Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 14: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm

Giáo án Bài 14: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm sách Công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của CN chăn nuôi 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 14: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở GIA CẦM (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm.
  • Vận dụng được kiến thức về phòng, trị bệnh cho gia cầm vào thực tiễn.
  • Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi của GV.

Năng lực riêng:

  • Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm.
  • Vận dụng được kiến thức về phòng, trị bệnh cho gia cầm vào thực tiễn.
  • Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức phòng bệnh cho gia cầm, cho con người trong hoạt động chăn nuôi ở gia đình, địa phương.
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Công nghệ chăn nuôi 11.
  • Tranh, ảnh, video về hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở gia cầm.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK công nghệ 11 – Công nghệ chăn nuôi
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở gia cầm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu một số bệnh ở gia cầm.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Hãy kể tên một số bệnh ở gia cầm mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

Một số bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm, gà rù (Newcastle), tụ huyết trùng, thương hàn, đậu, giun đũa, sản dây, dịch tả vịt, lơ-cô, Marek, Gumboro, tiêu chảy,...

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 14 – Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về bệnh cúm gia cầm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện đặc trưng để nhận biết được con vật mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh cúm gia cầm.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr79,80 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về bệnh cúm gia cầm.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về: đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đặc điểm bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1.1 SGK tr79 và trả lời câu hỏi:

+ Căn cứ vào đâu để nhận biết được con vật mắc bệnh cúm gia cầm?

- GV chiếu hình ảnh một số biểu hiện điển hình của bệnh cúm gia cầm (hình 14.1) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr79)

+ Hãy chọn biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm gia cầm để đặt tên cho các ảnh trong hình 14.1.

- GV tổng kết về đặc điểm bệnh cúm gia cầm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

- GV hướng dẫn, quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

*Luyện tập (SGK – tr79)

Hình a – Mào sưng tích nước, đỏ sẫm;

Hình b – Da chân có xuất huyết đỏ.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

1. Bệnh cúm gia cầm

1.1. Đặc điểm bệnh

- Bệnh cúm gia cầm (cúm gà, cúm A/H5N1) là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia cầm. Các loài gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh, chết nhanh và với tỉ lệ chết rất cao 90 – 100%.

- Biểu hiện đặc trưng của bệnh:

+ Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày. Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi. Sau từ 1 đến 3 ngày thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở. Mào sưng tích nước, đỏ sẫm. Da chân có xuất huyết đỏ là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh.

+ Khi mổ khám có thể thấy xuất huyết tràn lan ở phổi, tim, gan, lách, thận và đường tiêu hoá. Chẩn đoán bệnh căn cứ vào các biểu hiện đặc trưng của bệnh và kết quả xét nghiệm chuyên sâu xác định mầm bệnh.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.2 SGK tr80 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu một số đặc điểm chính của mầm bệnh gây bệnh cúm gia cầm.

- GV kết luận về nguyên nhân gây bệnh cúm gia cầm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

+ Đặc điểm chính của mầm bệnh.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động tiếp theo.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

- Mầm bệnh là virus cúm nhóm A thuộc họ Orthomyxoviridae, có 2 kháng nguyên bề mặt là H (Haemagglutinin) và N (Neuraminidase).

- Mầm bệnh tồn tại vài tuần trong chất hữu cơ ở môi trường tự nhiên và bị diệt bởi các chất sát trùng thông thường.

- Mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi theo 2 đường chính là hô hấp và tiêu hoá.

 

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu về phòng và trị bệnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1.3 SGK tr80 và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu biện pháp phòng và trị bệnh cúm gia cầm.

- GV chiếu hình ảnh các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm (hình 14.2) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi Luyện tập (SGK – tr80)

+ Hãy phân tích ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm trong hình 14.2.

- GV kết luận về phòng và trị bệnh cúm gia cầm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận thông tin từ GV và thảo luận nội dung GV yêu cầu. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp về nội dung:

*Luyện tập (SGK – tr80):

(Đính kèm cuối hoạt động 1)

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung hoạt động 2.

1.3. Phòng và trị bệnh

- Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm. Khi nghi ngờ gia cầm bị bệnh cần:

(1) Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.

(2) Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển gia cầm từ nơi khác về.

(3) Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.

- Trả lời yêu câu luyện tập (SGK – tr80):

Ý nghĩa của các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm trong Hình 14.2:

+ Không ăn sản phẩm từ gia cầm chưa nấu chín: nhằm tránh bị lây nhiễm mầm bệnh (nếu có) trong sản phẩm bởi vì bệnh cúm gia cầm có thể lây sang người. Khi người bị nhiễm bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và thậm chí là tính mạng, bên cạnh đó còn làm cho mầm bệnh lây lan phát tán rộng, làm cho việc kiểm soát bệnh càng phức tạp hơn.

+ Bảo hộ lao động: nhằm tránh cho con người bị lây nhiễm mầm bệnh từ con vật và môi trường xung quanh.

+ Vaccine: Tiêm vaccine phòng bệnh giúp cơ thể con vật sản sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh.

+ Dinh dưỡng: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho con vật, nhờ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh nói chung trong đó có bệnh cúm gia cầm.

+ Vệ sinh: Đảm bảo tốt điều kiện vệ sinh (chuồng trại, thức ăn, nước uống,...) giúp giảm nguy cơ tồn tại, lây lan phát tán mầm bệnh, đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng cho con vật, nhờ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh nói chung trong đó có bệnh cúm gia cầm.

+ Không thả rông: nhằm tránh cho con vật bị nhiễm mầm bệnh từ môi trường và phát tán lây lan mầm bệnh ra môi trường trong trường hợp con vật đang có mang mầm bệnh.

+ Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm: nhằm tránh cho con vật bị nhiễm, lây lan, phát tán mầm bệnh bởi vì các loại gia cầm khác nhau (về giống, loài, lứa tuổi,...) thì có sức đề kháng khác nhau, bởi vậy có nguy cơ bị nhiễm và mang mầm bệnh khác nhau.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về bệnh cầu trùng gà

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện đặc trưng để nhận biết con vật mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng gà.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr81,82 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ thông qua hệ thống câu hỏi, hình thành kiến thức về bệnh cầu trùng gà.
  3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi thông qua đó nắm được các kiến thức về: đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng, trị bệnh.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 CÁNH DIỀU

CHUYÊN ĐỀ 1. CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

CHUYÊN ĐỀ 2. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC ĐỘNG VẬT CẢNH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. CHĂN NUÔI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

Chat hỗ trợ
Chat ngay