Giáo án toán 3 kết nối bài 1: Ôn tập các số đến 1000
Giáo án bài 1: Ôn tập các số đến 1000 sách toán 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của toán 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án toán 3 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án toán 3 kết nối bài 1: Ôn tập các số đến 1000
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1000
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 1000 (ôn tập).
- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có ba chữ số, viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (ôn tập).
- Nhận biết được ba số tự nhiên liên tiếp (bổ sung)
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
Năng lực riêng:
- Thông qua hoạt động hỏi – đáp, phân tích các tình huống, giả thiết, kết luận của bài toán, hoặc từ kiến thức đã học để hình thành kiến thức mới, HS được rèn luyện khả năng lập luận, tư duy toán học, khả năng giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học,..
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Toán 3 KNTT
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1: LUYỆN TẬP | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV gọi 3 HS bất kì, yêu cầu mỗi HS thực hiện các nhiệm vụ sau: + HS1: Đếm các số từ 1 đến 10. + HS2: Đếm theo chục các số từ 10 đến 100. + HS3: Đếm theo trăm các số từ 100 đến 1000. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi lấy ví dụ về số có ba chữ số và phân tích cấu tạo số của số đó. - GV nhận xét, đánh giá kết quả của các cặp đôi, trên cơ sở đó dẫn dắt HS ôn tập lại kiến thức qua các bài tập trong bài học ngày hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG BÀI HỌC - LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS hiểu được mối quan hệ giữa các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Ôn tập, củng cố kiến thức về đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 1000. - Về cấu tạo, phân tích số có ba chữ số, viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục và đơn vị (và ngược lại) - Bổ sung kiến thức mới về ba số liên tiếp (dựa vào số liền trước, số liền sau trên tia số đã học). Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hàng b. Cách thức thực hiện - GV chia lớp thành các nhóm 4 người tìm hiểu mối quan hệ giữa nghìn – trăm – chục bằng cách thực hiện yêu cầu sau: + Đếm theo đơn vị: Đếm 10 khối lập phương - gắn vào tạo thành 1 chục rồi nói: 10 đơn vị bằng 1 chục và viết vào bảng con: 10 đơn vị = 1 chục. + Đếm theo chục: đếm thanh 10 chục – gắn vào tạo thành 1 thẻ trăm rồi nói: 10 chục bằng 1 trăm và viết vào bảng con: 10 chục = 1 trăm. + Đếm theo trăm: đếm 10 thẻ trăm – gắn vào tạo thành 1 khối nghìn rồi nói: 10 trăm bằng 1 nghìn và viết vào bảng con: 10 trăm = 1 nghìn. - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hướng dẫn cho các nhóm chưa rõ yêu cầu. - GV gọi HS đứng dậy thực hiện, đánh giá, nhận xét. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT1+ BT2: Giá trị của các chữ số trong một số Bài tập 1. Nêu số và cách đọc số. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong bảng BT1 - tr6 (hoặc GV gắn 1 thẻ 100, gắn 3 thẻ 10 và gắn 4 thẻ 1 lên bảng lớp) và phân tích mẫu cho HS hàng đầu tiên: "Đây là số có ba chữ số. Chữ số 1 ở cột trăm có giá trị là 100, chữ số 3 ở cột chục có giá trị là 30, chữ số 4 ở cột đơn vị có giá trị là 4. Vậy ta viết được số 134, đọc là: một trăm ba mươi tư. - GV cho HS quan sát các hàng còn lại và yêu cầu HS tự viết, đọc được số từ cấu tạo thập phân của số (theo số trăm, số chục, số đơn vị ở hình vẽ). - GV cho HS hoạt động cặp đôi nói cho nhau nghe kết quả bảng của mình, để kiểm tra chéo đáp án. - GV quan sát quá trình HS làm bài và trao đổi. - GV gọi từng cá nhân HS đọc kết quả từng hàng. - GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng. - GV thay đổi số các bảng ô vuông, các bó chục que tính, que tính lẻ để HS đọc, viết số tương ứng. Bài tập 2. Số - GV cho HS đọc, tìm hiểu đề BT2 (SGK -tr6) ( Dựa vào hình ảnh minh họa rùa và thỏ, GV kể chuyện gây hứng thú khi HS làm bài: Ở một khu vườn nọ, có 4 cặp đôi rùa và thỏ được kết nối với nhau bởi các sợi dây liên kết tương ứng, chú thỏ rất muốn làm quen với chú rùa, chú rùa cũng vậy. Nhưng chú rùa muốn thử thách độ thông minh của thỏ bằng cách chú rùa nêu giá trị các chữ số của một số. Nhiệm vụ của chú thỏ phải đoán ra được đúng số có giá trị các chữ số mà chú rùa đã nêu. Có một thú thỏ rất nhanh đã đoán được ra đúng số. Em hãy giúp 3 chú thỏ còn lại để các chú thỏ bầu bạn với chú rùa nhé!). - GV yêu cầu HS viết (tìm, nêu) được các số ứng với cấu tạo thập phân của mỗi số đó để hoàn thành BT2 (SGK-tr6) - GV cho HS thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe đáp án của mình (Hai HS thay phiên đọc nội dung khung Rùa và Thỏ). - GV cho lớp chữa bài, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai dễ mắc.
Nhiệm vụ 3. Hoàn thành BT3: Thực hành nêu giá trị các chữ số của một số - GV cho HS đọc yêu cầu và hoạt động nhóm 4: + Câu a: Yêu cầu HS nhận biết cấu tạo thập phân của số có ba chữ số (biết số gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị), rồi nêu (viết) số thích hợp ở ô có dấu "?"). + Câu b: Yêu cầu HS biết phân tích số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục và đơn vị. GV phân tích ví dụ mẫu: "385 gồm 3 trăm, 8 chục và 5 đơn vị nên 385 = 300 + 80 + 5." - GV quan sát quá trình HS làm bài. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày (câu a: mỗi nhóm/ hàng; câu b: mỗi nhóm/ số): - GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng
Nhiệm vụ 4. Hoàn thành BT4 + BT5: Sắp xếp các số theo thứ tự Bài tập 4. Số: - GV yêu cầu HS quan sát bảng BT4, đọc, tìm hiểu, phân tích đề: nhận biết số liền trước, số liền sau (nêu, viết số thích hợp ở ô có dấu "?" trong bảng). - GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành vào vở. - GV gọi đại diện 5 HS trình bày câu trả lời: + Ở dòng 5, GV tách ra hai "nhịp" hỏi HS: · Biết số liền trước của số đã cho là 35, số đã cho là số nào? (36); · Biết số đã cho là 36, số liền sau của số 36 là số nào? (37) + Ở dòng 6: · Biết số liền sau của số đã cho là 326, số đã cho là số nào? (325); · Biết số đã cho là 325, số liền trước của số 325 là số nào? (324) - GV chữa, đánh giá và tuyên dương HS có câu trả lời đúng.
Bài tập 5. Số: - Câu a: GV hình thành kiến thức mới " thế nào là ba số liên tiếp". Yêu cầu HS nhận biết được ba số liên tiếp từ nhận biết số liền trước, số liền sau: + GV phân tích mẫu cho HS: "14 là số liền trước của 15; 16 là số liền sau của 15, ta có: 14, 15, 16 là ba số liên tiếp; hoặc 16, 15, 14 cũng là ba số liên tiếp". - Câu b: GV yêu cầu HS nêu (viết) được số ở ô có dấu "?" để được ba số liên tiếp. + Chẳng hạn: 210, 211, 212 hoặc 210, 209, 208. GV mở rộng bốn số 210, 211 212, 21 hoặc 210, 209, 208, 207 là các số liên tiếp. - GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi trình bày kết quả của mình. - GV đặt câu hỏi thêm: "Em hãy lấy thêm ví dụ về ba số tự nhiên liên tiếp?" - GV cho lớp nhận xét, chữa bài.
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS và rút kinh nghiệm đối với các HS chưa chú ý, chưa tích cực tham gia xây dựng bài. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các dạng bài tập về các số trong phạm vi 1000. + Đọc và xem trước các bài tập Tiết 2 - Luyện tập. |
- HS chú ý, thực hiện nhiệm vụ: + 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 + 10, 20, 30, 40, 50, ...100 + 100, 200, 300, 400,...1000. - HS hoạt động cặp đôi và trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- Các nhóm lắng nghe nhiệm vụ và thực hiện.
- HS đứng dậy thực hành trước lớp
- HS lắng nghe câu hỏi và ghi câu trả lời vào bảng
- HS tập trung lắng nghe và tiếp thu lời giảng.
- HS quan sát hình vẽ và thực hiện yêu cầu. - Hai bạn cùng bàn trao đổi kết quả và sửa sai cho nhau. - Kết quả:
- HS chú ý lắng nghe câu chuyện, quan sát SGK để tìm hiểu đề.
- HS đọc, suy nghĩ, thực hiện hoàn thành BT.
- HS trao đổi, thực hiện theo yêu cầu. - Kết quả: Số gồm 3 trăm, 2 chục và 6 đơn vị: 326 Số gồm 5 trăm 0 chục và 4 đơn vị: 504 Số gồm 7 trăm, 5 chục và 0 đơn vị: 750 Số gồm 9 trăm 9 chục và 9 đơn vị: 999
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm.
- HS có thể nhờ GV giải đáp thắc mắc (nếu chưa hiểu rõ yêu cầu) trong quá trình thảo luận, hoàn thành bài. - Đại diện nhóm trình bày câu trả lời - HS tập trung lắng nghe - Kết quả: a)
b) 538 = 500+ 30 + 8 444 = 400 + 40 + 4 307 = 300 + 7 640 = 600 +40
- HS chú ý lắng nghe, đọc, tìm hiểu để hiểu rõ yêu cầu đề và thực hiện nhiệm vụ. - HS thảo luận nhóm đôi, tìm ra đáp án. - HS giơ tay, phát biểu:
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- HS theo sát SGK, chú ý lắng nghe, tiếp nhận kiến thức về khái niệm ba số liên tiếp và thực hiện yêu cầu BT.
- HS trao đổi cặp đôi, nói cho nhau nghe đáp án của mình và sửa sai cho nhau. - HS lấy được ví dụ và giơ tay trình bày câu trả lời. - Kết quả: a) Số liền trước của số 19 là 18; số liền sau của 19 là 20 Ta có: 18, 19, 20 là ba số liên tiếp 20; 19; 18 là ba số liên tiếp b)
- HS chú ý lắng nghe, ôn tập lại và ghi nhớ kiến thức. - HS rút kinh nghiệm. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)