Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Giáo án Bài 4: Quang hợp ở thực vật sách Sinh học 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.
  • Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng. Nêu được các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH)
  • Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự thích nghỉ của thực vật C, và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi
  • Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật (vai trò đối với cây, sinh vật và sinh quyển)
  • Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột), đối với cây và đối với sinh giới.
  • Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.
  • Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện đến quang hợp (ánh sáng, CO, nhiệt độ)
  • Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.
  • Thực hành, quan sát được lục lạp trong tế bảo thực vật; nhận biết, tách chiết các sắc tố (chlorophyll a, b; carotene và xanthophyll) trong lá cây.
  • Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về sự hình thành tinh bột; thải oxygen trong quá trình quang hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về quang hợp ở thực vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về quang hợp ở thực vật đã tìm hiểu được.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng các phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác; tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
    • Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp. Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.
    • Trình bày được vai trò của sản phẩm quang hợp trong tổng hợp chất hữu cơ đối với sinh giới.
    • Trình bày được vai trò của hệ sắc tố quang hợp. Nêu được các sản phẩm của pha sáng.
    • Nêu được các con đường đồng hóa carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.
    • Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến quang hợp.
    • Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.
    • Vận dụng được hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng được kiến thức về vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới để giải thích một số vấn đề thực tiến.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  • Tranh ảnh phóng to các hình 4.2, 4.4 – 4.6, 4.8, 4.9 SGK.
  • Video về cơ chế quang hợp ở thực vật: https://youtu.be/NgCmzk4Z9LA
  • Phiếu học tập số 1: Hệ sắc tố quang hợp chủ yếu ở thực vật.
  • Phiếu học tập số 2: Phân biệt thực vật C3, C4 và CAM.
  • Chuẩn bị các mẫu vật, hoá chất, dụng cụ theo hướng dẫn trong SGK.
  • SGK Sinh học 11, sách Bài tập Sinh học 11 Cánh Diều.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi: “Trong nông nghiệm, để tiết kiệm diện tích đất trồng, thời gian thu hoạch, đồng thời tăng năng suất cây trồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, người ta áp dụng mô hình trồng xen canh các loài cây khác nhau. VD: xen canh giữa ngô và các loại cây bí đỏ, rau dền.”

Hay xen canh giữa ngô với đậu tương.

“ Liệu chúng ta có thể xen canh bất kì loài cây nào với nhau? Mô hình trồng xen canh dựa trên cơ sở nào? ”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Chúng ta không thể xen canh bất kì loài cây nào với nhau, để biết được các loại cây nào phù hợp để trồng xen canh hay cơ sở của xen canh là gì , chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài Quang hợp ở thực vật.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật.

  1. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật; viết được phương trình quang hợp; trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng.
  2. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp và cho HS làm việc theo cặp đôi để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  3. Sản phẩm: Khái niệm quang hợp ở thực vật
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào kiến thức từ các lớp dưới, hãy nêu khái niệm và phương trình tổng quát của quang hợp ở thực vật.

 

 

 

 

- GV yêu câu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 1 sgk trang 25.

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi đọc nội dung sgk và hoàn thành phiếu học tập số 1:  Hệ sắc tổ quang hợp chủ yếu ở thực vật.

Các sắc tố quang hợp chủ yếu

Vùng ánh sáng tiếp thu

Vai trò của hệ sắc tố

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Khái quát về quang hợp ở thực vật.

1. Khái niệm quang hợp

- Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và H2O thànhhợp chất hữu cơ (C6H12O6).

- Phương trình tổng quát của quang hợp:

6CO2 + 12H2O  C6H12O6        

                                   + 6 O2 + 6 H2O

- Đáp án câu 1 sgk trang 29:

 Bản chất của quá trình quang hợp là chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ. Trung tâm của quá trình này chính là hệ sắc tố quang hợp nằm trên mảng thylakoid.

 

2. Hệ sắc tố quang hợp

- Đáp án phiếu học tập số 1:

Các sắc tố quang hợp chủ yếu

Vùng ánh sáng tiếp thu

Vai trò của hệ sắc tố

Diệp  lục a

Vùng màu đỏ và xanh tím.

Hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học

Diệp lục b

Vùng màu đỏ và xanh tím.

Carotenoid

Vùng màu xanh tím và xanh lục.

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật

  1. Mục tiêu:

Nêu được các sản phẩm của quá trình biển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học (ATP và NADPH);

-  Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp.

-  Chứng minh được sự thích nghỉ của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

  1. Nội dung: GV sử dụng phương pháp trực quan kết hợp hỏi- đáp để hưỡng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung về hệ sắc tố.
  2. Sản phẩm: Những ý kiến trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi của HS; bản hoàn thiện Phiếu học tập số 2.
  3. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc nội dung trong sách giáo khoa, trả lời câu hỏi: “Năng lượng ánh sáng đã được các sắc tố quang hợp hấp thụ và chuyển hoá như thế nào?"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 sgk trang 27.

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc SGK để nêu cơ chế và phương trình tổng quát của pha đồng hoá CO2.

 

 

- GV có thể sử dụng kĩ thuật Think – Pair — Share, yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận theo cặp đôi trả lời câu hỏi 3 trang 27 sgk.

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bốn đọc nội dung sgk và hoàn thành phiếu học tập số 2:  Phân biệt thực vật C3, C4 và  CAM

Bảng đính dưới hoạt động 2

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Hệ sắc tố quang hợp

- Quá trình quang hợp diễn ra theo hai pha:

+ Pha sáng (pha hấp thụ năng lượng ánh sáng)

+ Pha đồng hóa CO2 (cố định CO2)

1. Pha sáng

- Cơ chế: Hệ sắc tố quang hợp hấp thụ và chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong NADPH và ATP, đồng thời giải phóng O2

- Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 27:

+ Nguyên liệu H2O, ADP, Pi, NADP+ và NLAS;

+ Sản phẩm O2, ATP và NADPH + H+

 

2. Pha đồng hóa CO2

Cơ chế của pha đồng hoá CO2: Sử dụng sản phẩm của pha sáng (NADPH và ATP) để chuyển hoá CO, thành hợp chất hữu cơ (C6H12O6) theo phương trình tổng quát:

- Đáp án câu hỏi 3 trang 27 sgk.

Phân chia thực vật thành các nhóm C3, C4 và CAM dựa trên cơ sở pha đồng hóa CO2 diễn ra ở chất nền của lục lạp. 

+ Thực vật C3: Nhóm thực vật này cố định CO2 theo chu trình Calvin, sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chát 3 carbon nên chúng được gọi là thực vật C3.

+ Thực vật C4: Ở tế bào thịt lá, CO2 được cố định bởi hợp chất phosphoenolpyruvate và hình thành hợp chất oxaloacetate (4C) (hợp chất 4 carbon được hình thành đầu tiên nên gọi là thực vật C4. Oxaloacetate được chuyển hóa thành malate và vận chuyển sang tế bào bao bó mạch. Tại đây, malate chuyển hóa thành pyruvate đồng thời giải phóng CO2, CO2 được cố định và chuyển hóa thành hợp chát hữu cơ theo chu trình Calvin.

+ Thực vật CAM: bản chất hóa học của quá trình cố định CO2 ở thực vật CAM và thực vật C4 là giống nhau, tuy nhiên ở thực vật CAM cả 2 giai đoạn đều diễn ra trên một tế bào nhưng ở hai thời điểm khác nhau.

 

Phiếu học tập số 2:  Phân biệt thực vật C3, C4 và  CAM

Chỉ tiêu phân biệt

Thực vật C3

Thực vật C4

Thực vật CAM

Trạng thái của khí khổng vào ban ngày

 

 

 

Cố định trực tiếp CO2 từ khí quyển theo chu trình Calvin

 

 

 

Sản phầm đầu tiên hình thành khi cố định CO2 từ khí quyển

 

 

 

Tế bào và thời điểm hấp thụ CO2 từ khí quyển

 

 

 

Tế bào và điểm diễn ra chu trình Calvin

 

 

 

Ví dụ

 

 

 

 

Đáp án phiếu học tập số 2:  Phân biệt thực vật C3, C4 và  CAM

Chỉ tiêu phân biệt

Thực vật C3

Thực vật C4

Thực vật CAM

Trạng thái của khí khổng vào ban ngày

Mở

Đóng một phần

Đóng

Cố định trực tiếp CO2 từ khí quyển theo chu trình Calvin

Không

Không

Sản phầm đầu tiên hình thành khi cố định CO2 từ khí quyển

3C

4C

4C

Tế bào và thời điểm hấp thụ CO2 từ khí quyển

Thịt lá, ban ngày

Thịt lá, ban ngày

Thịt lá, ban đêm

Tế bào và điểm diễn ra chu trình Calvin

Thịt lá, ban ngày

Bao bó mạch, ban ngày

Thịt lá, ban ngày

Ví dụ

Lúa, khoai tây, đậu,…

Mía, ngô, kê,…

Xương rồng, dứa, thanh long,...

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của quang hợp ở thực vật.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: SINH SẢN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. DINH DƯỠNG KHOÁNG - TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chat hỗ trợ
Chat ngay