Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Giáo án bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, 

CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ 

TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM 

(TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

BÀI 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

 (2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

  • Phân tích được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm, khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử về Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945; Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945; Phân tích được ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Rút ra được ý nghĩa và bài học lịch sử từ Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.

  • Chăm chỉ: thực hiện tốt các công việc cá nhân và nhóm trong quá trình học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Lược đồ diễn biến về Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu, bài hát,…như: đoạn trích của bộ phim điện ảnh Sao tháng Tám hoặc bộ phim tư liệu Ngày Độc lập 2/9/1945.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- HS hình dung được một cách khái quát các nội dung cơ bản liên quan đến bài học lịch sử (như bối cảnh lịch sử, diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945). 

- Tạo tâm thế, kích thích được sự hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, định hướng nhiệm vụ cho HS trong bài học mới.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập đối với lịch sử dân tộc. 

c. Sản phẩm: Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập đối với lịch sử dân tộc. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) kết hợp dẫn dắt: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

https://www.youtube.com/watch?v=SCPphVYDPDk

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập đối với lịch sử dân tộc. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem hình ảnh, video, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập đối với lịch sử dân tộc. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập đối với lịch sử dân tộc: Là bản “Thiên cổ hùng văn” về quyền con người, quyền dân tộc cơ bản của các dân tộc trên thế giới, khẳng định quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của nhân dân ta là quyền độc lập, tự do; là khát vọng và tinh thần đấu tranh kiên cường để giữ vững nền tự do độc lập.

+ Tạo ra thế và lực để cách mạng Việt Nam vững bước tiến lên, giành được những thắng lợi lịch sử mang tầm thời đại.

+ Khẳng định rõ vai trò, sức mạnh của khối toàn dân đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do; là thành quả, sự hi sinh, sức mạnh của toàn thể nhân dân.

+ Trực tiếp tạo ra chỗ dựa đáng tin cậy cho cuộc cách mạng của nhân dân Lào và Cam-pu-chia, góp phần làm thay đổi cục diện chính trị ở Ðông Nam Á.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám với việc ra đời bản Tuyên ngôn Ðộc lập ngày 2/9/1945 đã tạo ra thế và lực mới để cách mạng Việt Nam vững bước tiến lên, giành được những thắng lợi lịch sử mang tầm thời đại. Vậy, Cách mạng tháng Tám đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào, diễn biến ra sao? Vì sao nói “Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc”? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày khái quát được bối cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác Hình 2, mục 1 SGK tr.32 và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bối cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp xem đoạn video về thời cơ trong Cách mạng tháng Tám.

Video: Ngày này năm xưa - Nhật đầu hàng đồng minh và thời cơ của cách mạng tháng Tám.

https://www.youtube.com/watch?v=N5lceZLpyiY

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Hãy ghi lại những thông tin cho biết bối cảnh, thời cơ dẫn đến Cách mạng tháng Tám.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 2, mục 1 SGK tr.32 kết hợp với đoạn video vừa khai thác và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

Hình 2. Di tích Đình Tân Trào 

– nơi diễn ra Đại hội Quốc dân (1945)

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Tại sao khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện chính là thời cơ cho Tổng khởi nghĩa giàng chính quyền?

+ Theo em, sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh trong xác định thời cơ và quyết định phát động tổng khởi nghĩa thế hiện qua những sự kiện nào?

+ Em có suy nghĩ gì về chủ trương của Đảng?

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về bối cảnh lịch sử của cách mạng tháng Tám năm 1945 (đính kèm phía dưới Hoạt động 1). 

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS sử dụng phương tiện kết nối internet và tìm hiểu về bài ca Mười chính sách của Việt Minh (Nguyễn Ái Quốc): Để tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Việt Minh nhằm thu hút đông đảo sự ủng hộ của các tầng lớp, đồng bào các dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã tác bài diễn ca bằng thể thơ lục bát dễ nhớ, dễ thuộc và dễ truyền tụng trong quần chúng nhân dân. 

“Việt Nam độc lập đồng minh

Có bản Chương trình đánh Nhật, đánh Tây.

Quyết làm cho nước non nay,

Cờ treo độc lập, nên xây bình quyền:

Làm cho con cháu Rồng, Tiên,

Dân ta giữ lấy lợi quyền của ta.

Có mười chính sách bày ra,

Một là ích nước, hai là lợi dân…”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi khai thác đoạn video:

Những thông tin trong đoạn video cho biết bối cảnh, thời cơ dẫn đến Cách mạng tháng Tám: Phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện quân Đồng minh Mỹ, Anh, Liên Xô, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.

→ Là thời cơ của cách mạng Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã đồng loạt đứng lên giành chính quyền trên cả nước, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu khái quát bối cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: “Thời cơ ngàn năm có một” đã xuất hiện. Thời cơ xuất hiện khi có sự kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan, trong đó có điều kiện chủ quan (sự chuẩn bị của toàn Đảng, toàn dân) là nhân tố quyết định thắng lợi.

- GV chuyển sang nội dung mới.  

1. Bối cảnh lịch sử

- Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

+ Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang.

→ Điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa.

- Trong nước:

+ Từ T3 – T8/1945: cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra trong cả nước.

→ Chuẩn bị lực lượng, tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng tổng khởi nghĩa. 

+ Ngày 13/8/1945: Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

→ Ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa cả nước. 

+ Ngày 14, 15/8/1945: Hội nghị toàn quốc của Đảng (Tân Trào), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa.

+ Ngày 16, 17/8/1945: Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào.

→ Cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (Hồ Chí Minh làm Chủ tịch).

Tư liệu 1: 

Video: Cao trào kháng Nhật, cứu nước

Video: Khoảnh khắc và sự kiện. Ngày 13/8/1945: Lệnh tổng khởi nghĩa toàn quốc.

https://www.youtube.com/watch?v=on0gC2zunF0 (Từ đầu đến 0p49s). 

Tư liệu 2: 

     Ngày 16/8/1945, tại ngôi đình ở Tân Trào, Đại hội Quốc dân gồm 60 đại biểu thuộc nhiều tầng lớp xã hội tiêu biểu, từ nhiều địa phương trong cả nước dự, đã bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

     Ngay sau ngày Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (15/8/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết một bức thư gửi Trung úy Giôn trong cơ quan tình báo của Mỹ (OSS) để chuyển thông điệp: “Ủy ban Dân tộc giải phóng của Mặt trận Việt Minh yêu cầu nhà cầm quyền Hoa Kỳ thông báo cho Liên hợp quốc rằng: Chúng tôi đã đứng về phía Liên hợp quốc chống lại bọn Nhật. Nay bọn Nhật đã đầu hàng. Chúng tôi yêu cầu Liên hợp quốc thực hiện lời hứa long trọng của mình là tất cả các dân tộc đều được hưởng dân chủ và độc lập. Nếu Liên hợp quốc nuốt lời hứa long trọng này và không thực hiện lời hứa long cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập thì chúng tôi sẽ cương quyết chiến đấu cho đến khi giành được nền độc lập hoàn toàn”.

(Theo Ngày 16/8/1945: Quốc dân Đại hội Tân Trào, tiền thân của Quốc hội Việt Nam đã được triệu tập tại Tân Trào, Báo Quân đội Nhân dân, ngày 16/8/2022)

Tranh vẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì 

Đại hội Quốc dân tại đình Tân Trào (Tuyên Quang)

Video: Quốc dân Đại hội Tân Trào - Mốc son của Cách mạng Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=32tXt4Tfsm0

Hoạt động 2. Tìm hiểu về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được diễn biến chính của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 3, 4, Tư liệu, thông tin mục 2 SGK tr.32, 34 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Đến giữa T8/1945, khí thế cách mạng đã sục sôi trong cả nước. Từ ngày 14/8, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa. Vậy Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra như thế nào?

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 3, 4, Tư liệu, thông tin mục 2 SGK tr.32, 34 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

1. Diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Thời gian

Diễn biến chính

 

 

 

 

 

Hình 3. Nhân dân Hà Nội chiếm Phủ Khâm sai (19/8/1945)

Hình 4. Nhân dân Sài Gòn mít tinh mừng

khởi nghĩa giành thắng lợi (15/8/1945)

2. Khai thác Tư liệu SGK tr.34 và thực hiện nhiệm vụ

- Tìm những từ, cụm từ thể hiện không khí phấn khởi và tự hào trong ngày 2/9/1945.

………………………………………………………

- Nêu nội dung chính của đoạn tư liệu. Qua đó, em rút ra được điều gì?

………………………………………………………

TƯ LIỆU 1: Mới từ 12 giờ trưa, những nẻo đường dẫn vào vườn hoa Ba Đình , nơi được chọn để cử hành lễ ngày độc lập đã thấy cuồn cuộn những dòng người chảy đến. Đủ mặt các giới, đủ mặt các đoàn thể… Tất cả, hôm đó, đều không còn giữ sự phân biệt của mọi ngày thường về đẳng cấp, về tín ngưỡng, về nam nữ, về thế hệ,…Đến đây, ai cũng chỉ còn là người dân Việt Nam giữa những người dân Việt Nam khác đi nhận lời tuyên bố chính thức về nền độc lập của nước nhà…”.

(Báo Cứu quốc số 36, ngày 5/9/1945)

 

- GV khuyến khích HS kết hợp trình bày diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên lược đồ treo tường. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 (đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái” – trả lời câu hỏi mở rộng về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 1: Em có nhận xét gì lực lượng tham gia, diễn biến của cuộc khởi nghĩa?

Câu 2: Em có nhận xét gì vai trò của đấu tranh ngoại giao trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?

- Kết thúc trò chơi, GV cho HS xem:

+ Video Tổng khởi nghĩa, đánh chiếm Bắc Bộ Phủ (Trích phim - Trích đoạn bộ phim Sao tháng Tám.

https://www.youtube.com/watch?v=MStm5U7xEZI

+ Phim tư liệu Ngày độc lập 2/9/1945:

https://www.youtube.com/watch?v=xhvtMahfCjw

(Từ 4p50 đến 11p52).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt trình bày về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 theo Phiếu học tập số 1. 

- GV yêu mời một số HS xung phong, trả lời câu hỏi trò chơi:

Câu 1: 

+ Lực lượng tham gia: toàn dân xuống đường, lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang (lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu).

+ Diễn biến: Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi nhanh chóng, chỉ (trong 15 ngày). Trong đó, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi trong cả nước. 

Câu 2

Vai trò của đấu tranh ngoại giao trong Cách mạng tháng Tám năm 1945: Trong Tổng khởi nghĩa, lực lượng cách mạng đã khéo léo, linh hoạt sử dụng hình thức đấu tranh ngoại giao (tạo ra áp lực, khôn khéo vận động để quân Nhật ở Hà Nội, các địa phương phải án binh bất động, không can thiệp vào tiến trình khởi nghĩa).

→ Khởi nghĩa diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi nhanh chóng, chỉ (trong 15 ngày). Trong đó, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi trong cả nước. 

+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

- GV chuyển sang nội dung mới.  

2. Diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Kết quả Phiếu học tập số 1 về diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. 

 

 

Tư liệu 3: 

     “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

……………

     Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh và Hồ Chí Minh, lực lượng cách mạng đã không ngừng lớn mạnh, cao trào kháng Nhật cứu nước đã phát triển mạnh mẽ, nhất là sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp dẫn đến sự thất bại của quân đội Nhật. Thực hiện lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đã viết thư kêu gọi quân và dân cả nước tiến hành Tổng 

Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi 

đồng bào cả nước được truyền đi

 khắp nơi trước ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1945)

khởi nghĩa để giành chính quyền. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, quân và dân cả nước đã đồng loạt biểu tình, đánh chiếm các công sở của địch và giành thắng lợi, đến cuối tháng 8 - 1945, chính quyền cách mạng được thành lập trong cả nước, ngày 02 – 9–1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

(Theo Ngày 18/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa”,  Báo Quân đội Nhân dân, ngày 18/08/2022)

Tư liệu 4: 

 

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh

 thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, 

tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Video: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945.

https://www.youtube.com/watch?v=SCPphVYDPDk

Video: Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn Độc lập.

https://www.youtube.com/watch?v=jltfyPRCMZw

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

1. Diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Thời gian

Diễn biến chính

Tại Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi

Chiều 16/8/1945

Đơn vị giải phóng quân (Võ Nguyên Giáp) chỉ huy từ Tân Trào giải phóng Thái Nguyễn, mở đường tiến về Hà Nội.

Ngày 18/8/1945

Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương,….giành được chính quyền ở tỉnh lị.

Tại Hà Nội

Ngày 19/8/1945

Quần chúng cách mạng, các đội tự vệ chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện,…

→ Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Tại Huế

Ngày 23/8/1945

Quần chúng biểu tình thị uy, chiếm công sở, giành chính quyền về tay nhân dân. 

Tại Sài Gòn

Ngày 25/8/1945

- Nhân dân chiếm các cơ quan đầu não của chính quyền cũ: Sở Mật thám, Sở Cảnh sát,…; tham gia cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức.

- Chính quyền cách mạng ra mặt nhân dân.

→ Khởi nghĩa giành thắng lợi.

Tại Đồng Nai Thượng, Hà Tiên

Ngày 28/8/1945

- Các địa phương khác trong cả nước (rừng núi, nông thôn, thành thị) nối tiếp khởi nghĩa.

- Đồng Nai Thượng, Hà Tiên là 2 địa phương cuối cùng giành chính quyền.

- Ngày 30/8/1945: vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.

- Ngày 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với toàn nhân dân, thế giới sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

2. Khai thác Tư liệu SGK tr.34 và thực hiện nhiệm vụ

- Những từ, cụm từ thể hiện không khí phấn khởi và tự hào trong ngày 2/9/1945:

Cuồn cuộn những dòng người; đủ mặt các giới, các đoàn thể; tất cả đều không còn giữ sự phân biệt của mọi ngày thường về đẳng cấp, về tín ngưỡng, về nam nữ, về thế hệ,… người dân Việt Nam giữa những người dân Việt Nam khác đi nhận lời tuyên bố chính thức về nền độc lập của nước nhà.

- Nội dung chính của đoạn tư liệu: niềm vui của tất cả người dân khi khát vọng về quyền được hưởng tự do và độc lập của nước Việt Nam trở thành hiện thực.

→ Thành quả lớn nhất mà nhân dân được hưởng là: từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. 

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay