Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium

Giáo án Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium sách Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: AMMONIA VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT AMMONIUM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia.
  • Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia, giải thích được tính chất vật lí (tính tan) tính chất hoá học (tính base, tính khử). Viết được phương trình hoá học minh hoạ.
  • Vận dụng được kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phần ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber (Ha-bơ).
  • Trình bày được tính chất cơ bản: của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyển hóa thành ammonia trong kiểm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion ammonium trong dung dịch.
  • Trình bày được ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như: đạm, ammophos; sản xuất nitricacid, làm dung môi; ...); của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan như: phản đạm, phân ammophos,...
  • Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết được ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ vẻ tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về ammonia và một số hợp chất ammonium.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, làm việc nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập về ammonia và hợp chất ammonium.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
    • Mô tà được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia;
    • Giải thích được tính chất vật lí, tính chất hoá học dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia
    • Viết được phương trình hoá học minh họa;
    • Trình bày được tính chất cơ bản của muối ammonium và nhận biết được ammonium ion trong dung dịch.
  • Tìm hiểu thể giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Thực hiện được thí nghiệm nhận biết được ammonium ion trong phân đạm chứa ammonium ion.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
    • Vận dụng được kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng. enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber;
    • Trình bày được ứng dụng của ammonia, của ammonium nitrate và một sổ muối ammonium tan như: phản đạm, phân ammophos, ...
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Các phiếu học tập
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV thông báo cách thức tổ chức trò chơi:

- Có 7 câu hỏi, khi trả lời đúng các bạn sẽ nhận được 1 chữ cái trong từ khoá chủ đề (Từ khóa được tạo thành từ các chữ cái in đậm trong câu trả lời).

- HS sẽ xung phong chọn câu hỏi để trả lời.

GV chiếu câu hỏi và đáp án tương ứng của từng câu.

Ô chữ bí mật

Câu 1: Dung dịch base làm quỳ tím chuyển thành màu gì?

Câu 2: So sánh khả năng phản ứng của N2 ở nhiệt độ cao và ở nhiệt độ thường?

Câu 3: Trong phản ứng:  N2 + 6Li → 2Li3N, nitrogen thể hiện tính chất gì?

Câu 4: Phản ứng điều chế nitrogen trong phòng thí nghiệm thuộc loại phản ứng gì?

Câu 5: Nitrogen tác dụng với oxygen ở 3000oC tạo ra hợp chất có tên là gì?

Câu 6: Yếu tố nào khi sử dụng không làm cho cân bằng của phản ứng giữa nitrogen và hydrogen chuyển dịch mà chỉ làm tăng tốc độ phản ứng?

Câu 7: Phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng là phương pháp điều chế nitrogen ở đâu?

Kết quả từ khóa là:………………

(gợi ý: Một hợp chất của nitrogen, gồm 7 chữ cái, được tạo thành từ các chữ cái thuộc ô vuông màu vàng)

- GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình liên quan đến từ khóa vừa tìm được và so sánh với các bạn trong nhóm. GV dẫn dắt vào bài mới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động để tìm từ khoá.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra các câu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án:

Từ khóa: amoniac (còn được gọi là ammonia)

- GV đánh giá câu trả lời của HS, tuyên dương HS có câu trả lời đúng và trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Ammonia là một hợp chất của hydrogen và nitrogen, có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Ammonia có những tính chất nào?” chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay - Bài 4: Ammonia và một số hợp chất ammonium

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. CẤU TẠO PHÂN TỬ AMMONIA

Hoạt động 1: Trình bày cấu tạo phân tử Ammonia

  1. Mục tiêu: qua hoạt động, HS mô tả được công thức Lewis và hình học của phân tử ammonia, từ đó nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử ammonia
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, đọc SGK quan sát hình 4.1, trả lời CH thảo luận 1.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Đặc điểm cấu tạo phân tử ammonia
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 1 SGK trang 24.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức HS hoạt động theo cặp đôi,  yêu cầu HS thảo luận trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 24

1. Quan sát hình 4.1, mô tả cấu tạo của phân tử Ammonia. Dự đoán tính tan (trong nước) và tính oxi hóa - khử của ammonia. Giải thích

 

 

 

 

 

 

- GV dẫn dắt HS nêu đặc điểm của ammonia

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 24

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 1 SGK trang 24

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết đặc điểm cấu tạo phân tử ammonia

1. CẤU TẠO PHÂN TỬ AMMONIA

* Trình bày cấu tạo phân tử Ammonia

Trả lời CH thảo luận 1

Cấu tạo phân tử của NH3 là hình chóp với nguyên tử N ở đỉnh liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử H ở đáy tam giác (3 liên kết N – H đều là liên kết cộng hóa trị có phân cực).

Theo công thức Lewis, nguyên tử Nitrogen trong phân tử NH3 còn 1 cặp electron tự do chưa liên kết hoá học nên NH3 có khả năng hoạt động hoá học mạnh

- Phân tử NH3 phân cực mạnh và tạo được liên kết hydrogen với nước do đó có thể dự đoán NH3 dễ tan trong nước (dung môi phân cực)

Kết luận: Phân tử NH3 có cấu trúc chóp tam giác, với nguyên tử nitrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là nguyên tử Hydrogen.

Dự đoán tính chất:

- tan tốt trong nước

- có khả năng hoạt động hoá học mạnh

 

  1. TÍNH CHẤT CỦA AMMONIA

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của ammonia

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tính chất vật lí của ammonia
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát hình 4.2 đọc SGK, trả lời CH thảo luận 2, 3 SGK trang 25.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Tính chất vật lí của ammonia
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 2, 3 SGK trang 25.
  1. Tổ chức hoạt động:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát video thí nghiệm (https://youtu.be/VkvsCmROk7g) và hình 4.2 trả lời CH thảo luận 2,3 SGK trang 25:

2. Quan sát hình 4.2 giải thích hiện tượng thí nghiệm từ đó cho biết tại sao không thu khí ammonia bằng phương pháp đẩy nước?

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tính tỉ khối của NH3 so với không khí. Từ kết quả đó hãy giải thích vì sao có thể thu khí NH3 bằng phương pháp để không khí (úp ngược bình)

 

 

 

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 2,3 SGK trang 25

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 2,3 SGK trang 25

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết tính chất vật lí của NH3

2. TÍNH CHẤT CỦA AMMONIA

* Tìm hiểu tính chất vật lí của ammonia

Trả lời CH thảo luận 2

Hiện tượng: nước trong chậu phun vào bình thành những tia màu hồng. Đó là do khí NH3 tan nhiều trong nước làm giảm áp suất trong bình và nước bị hút vào bình. Tia nước có màu hồng chứng tỏ dung dịch có tính base.

Giải thích: Khí ammonia tan nhiều trong nước là giảm áp suất trong bình đột ngột, nước trong chậu bị hút vào bình qua ống thuỷ tinh vuốt nhọn kết hợp với phenolphtalein và phun thành các tia nước màu màu hồng.

Do NH3 hoà tan nhiều trong nước nên không thể thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy nước

Trả lời CH thảo luận 3 SGK trang 25:

dNH3/kk =  < 1

Vậy NH3 nhẹ hơn không khí →  có thể thu được bằng phương pháp để không khí (úp ngược bình)

Kết luận:

-         Ammonia là chất khí không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí

-         Tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch Ammonia.

-         Dung dịch Ammonia đậm đặc nồng độ 25%

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của ammonia

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tính chất hóa học của ammonia
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát video thí nghiệm; thảo luận và trả lời CH thảo luận 4-6 SGK trang 25,26.
  3. Sản phẩm học tập:

Tính chất hóa học của ammonia

Câu trả lời cho CH thảo luận 4-6 SGK trang 25, 26.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS  nghiên cứu SGK, trả lời CH thảo luận  4-6 SGK trang 25, 26.

 

 

4. Từ sự kết hợp giữa NH3 và nước. nhận xét tính acid - base của NH3 trong dung dịch. Nêu cách nhận biết khí NH3 bằng quỳ tím. Giải thích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Chuẩn bị hai đầu đũa thủy tinh quần bông. Đũa nhúng vào dung dịch HCl đặc vào dung dịch và NH3 đặc, sau đó đưa lại gần nhau (Hình 4.3) Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra từ đó đề xuất phương pháp nhận biết Ammonia bằng dung dịch HCl đặc

(GV có thể tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát hoặc quan sát video: https://youtu.be/nZS6s1cMP-I)

 

 

 

 

 

6. Cho biết Ammonia thể hiện tính chất gì trong phản ứng với acid và oxygen

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 4-6 SGK trang 25, 26.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 4-6 SGK trang 25, 26.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết tính chất hoá học của ammonia

2. TÍNH CHẤT CỦA AMMONIA

* Tìm hiểu tính chất vật lí của ammonia

* Tìm hiểu tính chất hóa học của ammonia

Trả lời CH thảo luận 4 - 6 SGK trang 25,26:

4.

- Theo thuyết Bronsted - Lowry, khi tác dụng với nước, NH3 đóng vai trò là base tạo ra ion OH, làm cho dung dịch có tính base

- Có thể dùng giấy quỳ tím ẩm ( nhúng nước) để nhận biết khí NH3. Nước trong quỳ tím ẩm sẽ hoà tan NH3 thành dung dịch NH3 có tính base, làm quỳ tím chuyển xanh.

 

5.

Hiện tượng: xuất hiện “khói” trắng.

Giải thích: HCl và NH3 là những hợp chất dễ bay hơi, chúng kết hợp với nhau tạo thành những hạt nhỏ li ti của tinh thể muối Ammonium chloride, gây ra hiện tượng “khói”.

Phương pháp nhận biết ammonia: Nhúng hai đầu đũa thuỷ tinh quấn bông vào dung dịch HCl đặc (thuốc thử) và NH3 đặc (chất cần nhận biết), sau đó đưa lại gần nhau.

6.

-         Trong phản ứng với acid: Ammonia thể hiện tính base

NH3 + H+ → NH4+

-         Trong phản ứng với oxygen: Ammonia thể hiện tính khử vì số OXH của N tăng từ -3  lên 0 (khi tạo thành N2); + 2 (khi tạo thành NO)

Kết luận: NH3 chủ yếu thể hiện tính khử và tính base trong  phản ứng hoá học

 

  1. TỔNG HỢP AMMONIA

Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức hóa học cho phản ứng tổng hợp Ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phần ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber (Ha-bơ).
  2. Nội dung: HS đọc SGK, quan sát hình 4.4 và video, thảo luận và trả lời CH thảo luận 7 SGK trang 26
  3. Sản phẩm học tập:
  • Phản ứng tổng hợp Ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber và các điều kiện để tăng hiệu suất phản ứng.
  • Câu trả lời CH thảo luận 7 SGK trang 26
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4.4 và video (https://youtu.be/NWhZ77Qm5y4 - có thể bật phụ đề tiếng việt hoặc lồng tiếng)  thảo luận trả lời CH thảo luận 7 SGK trang 26

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời lời CH thảo luận 7 SGK trang 26

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi lời CH thảo luận 7 SGK

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức Phản ứng tổng hợp Ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber

3. TỔNG HỢP AMMONIA

* Vận dụng kiến thức hóa học cho phản ứng tổng hợp Ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber

Trả lời CH thảo luận 7 SGK trang 26

-         Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, để tăng hiệu suất quá trình tổng hợp NH3, cần phải hạ nhiệt độ và tăng áp suất.

-         Tuy nhiên, trên thực tế nếu thực hiện các điều kiện trên sẽ gây trở ngại cho phân ứng tổng hợp NH3 vì khi nhiệt độ quả thấp thì phản ứng xảy ra rất chậm và khi áp suất quá cao thì đời hỏi thiết bị cổng kềnh, phức tạp.

Kết luận

Phản ứng tổng hợp Ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber: N2 (g) + 3H2  (g) ⇄ 2NH3 (g)

Điều kiện:

-         Tỉ lệ mol N2 và H2 là 1 : 3

-         Nhiệt độ: 380oC - 450oC

-         Áp suất ≈ 200 bar

-         Xúc tác: Fe

 

  1. MUỐI AMMONIUM

Hoạt động 5:Tìm hiểu tính chất vật lí của muối ammonium

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. NITROGEN VÀ SULFUR

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. HYDROCACBON

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6. HỢP CHẤT CARBONYL (ALDEHYDE - KETONE) - CARBOXYLIC ACID

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. NITROGEN VÀ SULFUR

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. HYDROCARBON

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6. HỢP CHẤT CARBONYL (ALDEHYPE - KETONE) - CARBOXYLIC ACID

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay