Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Giáo án Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Sinh học 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../…

CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

BÀI 15. KHÁI QUÁT VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (tăng khối lượng và kích thước tế bào, tăng số lượng tế bào, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái, chức năng sinh lí, điều hòa).
  • Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
  • Nêu được khái niệm vòng đời và tuổi thọ của sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Trình bày được một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn.
  • Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về tập tính ở động vật đã tìm hiểu được.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng các phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác; tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng xử lí các tình huống, mâu thuẫn kiến thức phát sinh trong quá trình thảo luận, báo cáo và tranh luận giữa các nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
    • Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
    • Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
    • Nêu được khái niệm vòng đời và tuổi thọ của sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
    • Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (tăng khối lượng và kích thước tế bào, tăng số lượng tế bào, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái, chức năng sinh lí, điều hòa).
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
    • Trình bày được một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn.
    • Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

     III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-   GV đưa ra câu hỏi: “Những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sinh trưởng, phát triển ở sinh vật?

Biểu hiện

Sinh trưởng

Phát triển

Hạt nảy mầm

?

?

Cây cao lên

?

?

Gà trống bắt đầu biết gáy

?

?

Cây ra hoa

?

?

Diện tích phiến lá tăng lên

?

?

Lợn con tăng cân từ 2kg lên 4kg

?

?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

Biểu hiện

Sinh trưởng

Phát triển

Hạt nảy mầm

 

+

Cây cao lên

+

 

Gà trống bắt đầu biết gáy

 

+

Cây ra hoa

 

+

Diện tích phiến lá tăng lên

+

 

Lợn con tăng cân từ 2kg lên 4kg

+

 

 

➢ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Thế nào là sinh trưởng? Thế nào là phát triển? Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 15. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh trưởng và phát triển

  1. a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK, quan sát hình 15.1 trả lời các câu hỏi liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  3. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở THCS, nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Để làm rõ khái niệm sinh trưởng và phát triển, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 tr.101 - SGK: Quan sát hình 15.1, cho biết sự sinh trưởng và phát triển ở cây lạc (đậu phộng) diễn ra như thế nào?

- GV phân tích: Tất cả 7 giai đoạn trên của cây lạc đều là phát triển, trong đó bao gồm có sự sinh trưởng.

- GV mở rộng kiến thức liên hệ kiến thức thực tế, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu bằng chứng về sự sinh trưởng ở cơ thể em. Những dấu hiệu nào cho biết em đang phát triển? So sánh những dấu hiệu này với những người khác lớp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 15.1 trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS giơ tay trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.

Ví dụ: sự tăng chiều dài của rễ…

- Phát triển là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong quá trình sống của sinh vật.

Ví dụ: từ mô phân sinh đỉnh phân hóa thành hoa…

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 tr.101 - SGK:

(1) Hạt → (2) Hạt nảy mầm (ra rễ mầm) → (3) Cây mầm (2 lá mầm) → (4) Cây non → (5) Cây trưởng thành → (6) Cây ra hoa → (7) Cây tạo quả (củ lạc).

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Dấu hiệu sự sinh trưởng: chiều cao, cân nặng tăng lên…

+ Dấu hiệu sự phát triển:

Nam: yết hầu, vỡ giọng…

Nữ: kinh nguyệt…

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển

  1. a) Mục tiêu: Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK, quan sát các ví dụ, kết hợp với các kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi liên quan đến các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  3. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi về các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi:

1. (Câu hỏi 2 tr.102) Nêu các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển. Cho ví dụ minh họa ở thực vật.

2. Nêu điểm khác nhau chính giữa sinh trưởng ở thực vật và động vật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, kết hợp với kiến thức đã học, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS giơ tay trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

II. Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển

1. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng

- Tăng khối lượng, kích thước, số lượng tế bào → tăng khối lượng, kích thước cơ thể.

- Ví dụ

+ Động vật: Cá chép

Năm thứ nhất: dài 17,3 cm, nặng 0,3 - 0,5 kg/con.

Năm thứ hai: dài 20,6 cm, nặng 0,7 - 1kg/con.

Năm thứ ba: dài 30,2 cm, nặng 1 - 1,5kg/con.

+ Thực vật: Cây bạch đàn

Năm thứ nhất: cao khoảng 5 - 5,5m, đường kính thân 5,2 - 5,5cm.

Năm thứ ba: cao khoảng 14m, đường kính thân > 10cm.

Năm thứ năm: cao > 21m đường kính thân > 15cm.

2. Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển

- Là sự phân hóa tế bào, phát sinh hình thái và thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.

- Ví dụ:

+ Động vật có vú: trong giai đoạn bào thai, xương đầu phát triển nhanh, sau đó xương lưng phát triển nhanh.

+ Thực vật: mô phân sinh phân hóa thành hoa, rồi thành quả.

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi phân biệt:

+ Sinh trưởng ở thực vật diễn ra trong suốt vòng đời: từ khi sinh ra đến khi chết.

+ Sinh trưởng ở động vật chỉ diễn ra trong một số giai đoạn nhất định, khi đạt đến kích thước tối đa thì động vật ngừng sinh trưởng.

+ Ví dụ: trong chăn nuôi, người ta chỉ nuôi đến giai đoạn vật nuôi đạt kích thước lớn nhất là xuất chuồng.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

  1. a) Mục tiêu: Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK, quan sát các ví dụ, kết hợp với các kiến thức đã học, thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
  3. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: SINH SẢN Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. DINH DƯỠNG KHOÁNG - TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ BỆNH DỊCH Ở NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG, CHỐNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chat hỗ trợ
Chat ngay