụ tại Nam Sudan

https://www.youtube.com/watch?v=NRVQL8OD_MU

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Toàn bộ các hoạt động của Liên hợp quốc từ khi thành lập đến nay được thực hiện dựa trên cơ sở những mục tiêu và nguyên tắc hoạt động do Hiến chương quy định. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

b. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động

* Mục tiêu

- Duy trì hoà bình, an ninh quốc tế.

- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự quyết, củng cố hoà bình thế giới).

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế, đảm bảo quyền con người, quyền tự do, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ.

- Liên hợp quốc là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế.

* Nguyên tắc hoạt động:

- Bình đẳng về chủ quyển quốc gia.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia.

- Từ bỏ đe dọa bằng vũ lực/sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.

- Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.

Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của Liên hợp quốc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.

- Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong việc thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân.

- Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 6 – 9, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.9 – 12, hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu vai trò của Liên hợp.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về vai trò của Liên hợp quốc. 

d. Tổ chức thực hiện:

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề thi giữa học kì 1 với ma trận, than điểm...
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay