Giáo án toán 3 kết nối tri thức bài 33: Nhiệt độ. đơn vị đo nhiệt độ (1 tiết)
Giáo án bài 33: Nhiệt độ. đơn vị đo nhiệt độ (1 tiết) sách toán 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của toán 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án toán 3 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án toán 3 kết nối tri thức bài 33: Nhiệt độ. đơn vị đo nhiệt độ (1 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 33: NHIỆT ĐỘ. ĐƠN VỊ ĐO NHIỆT ĐỘ
(1 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức, kĩ năng: Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết và cảm nhận được nóng hơn, lạnh hơn từ đó bước đầu làm quen biểu tượng nhiệt độ.
- Nhận biết được đơn vị đo nhiệt độ (C). Đọc, viết được đơn vị nhiệt độ (C).
- Nhận biết và bước đầu làm quen, sử dụng được nhiệt kế đo nhiệt độ không khí, nhiệt kế đo thân nhiệt.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
Qua các hoạt động quan sát thời tiết (đọc bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ không khí), qua hoạt động theo dõi nhiệt độ cơ thể (lúc bình thường, lúc sốt nóng…), HS phát triển năng lực quan sát, tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề thực tế. Biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ cơ thể lúc bình thường, lúc sốt nóng…
- Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Phích nước nóng, chai nước lọc, cốc, nước đá...
- Nhiệt kế treo tường đo nhiệt độ không khí, nhiệt kế đo thân nhiệt.
- Đối với học sinh
- SHS Toán 3 KNTT.
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS, từng bước đi vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu video dự báo thời tiết để HS theo dõi và đặt câu hỏi: "Trong bản tin thời tiết các em vừa được xem, có hiển thị các con số như 35 - 36C, 19C - 25C.... Em có biết các con số này có ý nghĩa gì không?" https://www.youtube.com/watch?v=8pC8E4wvizM (từ 1:40 - 2:34) - GV dẫn dắt giới thiệu bài mới: "Hai bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu đơn vị đo khối lượng (gam) và đơn vị đo dung tích (mi-li-lít). Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ khám phá đơn vị đo nhiệt độ (C) - Bài 33: Nhiệt độ. Đơn vị đo nhiệt độ". (GV đọc và viết) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: HS nhận biết được đơn vị đo nhiệt độ (C), biết đọc, viết tắt đơn vị đo nhiệt độ. b. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh mô tả hoặc có thể làm thí nghiệm như sau: + Lấy ba cốc A, B, C cùng đựng cốc nước lọc để nguội. Đổ nước nóng từ phích vào cốc A và cho mấy viên đá vào cốc C (cốc B để nguyên nước nguội), rồi hỏi HS: "Cốc nước nào nóng hơn cốc nước nào?" và "Cốc nước nào lạnh hơn cốc nước nào?" + GV cho HS sờ bàn tay trực tiếp vào mỗi cốc để cảm nhận sự nóng, lạnh rồi trả lời. - GV cho HS nhận xét rồi chốt lại: "Cốc nước A nóng hơn cốc nước B. Cốc nước C lạnh hơn cốc nước B". - GV nêu ví dụ để HS biết cách đọc và cách viết nhiệt độ theo độ C: Theo một bản tin thời tiết, nhiệt độ không khí về đêm ở Hà Nội là 10 độ C. - GV hướng dẫn HS: 10 độ C viết là: 10C; đọc là mười độ xê. - GV giới thiệu trong thực tế, ta có thể viết 10C gọn là 10. - GV đọc các số nhiệt độ khác, yêu cầu HS viết số đo vào bảng con. Ví dụ: bốn mươi độ xê, hai mươi mốt độ xê, bảy độ xê,... - GV có thể giới thiệu thêm cho HS cái nhiệt kế (thường treo ở tường để đo nhiệt độ không khí), GV mô tả các vạch ghi số đo nhiệt độ C, ngấn thủy ngân ứng với số đo nhiệt độ tương ứng...). - GV giới thiệu cách đo và đọc số đo nhiệt độ trên nhiệt kế. II. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: HS thực hành nhận biết, đọc và biết đơn vị nhiệt độ (C), thực hiện phép tính với đơn vị nhiệt độ. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Sử dụng nhiệt đo nhiệt độ không khí a) Ví dụ: Đọc trên thang đo của nhiệt kế, mức thủy ngân ở vạch 30 chỉ nhiệt độ không khí ở Hà Nội là 30C. b) Ví dụ: Bảng sau đây cho biết nhiệt độ không khí vào buổi sáng trong một ngày ở ba địa phương: Nhìn vào bảng, em cho biết: ● Nhiệt độ không khí ở Hà Nội và ở Lào Cai, nơi nào cao hơn? ● Nhiệt độ không khí ở Sa Pa và ở Lào Cai, nơi nào thấp hơn? - GV gọi một số HS đứng dậy trình bày kết quả. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể a) Ví dụ: Đọc trên thang đo của nhiệt kế, mức thủy ngân ở vạch 37 chỉ nhiệt độ cơ thể là 37C. b) Số? Dựa vào kết quả đo nhiệt độ của các bạn mà bác sĩ đã nêu (như hình vẽ): Nhiệt độ cơ thể của Việt là ? C Nhiệt độ cơ thể của Nam là ? C
- GV gọi một số HS đứng dậy trình bày kết quả. - GV nhận xét, chữa bài.
|
- HS chú ý theo dõi clip. - HS trả lời: Các con số này thể hiện nhiệt độ, cho biết thời tiết địa phương nóng, lạnh hay mát mẻ.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- HS chú ý quan sát GV làm thí nghiệm.
- HS trả lời: + Nước ở cốc A nóng hơn nước ở cốc B. + Nước ở cốc C lạnh hơn nước ở cốc A. - HS lắng nghe ví dụ.
- HS chú ý lắng nghe, ghi bài. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS viết vào bảng con: 40C, 21C, 7C - HS quan sát GV mô tả nhiệt kế.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc thầm yêu cầu đề bài. - HS thực hiện. - Kết quả: Nhiệt độ không khí ở Hà Nội và ở Lào Cai, Hà Nội cao hơn. Nhiệt độ không khí ở Sa Pa và ở Lào Cai, Sa Pa thấp hơn.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)