Giáo án toán 3 cánh diều tiết: Góc vuông. Góc không vuông (2 tiết)

Giáo án tiết: Góc vuông. Góc không vuông (2 tiết) sách toán 3 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của toán 3 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án toán 3 cánh diều tiết: Góc vuông. Góc không vuông (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

GÓC VUÔNG. GÓC KHÔNG VUÔNG (2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS cần đạt:

- Có được biểu tượng về góc. Nhận biết được góc vuông, góc không vuông. Đọc tên góc (đọc tên các thành tố của góc như: đỉnh, cạnh). Biết được các ê ke và dùng ê ke để kiểm tra góc vuông. Bước đầu biết dùng ê ke để vẽ được góc vuông ( vẽ trên giấy kẻ ô li hoặc vẽ buông trên giấy trắng).

- Liên hệ với thực tiễn cuộc sống có liên quan đến góc, góc vuông, góc không vuông.

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận theo nhiệm vụ của bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vào tình huống thực tiễn, tìm tòi và phát hiện nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực tự học: Khám phá những tài liệu, sách, vở liên quan đến bài học.

- Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
  • Phát triển năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
  1. Phẩm chất : Trách nhiệm, chăm chỉ
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  4. Thiết bị dạy học:

-  Đối  với giáo viên : Giáo án, sgk, ê ke và hình ảnh liên quan đến bài học

-  Đối với học sinh : sgk, dụng cụ học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước bài học.

b. Cách thức thực hiện

- HS ổn định trật tư, GV cho HS nghe một đoạn nhạc thể dục.

- HS thực hiện các hoạt động vận động liên quan đến gập tay, chân,…(tạo hình xuất hiện các góc).

- HS quan sát tranh và nói cho bạn nghe tranh vẽ gì. Chẳng hạn: Mình quan sát thấy hai bạn nhỏ được chơi xếp hình với các que tính, trên mặt bàn còn có cây kéo, cái ê ke, phía sau có cái đồng hồ treo tường. Từ đó, GV dẫn dắt vào bài học.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: HS làm quen với góc; nhận dạng góc vuông, góc không vuông; làm quen với cái ê ke; đọc tên góc.

b. Cách thức thực hiện

1. Làm quen với góc:

- HS quan sát hình ảnh cây kéo, hai kim đồng hồ, cái ê ke tạo thành góc.

- GV chiếu hoặc vẽ mô phỏng hình ảnh của góc tạo bởi những hình ảnh HS vừa quan sát.

- GV giới thiệu: Đây là các góc.

- HS thực hiện theo cặp, chỉ và nói cho bạn nghe: Đây là góc.

- GV gọi 1 số cặp HS lên chỉ và nói: Đây là góc.

2. Nhận dạng góc vuông, góc không vuông.

- GV giới thiệu góc vuông, góc không vuông.

- HS chỉ và nói theo cặp: Góc vuông, góc không vuông.

- GV đưa ra một số hình ảnh khác về góc vuông, góc không vuông. HS nhận dạng, chỉ và nói.

3. Làm quen với cái ê ke:

- HS quan sát cái ê ke, lấy trong bộ đồ dùng ra cái ê ke của mình. HS nhận thấy, ê ke có dạng hình tam giác, có 3 góc, trong đó có 1 góc là góc vuông và 2 góc còn lại là góc không vuông.

- GV khẳng định cái ê ke có 1 góc là góc vuông nên người ta dùng ê ke để kiểm tra một số góc nào đó có phải là góc vuông hay không vuông. Trong thực hành, ta làm như sau (GV sử dụng tấm bìa có góc vuông và góc không vuông được vẽ sẵn, GV vừa giải thích vừa hướng dẫn):

+ Đặt ê ke theo cạnh của góc cho tới khi đỉnh góc vuông của ê ke trùng với đỉnh của góc, chú ý giữ cho cạnh của ê ke vẫn trùng với cạnh của góc.

+ Trượt ê ke theo cạnh của góc cho tới khi đỉnh góc vuông của ê ke trùng với đỉnh của góc, chú ý giữ cho cạnh của ê ke vẫn trùng với cạnh của góc.

+ Quan sát xem cạnh còn lại của góc, ta thấy trùng với cạnh góc vuông còn lại của ê ke. Vậy đây là góc vuông.

- GV có thể thực hiện lại một lần nữa, sau đó yêu cầu một vài HS lên bảng thực hành lại cho cả lớp cùng quan sát.

- Hai HS khác lên bảng thực hành dùng ê ke để kiểm tra đối với góc không vuông, nêu cách làm và kết quả.

- GV lưu ý cho HS nhắc lại được: Muốn kiểm tra một góc nào đó có là góc vuông hay khồn thì ta dùng ê ke.

4. Đọc tên góc:

- Gv giới thiệu đỉnh và các cạnh của góc.

- HS thực hiện theo cặp chỉ và nói cho bạn nghe đỉnh và các cạnh của những góc khác nhau.

- GV đặt tên các điểm ở đỉnh và cạnh của góc rồi giới thiệu với HS cách đọc tên góc:

+ Điểm O là đỉnh của góc.

+ Hai cạnh của góc là: cạnh OA, cạnh OB.

+ Đọc tên góc theo đỉnh và cạnh của góc.

Ta có: Góc đỉnh O; cạnh OA, OB.

- HS nhắc lại cách đọc tên góc.

- HS thực hiện theo cặp, tự đặt tên cho các góc và đọc tên góc theo yêu cầu.

Tóm tắt: Có thể diễn tả quy trình dạy học trên dưới dạng sơ đồ sau:

Hoạt động trên đồ vật thật => Biểu tượng về góc (mô hình hóa) => Góc vuông, góc không vuông (nhận dạng góc) => Đọc tên góc.

Cái ê ke: + Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông.

               + Dùng ê ke để vẽ góc vuông (trên giấy kẻ ô vuông hoặc vẽ buông).

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tích cực tham gia.

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp nhận kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Toán 3 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 3 sách kết nối tri thức (bản powerpoint)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TOÁN 3 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

Giáo án toán 3 cánh diều bài 1: ôn tập các số trong phạm vi 1000 (1 tiết)
Giáo án toán 3 cánh diều tiết: Em vui học toán trang 65

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. NHÂN, CHIA CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1 000

Giáo án toán 3 cánh diều tiết: Ôn tập chung trang 121

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000

Giáo án toán 3 cánh diều bài: Em vui học toán

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA TRONG PHẠM VI 100 000

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TOÁN 3 CÁNH DIỀU

Giáo án điện tử toán 3 cánh diều bài: Em vui học toán

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. NHÂN, CHIA CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1 000

Giáo án điện tử toán 3 cánh diều bài: Ôn tập chung

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000

Giáo án điện tử toán 3 cánh diều bài: Em vui học toán trang 49

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA TRONG PHẠM VI 100 000

Chat hỗ trợ
Chat ngay